Ngọt ngào đặc sản thốt nốt vùng Bảy núi
Đến vùng Bảy núi (An Giang), không khó để du khách có thể bắt gặp những hàng quán bày bán la liệt trái thốt nốt, nước thốt nốt.
Đây được xem là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến vùng đất này.
Thốt nốt là loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi, thân gỗ, cao, vững chãi, dễ trồng và sống rất lâu, có những cây có tuổi thọ lên đến 100 năm. Ở Việt Nam, thốt nốt có nhiều ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Chu kỳ sinh trưởng từ nhỏ đến khi trưởng thành để lấy quả (đối với cây cái) và lấy nước (đối với cây đực) là khoảng 25 năm.
Những cây thốt nốt có rất nhiều ở vùng Bảy Núi, An Giang.
Những chùm thốt nốt trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Trái tươi được bán với giá khoảng 40-50 nghìn đồng/chục.
Dọc theo tuyến đường từ Tịnh Biên đi Châu Đốc rất dễ bắt gặp những hàng quán bày bán trái thốt nốt, ngoài ra còn có nhiều quán cà phê võng bán kèm nước thốt nốt, trái thốt nốt tươi. Tại khu vực này người dân sử dụng trái thốt nốt để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn hoặc có thể ăn tươi. Khi đã một lần được thưởng thức chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên.
|
Du khách thích thú khi thưởng thức những trái thốt nốt tươi được tách ngay tại chỗ.
Video đang HOT |
Nước thốt nốt được lấy từ cuống hoa được bán với giá khoảng 50-60 nghìn/lít.
Từ việc bán trái thốt nốt tươi và nước giải khát lấy từ cuống hoa của cây thốt nốt, nhiều gia đình ở An Giang có thu nhập ổn định. Anh Trần Việt Hùng, một chủ quán bán nước thốt nốt cho hay: “Gia đình tôi sống bằng nghề bán trái thốt nốt và nước thốt nốt từ nhiều năm nay. Cây thốt nốt rất quen thuộc với người dân nơi đây, nhờ vào nó nhiều gia đình đã có cuộc sống ổn định”.
Mỗi trái thốt nốt thường có từ 3-4 múi.
|
Sau khi tách bỏ lớp vỏ cứng và lớp vỏ lụa mỏng sẽ có được múi thốt nốt màu trắng đục. Trái thốt nốt vừa ăn sẽ có cơm mềm, bên trong có một ít nước hơi ngọt, có vị béo và mùi thơm thoảng, rất ngon.
Hiện thốt nốt tươi vùng Bảy núi có giá từ 50-60 ngàn đồng/chục. Nước thốt nốt cũng có giá rất phải chăng, chỉ từ 15-20.000 đồng/ly.
Khó cưỡng trước món chả lụi giòn rụm, từ đặc sản vùng Lagi nay phổ biến khắp nơi
Nhắc đến ẩm thực Lagi, không thể không kể đến món ăn chơi độc đáo và gây nghiện - chả lụi. Tại thị xã Lagi, Bình Thuận, cách đây 20 năm, món ăn có tên chả lụi được ra đời dưới sự mày mò chế biến của một người dân địa phương.
Từ đó, những miếng chả nhỏ nhắn dậy mùi thơm trên bếp than hồng, giòn rụm tan trong miệng đã dần trở thành đặc sản có tiếng của vùng Lagi.
Chả lụi là đặc sản của vùng Lagi. (Ảnh: minh.king)
Cho đến hiện nay, chả lụi đã vượt ra khỏi phạm vi Bình Thuận, xuất hiện ở các hàng quán dọc các tỉnh thành khác như Huế, Biên Hòa, Vũng Tàu, TP.HCM... Rốt cuộc chả lụi có gì hấp dẫn mà lan tỏa rộng đến thế?
