Ngư dân Cà Mau vào mùa lưới đáy
Những ngày qua, ngư dân ở vùng biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển ( Cà Mau) đang tất bật chuẩn bị ngư cụ để ra khơi đánh bắt tôm cá.
Ngày 31.8, ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển thông tin, khoảng 10 ngày qua tại địa phương đã bước vào vụ mùa lưới đáy (loại ngư cụ được người dân sử dụng để giăng bắt tôm cá ven bờ – PV), nhiều ngư dân có thu nhập mỗi ngày hơn 1 triệu đồng nên rất phấn khởi.
Sản phẩm đánh bắt đang được người dân phân loại
Theo ghi nhận của PV Một Thế Giới, cứ vào khoảng 20 giờ tối, tại các dãy nhà ven sông Rạch Gốc – nơi các ngư dân làm nghề đóng đáy lại sáng đèn. Nhiều phụ nữ tập trung để phân loại tôm cá, không khí làm việc nhộn nhịp, tiếng cười nói rôm rả cả vùng. Bình quân cứ khoảng 3 – 4 giờ phân loại tôm cá, mỗi lao động ở địa phương sẽ có thu nhập từ hơn 150.000 đồng. Các loại thủy sản mắc (dính) đáy chủ yếu là tôm sắt (tôm biển), mực nang, cá khoai… Các loại này hiện có giá bán tương đối ổn định.
Mực nang sau khi được phân loại
Video đang HOT
Chị Yến, ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ: “Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, tôi đi phân loại tôm cá để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Bình quân mỗi bữa tối tôi kiếm khoảng hơn 140.000 đồng. Ngoài ra tôi còn được chủ cho tôm cá về làm thức ăn. Từ nay đến cuối năm là bước vào mùa lưới đáy, chính vụ thì khoảng tháng 11 – 12 dương lịch”.
Hiện nay, tuy chưa vào chính vụ nhưng bình quân mỗi ngày người làm nghề lưới đáy ở cửa biển Rạch Gốc có thu nhập hàng triệu đồng. Những lao động đi theo làm công cho chủ đáy cũng được hưởng lợi theo.
Tôm sắt (tôm biển) sau khi được phân loại sẽ được bán cho các vựa thu mua
Anh Nam, một lao động theo nghề thả lưới đáy thuê ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: “Chủ ghe tôi có 50 lưới đáy với 11 lao động. Mỗi người phụ việc thả và thu lưới đáy được trả công 2 miệng lưới, còn lại 28 lưới của chủ đáy. Mọi chi phí cho chuyến đi do chủ đáy chịu hết. Những ngày qua đang vào mùa vụ nên tôi cũng có khoản thu nhập nhất định. Mỗi ngày tôi có thu nhập từ hơn 1 triệu đồng từ việc bán hải sản từ 2 miệng đáy”.
Nhiều người có thu nhập từ việc lựa đáy thuê
Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc nói: “Trong mùa đóng đáy, ngư dân có thu nhập tiền triệu mỗi ngày là bình thường. Cùng với đó, những phụ nữ ở địa phương cũng có thêm nguồn thu nhập từ việc lựa đáy. Vào chính vụ, có thời điểm các chủ phương tiện có thu nhập từ chục triệu mỗi ngày. Chủ đáy mà trúng mùa thì lao động đi theo cũng được hưởng lợi vì họ được chia phần rất cao”.
Vào vụ đáy, các phương tiện chuẩn bị ngư cụ, nhu yếu phẩm rồi xuất bến từ sớm tinh mơ để ra biển tìm vị trí thuận thả lưới đánh bắt. Đến tối mịt họ mới thu lưới vào bờ, sau đó phân loại hải sản để bán cho các vựa thu mua. Nghề đóng đáy dẫu cơ cực, vất vả nhưng mỗi khi trúng mùa thì ngư dân rất phấn khởi, hăng hái chuẩn bị cho những chuyến tiếp theo – đó là niềm vui, động lực để ngư dân vươn khơi, bám biển.
Nhiều địa danh hấp dẫn ở Cà Mau hứa hẹn thu hút du khách dịp Quốc khánh 2/9
Cà Mau sở hữu nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn và hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
Du khách tham gia tour xuyên rừng Đất Mũi Cà Mau. Ảnh tư liệu: Hồng Đạt/TTXVN
Tiêu biểu là Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, địa danh du lịch nổi tiếng thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây được tham quan danh lam, thắng cảnh đẹp có một không hai ở Việt Nam. Đặc biệt là ngắm mũi đất thiêng liêng của Tổ quốc, ngắm cảnh mặt trời mọc và lặn trên biển, tham quan Khu Dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar của thế giới. Tại khu du lịch này, tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình du lịch ấn tượng, "độc đáo" như: Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, Đền thờ Lạc Long Quân, tượng Mẹ Âu Cơ, biểu tượng con cua, biểu tượng Mũi Cà Mau...
Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh năm nay (từ ngày 1- 4/9), dự kiến lượng khách du lịch đến Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau sẽ tăng mạnh. Do vậy, Ban Quản lý Khu du lịch đã chủ động chỉnh trang khuôn viên, trồng thêm nhiều cây xanh, hoa cảnh làm đẹp thêm các tuyến đường vào khu du lịch để tạo điểm nhấn; đồng thời tiến hành rà soát, bố trí nhân lực, phương tiện ca nô phục vụ du khách đi tham quan các tuyến xuyên rừng. Khu du lịch vẫn giữ nguyên mức giá vé cũ, với nhiều ưu đãi hấp dẫn như miễn phí vé vào cổng đối với người già, khuyết tật, học sinh cấp 2 trở xuống; đối với sinh viên được ưu đãi giảm 50% giá vé. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu du lịch đã chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các điều kiện để khách tham quan, lưu trú, ăn uống trải nghiệm được thoải mái, an toàn, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, "chặt chém"du khách.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nằm trên địa phận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam. Ảnh: An Hiếu/TTXVN
Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch đã xây dựng được sản phẩm du lịch trải nghiệm mới độc đáo, mới lạ để phục vụ du khách như: câu cua, soi ba khía, bắt nghêu, ốc len, câu cua, giăng lưới bắt cá... Các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong tư thế sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức các tour, tuyến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế địa phương, tạo ấn tượng đẹp thu hút đông đảo du khách đến với Cà Mau.
Hòn Đá Bạc là một thắng cảnh đẹp ở xã Bình Khánh Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, là điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng của hàng trăm ngàn lượt khách mỗi năm. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Để Cà Mau thực sự trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong dịp Quốc khánh 2/9, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch yêu cầu các khu, điểm tham quan du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tăng cường kiểm soát, duy trì, đảm bảo chất lượng dịch vụ của đơn vị mình; bố trí đủ lực lượng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ để xử lý các tình huống phát sinh và hỗ trợ khách du lịch khi có nhu cầu.
Cùng đó là đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn; tuân thủ nghiêm các quy định về đăng ký, niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết. Việc tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch trên tinh thần đảm bảo an toàn, hiệu quả gắn với việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không chủ quan lơ là, mất cảnh giác với các nguy cơ dịch bệnh.
Cuộc trải nghiệm 'kỳ thú' dưới tán rừng ngập mặn vùng Đất Mũi Dùng xuồng nhỏ hoặc canô tham quan sinh cảnh dưới tán rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là trải nghiệm thú vị đối với nhiều du khách. Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng khu rừng ngập mặn (chủ yếu là cây đước, cây mắm) lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 34.800 ha. Khu vực rừng...