Ngọt, thanh cá đục nấu canh chua
Cá đục xưa nay vẫn nổi tiếng bởi vị ngọt, thịt trắng và rất lành là đặc sản vùng biển Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn). Cá đục thường được kho hay nướng. Thế nhưng, người vùng biển còn có cách chế biến ngon tuyệt vời với loại cá đặc sản này, đó là nấu canh chua bứa.
Cần thủ sát cá có thể câu được hơn 5kg cá đục một ngày.
Tới Minh Châu dịp đầu hè, chúng tôi được ngư dân đảo dẫn đi tham quan, trải nghiệm câu cá, khám phá cuộc sống trên hòn đảo du lịch yên bình. Không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp, sự trong lành, mát mẻ của sớm đầu hè ở hòn đảo du lịch, thế nhưng thú vị hơn cả là được trải nghiệm đi câu cá đục đặc sản cùng ngư dân đảo.
Anh Nguyễn Thanh Đình, ngư dân thôn Ninh Hải, xã Minh Châu dẫn chúng tôi đi câu sớm, chia sẻ: Minh Châu vốn nổi tiếng với biển xanh, nhiều cồn cát trắng trải dài dưới lớp nước trong vắt. Đây là môi trường lý tưởng, yêu thích của cá đục sống và sinh sản. Vì thế, Minh Châu nổi tiếng với các món ăn từ cá đục như: cá đục nướng, cá đục một nắng…
Cá đục thuộc loại cá biển, dài khoảng 10 – 15cm, thân to bằng ngón tay cái, sống gần bờ biển, chúng có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Thịt cá đục trắng, khá ngon tương tự cá bống nước ngọt, đặc biệt thịt cá đục rất lành, có thể làm thức ăn cho trẻ em và phụ nữ sau sinh. Cá đục có ngoại hình thon dài, có vảy ánh màu xà cừ nên có khi còn gọi là cá đục bạc. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như có quanh năm.
Cá đục tươi là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon, đặc biệt là món canh chua.
Video đang HOT
Ở Minh Châu, cá đục thường có nhiều vào đầu hè và dịp cuối hè sang thu. Đây là mùa cá đẻ và sinh trưởng. Theo những lão ngư dân giàu kinh nghiệm ở Minh Châu thì những dịp này, cá đục có khá nhiều ở khu vực gần bờ, thường ở khu vực vụng kín nằm kẹp giữa Cửa Đối và vụng Đầu Cào, cách bãi tắm Minh Châu không xa. Đây là khu vực nước khá lặng, phía dưới có nhiều bãi, rạn và đặc biệt nhiều cồn cát lớn, là môi trường lý tưởng giàu thức ăn, nhiều phù du mà cá đục hay chọn làm nơi sinh đẻ và kiếm ăn.
Cá đục cũng có thể đánh bắt bằng thả lưới, đặc biệt thả câu sẽ thú vị hơn rất nhiều. Câu cá đục, cần thủ thường dùng lưỡi chùm, dùng mồi là rươi biển được đào ở các bãi triều. Để dễ câu được nhiều cá đục cần chọn thời tiết mát mẻ, thời điểm nước lên, khi đó cá sẽ theo dòng chảy từ Cửa Đối hoặc khu Đầu Cào vào rất nhiều. Cá đục khá ham ăn, khi cắn thường giật mạnh, cần thủ sát cá có thể câu được 5-7kg/ngày đi câu. Cá đục là nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn nhưng lạ và khá thú vị là cá đục nấu canh chua.
“Nấu canh cá đục theo cách của ngư dân không khó, quan trọng là phải có đủ nguyên liệu và có cá tươi ngon. Cá đục câu hay đánh lưới về đánh sạch vảy, bỏ ruột, rửa sạch để ráo nước. Với canh cá đục của ngư dân đảo thì không thể thiếu vỏ quả bứa phơi khô. Đây là loại quả chua, vỏ dày, màu vàng đẹp mắt, vị chua tự nhiên, thường mọc dại trên các đảo đá, có rất nhiều vào dịp hè.
Ngoài dùng tươi, người dân đảo thường bỏ hột, lấy vỏ phơi khô. Khi khô, bứa chuyển màu đen. Tuy không đẹp mắt, nhưng vỏ bứa chua cho vị chua thanh, ngon nước riêu và là nguyên liệu không thể thiếu để nấu canh hoặc riêu cá” – anh Nguyễn Thanh Đình chia sẻ về cách chế biến món ăn.
Bát canh cá đục chua rất đơn sơ nhưng lại tuyệt ngon với vị chua thanh của bứa và vị ngọt của cá tươi.
Canh cá đục nấu chua không dùng dầu mỡ, chỉ dùng một chút cà chua đun sôi nước thả vài vỏ bứa đun nhỏ lửa cho chua nước rồi thả cá đục, đun sôi nhanh rồi bắc ra. Cá đục tươi thịt nạc, ngọt và thơm. Ngon nhất có lẽ là vừa ăn cá vừa húp bát nước canh chua thanh thơm mùi bứa nóng hổi.
