Ngọt thơm, thanh thoát chè bông cau của mẹ
Món chè được nấu cúng dâng đất trời, nhẹ nhàng mà thanh thoát.
Mỗi lần ba mạ cúng ngoài trời vào ngày rằm hay ba mươi mùng một, nếu trời quang mây tạnh, ba kê cho mạ cái bàn nhỏ bên cạnh cây cau trong sân.
Cây cau của ba là giống cau lùn, hầu như khi nào cũng có cả hoa và trái trên cây, cứ đến tối là tỏa hương thơm ma mị mà ngọt lịm, và những lúc như thế sẽ quyện thêm với mùi khói hương trên bàn cúng.
Đó là cái bàn gỗ đã cũ có mặt bàn nhỏ, vừa đủ để bát hương, cây đèn dầu, hai tách nước lọc, bình hoa tươi, và đĩa trái cây nhỏ, có khi thêm bốn chén chè bông cau được múc trong mấy cái chén ngọc nhỏ xíu trong suốt.
Mạ nấu chè bông cau cúng ngoài trời vô cùng đơn giản, nhanh gọn mà thanh thoát. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ, mạ hấp chín khô tơi. Kế đến mạ nấu nước đường phèn ngọt thanh thanh rồi thả nhẹ đậu xanh vô, cho sôi riu riu lại là xong.
Mạ luôn dặn con gái rằng nấu nhanh thì nhanh nhưng phải nhớ để đậu sôi riu riu trong nước đường một lúc để thấm đậu và lửa phải thật nhỏ để không làm sôi nát hột đậu.
Đôi khi chè bông cau của mạ có đánh vô chút bột năng hay bột sắn dây để làm đặc, khi chè nấu xong, những hạt đậu màu vàng nhạt lơ lửng tỏa lên một hương thơm dịu dễ chịu, nhưng khi cúng thường mạ nấu chè nước vì muốn chè cúng càng thanh tao càng tốt.
Chiếc bàn cúng ngoài trời bên cạnh cây cau cứ thoang thoảng mùi khói hương trầm, mùi hoa cau, mùi chè mới nấu, có mạ đứng bên cạnh khấn vái cầu xin cho trời yên bể lặng, cửa nhà trong ấm ngoài yên, gia đình ai cũng bình an vô sự.
Ba thì thỉnh thoảng đi ra đi vô coi bàn cúng, chờ hết nhang rồi lạy tạ. Mấy chén chè bông cau thường sẽ được “cấp” ngay sau đó. Húp miếng nước ngọt thanh vô miệng, thấy luôn cả những tàn hương bay vương vô chén chè, ai cũng có một cảm giác thật đặc biệt khi ăn chén chè mạ vừa khấn vái trời đất xong.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Bún mọc luyến lưu người Sài thành hơn 40 năm phong vị đất Bắc
'Bún mọc' hay 'bún mộc' không quan trọng, quan trọng là... hương vị món ăn!
Tô bún mọc suốt 40 năm qua gây thương nhớ với người Sài Gòn
Quán bún mọc Thanh Mai nằm ngay góc đường Trương Định giao với Nguyễn An Ninh (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) vốn đã rất nổi tiếng với nhiều thế hệ người Sài Gòn suốt hơn 40 năm qua.
Anh Đào Vũ Duy Hoàng (37 tuổi, chủ quán đời thứ hai) cho biết: "Quán của gia đình tôi mở bán từ thời 1976 - 1977, lúc đó cha mẹ tôi ngoài Bắc di cư vào Nam lập nghiệp. Thời đó thì không biết làm công việc gì để kiếm ra tiền, mẹ tôi có tay nghề nấu ăn rất ngon nên quyết định nấu món bún mọc bán tới giờ luôn".
Theo những chia sẻ từ anh Hoàng, phần nước dùng của bún mọc sẽ được nấu từ xương ống bò và sườn non heo.
"Để nước dùng vẫn giữ được độ trong mà vị đậm đà, ngọt thơm mùi xương thì trong quá trình hầm, tôi phải liên tục vớt lớp bọt nổi bên trên mặt nồi nước ra", anh nói thêm.
