Ngọt thơm mùi vị “nhân sâm trên trời” của đất võ Bình Định
Ở vùng đất võ Bình Định, hương thơm quyến rũ của món chim mía đã níu chân biết bao du khách. Dân gian cho rằng chim mía giàu dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon nên được gọi là “nhân sâm trên trời”.
Đến với thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, du khách sẽ thấy những cánh đồng mía bạt ngàn thẳng cánh cò bay. Cứ khi đến vụ thu hoạch, nơi này lại xuất hiện vô số đàn chim – loài chim nhỏ như chim sẻ mà dân gian vẫn thường gọi là chim mía.
Đồng mía ngút ngàn xanh, là chỗ cho chim mía sinh sôi, nảy nở. (Ảnh: hiquynhon)
Chim mía là tên gọi chung cho tất cả những loài chim cư trú trong đám mía. Thi thoảng, cũng có nhiều loại chim khác như quốc, giồng giộc, cúm núm và những giống chim lớn hơn kéo đến làm tổ hoặc chọn nơi “tạm trú” trên các cánh đồng mía. Nhưng ít ai biết rằng, giống chim mía đích thực chỉ nhỏ như chim sẻ nhưng có chân và mỏ dài hơn. Loài này sống theo bầy đông đúc lên cả hàng trăm, hàng ngàn con.
Nếu có dịp về các chợ quê miền Trung, nhất là ở Quảng Ngãi hay Bình Định, bạn sẽ thấy người ta bán từng xâu chim mía mới làm lông còn tươi nguyên. Lúc này, đừng thờ ơ hay đắn đo mà hãy mua ngay bởi món quà bình dị ấy rất rẻ mà lại mang đậm hương vị quê hương đất võ. Dân gian cho rằng chim mía giàu dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon nên được gọi là “nhân sâm trên trời”.
Chim mía khá nhỏ bé nhưng thịt chắc và ngọt. (Ảnh: diadiemdulich)
Muốn đánh bắt chim mía, người ta dùng cái trủ như tấm lưới căng suốt bờ ruộng, đặt cao hơn ngọn mía. Sau đó, người dân chỉ cần cầm sào dài đập vào lá mía, rung đuổi chim và cứ thế lần lượt chúng chuyền dần vào trủ.
Video đang HOT
Những chú chim mía béo tròn sau khi vặt lông, hơ qua lửa cho cháy hết lông tơ sẽ chỉ còn lại như một miếng thịt nạc. Sau đó, người ta rửa sạch, mổ moi ruột rồi ướp gia vị tùy theo cách chế biến mỗi món ăn. Món ngon nhất từ chim mía là chim nướng và rô-ti.
Muốn làm món nướng, người ta ướp thịt chim với các loại gia vị gồm: muối hạt giã nhỏ với ớt, hành, hạt tiêu, thêm ít bột ngọt và ngũ vị hương. Tiếp đến, dùng một cái xiên để nướng chim trên bếp than hồng. Chim mía nướng vừa nhanh, vừa rất đơn giản mà lại ngon miệng.
Khi nướng, chỉ cần lưu ý nhanh tay lật trở để chim chín đều và không bị cháy. Khi những chú chim mía chuyển sang màu vàng ruộm, mỡ chảy xèo xèo trên bếp và dậy mùi thơm là món ăn đã hoàn thành. Chim mía nướng nóng giòn chấm với muối tiêu chanh thì mới thực sự đúng vị.
Những con chim mía béo tròn được tẩm ướp nướng trên bếp thì mùi thơm lan ra cả vùng. (Ảnh: monngonbonphuong)
Với món rô-ti, đầu bếp thì chỉ cần thả chim vào chảo dầu vừa sôi, mươi phút sau là chim đã chín vàng, xương thịt giòn tan. Những chú chim xếp ra đĩa, rắc lên trên ít hạt mè rang hay lá chanh cho đẹp mắt là có thể thưởng thức. Chim mía hấp dẫn từ màu vàng ươm đến hương vị giòn, dai, ngọt đậm đà.