Món ăn khá đơn giản nhưng đã chinh phục được thực khách gần xa bởi sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu. (Ảnh: momentoffood)
Đầu tiên phải kể đến cái tên nghe khá lạ của món ăn này - chả lụi. Theo đó, "lụi" theo ngôn ngữ phương Nam có nghĩa là xiên, ở đây chỉ hành động xiên những miếng chả qua thanh tre nhỏ để nướng. Từ đó, cái tên chả lụi được hình thành, gắn với đó là địa danh của nơi đã sản sinh ra nó, người ta thường hay gọi là chả lụi Lagi.
Những miếng chả được xếp gọn gàng đầy hấp dẫn trên dĩa. (Ảnh: tastemebae)
Chả lụi Lagi không quá cầu kỳ, phần nhân bao gồm tôm và thịt ba chỉ xay nhuyễn được đặt ở giữa miếng bánh tráng mềm dẻo, gấp hai đầu lại rồi gói thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn, tương tự như chả ram hay nem.
Khi gói xong, chả được xiên qua que nhọn rồi xếp lên vỉ nướng. Khi mặt chả bắt đầu chuyển sang vàng ruộm, dậy mùi thơm chính là báo hiệu cho những phần chả lụi đã chín và sẵn sàng để phục vụ.
Chả lụi được xiên thành que và nướng trên bếp than. (Ảnh: momentoffood)
Chỉ với những nguyên liệu rất phổ biến và đơn giản là bánh tráng, tôm tươi và thịt ba rọi, bằng sự sáng tạo của người làm bếp, món chả lụi vẫn chiếm được sự ưa chuộng của thực khách bởi sự kết hợp khéo léo với các nguyên liệu ăn kèm.
Rau sống và nước chấm là hai thành phần phụ ăn kèm nhưng đặc biệt quan trọng với món chả lụi. (Ảnh: lee_mew)
Chả lụi Lagi sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi hai thành phần ăn kèm là rau sống và nước chấm đặc thù dành riêng cho món ăn này. Rau sống bao gồm những miếng xà lách thật tươi xanh, cộng với các lát xoài sống, khế, dưa leo xếp bên cạnh.
Nước chấm được pha chế khéo léo không thể thiếu đậu phộng giã nhuyễn. (Ảnh: minh.king)
Nước chấm là hỗn hợp giữa nước mắm ngon, tương, ớt, me, đường, đậu phộng giã nhuyễn,... được pha sền sệt, sánh dẻo, có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Nước chấm có ngon thì chả lụi mới đạt được đúng hương vị tuyệt hảo nhất của nó.
Chả lụi thường được gói chung với bánh tráng và rau sống. (Ảnh: minh.king)
Đặt một miếng chả lên lớp rau sống, xoài, khế, khéo léo cuộn lại và nhúng ngập nước chấm, cảm nhận sự giòn ngọt của chả cộng với cái thanh thanh chua chua của rau, ăn cùng và vị đậm đà của nước chấm, dù có đang đói hay không, thực khách cũng khó lòng dừng ăn trước mâm chả ngon lành ấy.
Sự giòn thơm của chả lụi khi vừa ra lò khiến người ăn không thể ngừng tay. (Ảnh: mysteriousaigon)
Hoặc đơn giản hơn, thực khách hoàn toàn có thể ăn trực tiếp chả lụi với nước chấm, cảm nhận sự nóng giòn, thơm ngon của những xiên chả vừa mới ra lò đầy hấp dẫn.
Dù với kiểu ăn nào, chả lụi Lagi cũng gây nghiện và chiếm được sự yêu thích của thực khách, trở thành món ăn chơi không thể thiếu khi nhắc đến vùng biển Bình Thuận xinh đẹp.
Phở Bò phiêu lưu ký Phở, cũng như bia hơi, đều ăn chết với định danh Hà Nội. Có thể, Hà Nội không phải là đất phát tích của phở, nhưng chắc chắn, đây là nơi phở thành danh. Từ đây, phở thiên di khắp lãnh thổ Việt Nam, khắp Bắc - Trung - Nam đâu đâu cũng nghi ngút khói phở và tràn trề tình yêu đặc...