Ngọt ngào mè xửng Huế
Ghé thăm Huế trong cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu, thưởng thức một chén cơm hến, bánh nậm, bánh ướt hay lang thang những quán mè xửng san sát đủ thấy được ẩm thực cố đô phong phú nhường nào.
Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu như Thiên Hương, Thiên Thịnh, Thông Hương, Song Hỷ, Cát Tường, Song Nhân, Thanh Bình, Nam Thuận, Hồng Thuận… Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.
Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có môt người bạn đi kèm không thê tách rời đó là trà sen – thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.
Video đang HOT
Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.
Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiên nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.
Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.
Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.
Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.
Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.
Bài và ảnh Thanh Ly
Theo VNE
Dưa gang muối trộn đậu phụng
Dưa gang vốn rất phổ biến ở vùng đất miền Trung. Độ tháng ba âm lịch hằng năm là đến mùa thu hoạch. Những trái dưa thẳng đuột được mổ làm đôi, tách ruột, sau đó mang phơi dưới nắng. Khi dưa hơi quéo thì xát muối hột vào, cho vô lu, đổ nước muối pha loãng, nấu sôi để nguội xâm xấp mặt, đậy nắp, cất lu vào nơi tối, khô ráo.
Đến mùa mưa lũ, đường ra chợ xa, lầy lội, thức ăn khan hiếm thì dưa gang muối trở nên "có giá". Dưa có thể chế biến thành nhiều món ngon, nhưng món thích hợp nhất là dưa trộn đậu phụng. Dưa lấy từ trong lu ra, xắt nhỏ bằng dao 2 lưỡi, rửa qua nhiều nước cho bớt chất mặn, vắt khô. Đậu phụng rang, giã còn nửa hạt. Khử dầu phụng cho đến khi dậy mùi thơm, cho ít củ nén vào, xong để nguội. Đổ dầu phụng đã nguội vào dưa gang, sau đó thêm tỏi, ớt giã nhỏ, cuối cùng là thêm đậu phụng rang, trộn đều.
Cơm nóng ăn với dưa gan trộn đậu phụng thì ngon hết sảy. Dưa có vị giòn, mặn, thêm vị cay, thơm của tỏi, ớt và béo ngậy của đậu phụng. Khi trời mưa, lạnh, ăn xong chén cơm nóng với dưa gan trộn đậu phụng, thấy rất ấm người.
Theo ihay
Kem xôi dừa Thái, ăn xong vẫn còn thèm Kem và xôi được đựng trong trái dừa xiêm bé xíu, trang điểm thêm một ít đậu phụng và đậu nành rang làm cho món ăn thêm ngon miệng và thú vị. Trong những ngày nắng nóng, cái mát lạnh của kem nhanh chóng xua đi cái oi bức của thời tiết bên ngoài, điều đó giúp kem trở thành món ăn được...