Dù chế biến chim mía theo công thức nào thì khi thưởng thức, nhất định phải có bình rượu Bàu Đá chính hiệu Bình Định kế bên. Mùi chim mía thơm ngọt, đậm đà quyện với chút cay cay của rượu như tăng thêm mùi vị món ăn.
Thêm vào đó, nếu được ngồi trong một túp lều lợp bằng lá mía bên cạnh một cánh đồng mía đang ươm mật, thực khách có thể vừa thưởng thức thịt chim, vừa tận hưởng cơn gió cuối thu dìu dịu thổi tan đi cái nắng gay gắt của một mùa hè đã qua. Lúc này, thực sự không còn niềm vui thú nào sánh bằng.
Món ngon từ chim mía đã trở thành đặc sản của vùng đất yên bình này (Ảnh: monngonbonphuong)
Nhiều người dễ lầm chim mía với một loài khác là chim áo giá (áo đà). Đây là loại chim đầu to, mỏ dài, thịt nhạt không ngon. Những người sành ăn cho rằng, chim mía “chuẩn” là loại chim có đầu nhỏ, mỏ ngắn, thịt chắc mà ngọt. Bên cạnh đó, cắn vào đâu của chim mía cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa thu, chắc chắn sẽ khiến thực khách muốn nhâm nhi mãi không ngừng.
Món đặc sản này nổi tiếng đến mức du khách gần xa khi đến đây đã để lại câu nói:
Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong
Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao.
Đồng mía Tây Sơn – Phú Phong giờ vẫn ngát xanh, là chỗ cho chim mía ngày càng sinh sôi nảy nở, đủ sức đãi mời du khách gần xa.
Theo Dân tri
Giữ nghề làm bánh gia truyền
Cơ sở sản xuất bánh trung thu, bánh pía và bánh in Thuận Huê tại ấp Phú Xương, thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) thuộc một gia đình người Hoa định cư lâu năm.
Gọi là cơ sở nhưng thực ra đây là một xưởng bánh nhỏ với quy mô gia đình, tất cả các thành viên đều biết làm bánh. Lưu truyền đến nay qua 3 thế hệ, các loại bánh làm ra vẫn được giữ gần như nguyên vẹn theo công thức truyền thống. Không đặt nặng vấn đề cạnh tranh trên thị trường, niềm vui chính là giữ lại nghề do ông cha truyền dạy.
Xưởng làm bánh Thuận Huê chỉ bắt đầu nhộn nhịp vào một mùa duy nhất trong năm, đó là từ dịp rằm tháng 7 đến Tết Trung thu. Cẩn trọng, chăm chút trong từng khâu chế biến để cho ra thành phẩm là những chiếc bánh nướng mang hương vị cổ truyền không thể trộn lẫn. Chị Trương Thanh Bích Phượng (một trong những thợ chính làm bánh) chia sẻ: "Nghề này có từ đời ông nội, sau thời gian sống ở Tân Châu, gia đình dời hẳn về đây, giữ gìn qua 3 đời khoảng 80 năm. Ngày trước, việc làm bánh toàn bộ là thủ công, nay có thêm phần trợ giúp của máy móc. Các loại bánh trung thu, bánh pía của người Hoa về cơ bản không khác biệt nhiều so với bánh phổ biến trên thị trường, thậm chí rất hạn chế về mẫu mã, sáng tạo trong thành phần, nhân bánh, cốt lõi là giữ lại hương vị truyền thống từ xưa. Chúng tôi quý trọng nghề này nên không đặt nặng vấn đề lời lỗ mà chỉ sản xuất số lượng vừa đủ duy trì trong năm". Chị Phượng là con thứ 6 trong gia đình, công việc chính hàng ngày là làm kế toán, 4 anh, chị, em còn lại cũng vậy, làm các nghề khác nhau vẫn không từ bỏ việc quen thuộc bấy lâu nay. Từ nhỏ, chị Phượng đã biết phụ làm các công đoạn làm bánh, rồi thuần thục lúc nào không hay. Anh trai lớn là ông Trương Thanh Thảo, năm nay đã 51 tuổi nhưng rất tâm huyết và mở 1 xưởng sản xuất bánh tại nhà riêng.