“Thậm chí, những người đi câu thường mang sẵn chiếc nồi nhỏ và chiếc bếp gas mini để gọn vào ô chắn gió trên tàu thuyền hay mảng nhỏ. Đến bữa chỉ việc bắc nồi đun nước bứa chua, làm cá rửa nước biển rồi thả ngay vào nồi canh chua đun sẵn, thế là có 1 nồi canh cá chua nóng hổi thưởng thức để tiếp sức cuộc câu… Như thế mới thật thú vị” – anh Nguyễn Thanh Đình kể.
Thưởng thức vị thanh mát và thơm ngon của gỏi cá đục
Với vị ngọt thanh mát từ thịt cá, sự đậm đà của các thành phần gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng lẩn khuất trong từng thớ thịt, gỏi cá đục đã chứng minh được sức hấp dẫn của ẩm thực biển tại Bà Rịa-Vũ Tàu.
Nhắc đến đặc sản tươi ngon đến từ vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu thì món gỏi cá đục là món ăn nổi tiếng nhất vì cách làm món này khá đơn giản, chế biến nhanh chóng nhưng lại có vị rất thanh mát và thơm ngon. Đây cũng là món được rất nhiều bà nội trợ ở Bà Rịa-Vũng Tàu lựa chọn để đặt trong mâm cơm của gia đình.
Cá đục được biết đến với đặc điểm sống quanh năm ở vùng biển, thịt cá săn chắc, có màu trắng ngần và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như kho tiêu, rim, nướng... Tuy nhiên, để thưởng thức một cách trọn vẹn hương bị thơm ngọt đặc trưng của loại cá này, phải kể đến là món gỏi cá đục.
Tại các quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, đĩa gỏi cá đục thơm lừng luôn đem đến sự thích thú cho người ăn vì dường đây là món kích thích khá mạnh khứu giác và vị giác của các "tín đồ gỏi cá."
Với những người mới đầu thưởng thức sẽ thấy e dè vì đĩa gỏi cá trắng ngần. Tuy nhiên khi được chủ quán giải thích để có một đĩa gỏi cá ngon, cá được chọn luôn phải là những loại cá đục tươi, sau khi sơ chế sạch và an toàn, cá sẽ được cắt lấy phần thịt philê rồi ướp qua một lần nước cốt chanh... đây là công đoạn này giúp làm chín thịt cá một cách tự nhiên.
Đĩa gỏi cá Đục được bày biện, chế biến tại một quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Theo đầu bếp của các quán ăn chuyên về các loại gỏi, món gỏi cá đục tuy có cách làm đơn giản nhưng để cá không tanh và hôi thì bí kíp nằm ở sự kết hợp với các loại rau thơm và nước chấm chua ngọt làm dậy lên vị thơm khó cưỡng.
Ngoài ra, yếu tố quyết định món gỏi cá đục ngon hay dở lại còn nằm ở khâu làm nước chấm, lúc này món gỏi sẽ thêm phần đậm đà nhưng vẫn giữ được vị thanh ngọt dịu nhẹ của thịt cá, vị bùi bùi của đậu phộng rang giòn.
Khi tẩm gia vị, tùy mức độ ăn cay của mỗi người mà độ suýt xoa và "gây nghiện" khác nhau. Thành phẩm là những miếng gỏi ngọt ngào, cộng hưởng với hương thơm của rau húng, lá đinh lăng, sung kết hợp cùng xoài xanh hoặc khế chua... món gỏi cá đục trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Cắn một miếng gỏi cá đục, bạn sẽ cảm nhận được vị béo bùi của cá, vị chua, cay... vô cùng hấp dẫn.
Gỏi cá đục còn khá được lòng người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi ghé đến du lịch và thưởng thức ẩm thực Việt tại Hồ Tràm, Bà Rịa-Vũng Tàu, hầu hết du khách khi đặt chân đến với các quán ăn có món ngon này đều bày tỏ rằng đây là món ăn rất thú vị. Không ít người còn thích thú chụp hình ảnh những đĩa gỏi cá đẹp mắt và chia sẻ lên mạng xã hội Facebook để giới thiệu một cách rộng rãi đến bạn bè và người thân.
Với vị ngọt thanh mát từ thịt cá biển, kèm thêm sự đậm đà của các thành phần gia vị được tẩm ướt kỹ lưỡng lẩn khuất trong từng thớ thịt, gỏi cá đục đã chứng minh được sức hấp dẫn của ẩm thực biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu./.
Về Tam Thanh "giải nhiệt" với canh xương rồng Ít ai nghĩ rằng, loài xương rồng gai góc, mọc lên từ vùng cát quanh năm đón nắng và gió, lại là một món ăn đặc sản "lạ" của người dân xứ biển Tam Thanh. Loại xương rồng bốn cạnh đặc trưng của vùng biển Tam Thanh. Trong cái nắng của ngày đầu tháng 6, chúng tôi về xã Tam Thanh (TP Tam...