Cả một "bầu trời ẩm thực" Hà Nội nằm gọn trong tô bún mọc
Về các loại chả ăn kèm trong tô bún, chủ quán tiết lộ: "Toàn bộ mọc nấu bún được chế biến từ giò sống, làm sạch và xay nhuyễn, sau đó cho thêm nấm mèo băm nhỏ và các loại gia vị theo công thức của cha mẹ tôi truyền lại". Khi chuẩn bị xong các bước vừa kể trên, mọc nấu bún sẽ mềm, dai và mịn như loại chả quết được làm từ cá, tôm thông thường.
Song, thay vì quết thành từng viên không theo hình dạng cố định như những quán khác thì với bún mọc Thanh Mai, chả mọc sẽ được chủ quán cẩn thận vo thành viên tròn có kích cỡ gần bằng quả bóng bàn.
Nước dùng được hầm từ xương ống và sườn non
Ông chủ 8X chia sẻ thêm: "Từ công thức làm chả mọc như vậy, nhưng với những loại chả khác thì sẽ có các nguyên liệu và gia vị khác nhau. Giò sống xay nhuyễn, không thêm nấm mèo và được quết kỹ thành từng cuộn hình trụ, sau khi đem hấp chín thì thành chả lụa. Muốn làm chả quế thì trong lúc nêm nếm sẽ thêm thành phần là một ít quế nướng. Giò sống vo viên, chiên lên thì thành chả chiên. Cuối cùng là chả lá, nêm thêm chút tiêu tỏi rồi gói lá chuối hấp cách thủy là được". Anh Hoàng cũng không quên nhấn mạnh "tất cả đều theo công thức gia truyền với nguyên tắc giữ trọn vị món ăn gốc Hà Nội".
Một tô bún mọc đầy đủ ở đây được phân thành hai kích cỡ lớn và nhỏ, cũng theo đó mà có hai mức giá cố định là 55.000 đồng/tô nhỏ, 60.000 đồng/tô lớn.
Tất cả các loại chả ăn kèm bún mọc đều do chủ quán tự làm
Chả được làm dựa theo công thức gia truyền do cha mẹ để lại
Một thực khách tên Châu Anh nhận xét: "Riêng mình thì cảm thấy bún mọc ở đây vừa miệng và rất hợp khẩu vị. Nước lèo trong, ngọt thanh, đặc biệt là các loại chả ăn kèm rất đa dạng. Ngoài chả ra thì trong mỗi tô bún còn có thêm một miếng sườn hoặc xương khá to. Giá cả ở đây cũng không phải là quá đắt so với chất lượng món ăn, và cả vị trí ngay trung tâm thành phố".
Một vài, trong số nhiều những ý kiến khác nhau mà tôi thấy có vẻ hợp lý khi nghe người ta giải thích: "Bún mọc mới đúng, vì món ăn này xuất phát từ vùng Nhân Mục, nơi đây ngày xưa có nhiều làng Mọc, rừng cây bao quanh nên còn có tên là Kẻ Mọc. Khu vực này bây giờ là quận Thanh Xuân, Hà Nội".
Hay như một ý kiến khác cũng khá thuyết phục: "Bún mộc ý là nói đến món bún nước, được ăn kèm với những viên chả mộc được làm từ giò sống vo thành cục tròn"...
Giá bún từ 55.000 - 60.000 đồng/tô, tùy thực khách lựa chọn lớn hay nhỏ
Quán mở bán từ 5 giờ sáng đến tầm 15 giờ chiều là nghỉ
Nói tóm lại, để có thể đưa ra được cái tên gọi duy nhất đúng cho món bún này, thôi thì cứ để... thời gian trả lời vậy. Chuyện quan trọng nhất lúc này là hương vị của món bún có ngon hay không, có đậm đà và đủ để níu chân thực khách suốt hàng chục năm qua hay không?
Theo Thanhnien
Buồn buồn thì nướng cá chuồn Bạn hay lý sự rằng đời là phức tạp nhưng ẩm thực phức tạp bội phần. Bạn chứng minh, không phức tạp sao đĩa cá chuồn khô nhanh vơi, còn nồi lẩu cá bớp sang như trời thì cứ kêu con bé phụ bàn hâm đi hâm lại. Cá chuồn nướng Bạn là người Sài Gòn chưa lâu năm, gốc Quảng Ngãi, tiếp...