Sản phẩm bánh pía và bánh trung thu của cơ sở Thuận Huê
Nguyên liệu thông dụng làm bánh pía là đậu xanh, sầu riêng, trứng. Còn bánh trung thu là mứt, thịt, hột vịt muối, lạp xưởng, xá xíu... Trong đó một số thành phần được làm thủ công từ đầu đến cuối, không mua sẵn ở ngoài. Công thức thì hầu như cơ sở nào cũng tương tự nhau, khác biệt ở cách pha trộn tỷ lệ của người thợ để tạo hương vị riêng biệt, khi cắt bánh ra rất thơm, miếng bánh gọn đẹp không bị rơi vụn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nối nghề, trong quá trình làm mỗi người có cách cảm nhận khác nhau để tự biết mức độ nào là đủ. Đã làm đến mức thành thục, hầu như các anh, chị trong gia đình chị Phượng không cần cân đo từng nguyên liệu, đôi khi việc tuân thủ theo những con số lại không bằng "cảm giác" khi trực tiếp làm, bởi có nhiều công đoạn rất khó. Hoa văn bánh quen thuộc được khắc thêm tên cơ sở trực tiếp lên khuôn và bao bì giản dị.
Theo chia sẻ của những người thợ làm bánh, đầu tiên, toàn bộ các công đoạn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nguyên liệu nhập vào phải ngon, tinh khiết. Dù sản xuất quy mô khiêm tốn, hàng năm cơ sở vẫn được ngành chức năng đến kiểm tra để khẳng định chất lượng với khách hàng. Không khí sản xuất không còn nhộn nhịp như xưa nhưng sản phẩm bánh, làm ra vẫn bán quanh năm. Bình quân mùa cao điểm, mỗi xưởng sản xuất từ 200-300 cái bánh, số lượng vừa đủ đảm bảo bán ra hết kịp thời nên bánh lúc nào cũng mới. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, giữ gìn đến nay là điều hết sức nỗ lực. Dù hiện nay, bánh trung thu được sản xuất theo công nghệ sáng tạo trong cách làm từ vỏ ngoài bắt mắt, đến các loại nhân đa dạng nhưng bánh truyền thống vẫn có vị trí riêng. Làm bánh trung thu không quá khó, thậm chí nhiều bà nội trợ đảm đang cũng có thể tự làm tại nhà, nhưng chắc chắn nguyên liệu khó lòng đầy đủ và chính xác theo công thức bánh cổ truyền, đặc biệt là sự tinh tế trong mùi vị, hương thơm.
Hàng chục năm qua, cơ sở Thuận Huê không chú tâm mấy đến chuyện xây dựng hình ảnh hay thương hiệu, không đặt nặng kinh doanh lời lãi, chỉ cần bánh ăn ngon và được khách hàng yêu thích là đã thành công! Ấy vậy mà cứ đến mùa trung thu vẫn nhộn nhịp khách ra vào, chủ yếu là người quen đến ủng hộ, khách từ các tỉnh, thành phố vốn là người từng sinh sống tại địa phương. Họ đánh giá cao về uy tín, chất lượng, khẩu vị nên ưa chuộng mua để ăn, làm quà tặng. Và còn bởi một lý do, hương vị truyền thống bao giờ cũng lưu giữ những ký ức xưa cũ, đi kèm với miếng bánh ngon luôn là những kỷ niệm đẹp.
Theo Angiang
Xá xíu kiểu Tàu (Chinese BBQ Pork or Char Siu) Món xá xíu kiểu Tàu với thịt mềm và ngọt, thơm mùi mật ong, hạt tiêu với nước sốt keo lại rất hấp dẫn và đưa cơm. Thích hợp cho người già và nhi đồng. Nguyên Liệu (cho 8 phần ăn) A: Chuẩn bị 1 kg thịt ba chỉ( bỏ bì) hoặc nạc vai cắt thành 4 miếng to 5 g muối ăn...