Ngọt đắng nấm tràm
Tôi về quê khi mùa nấm tràm đã gần tàn.
Ở góc chợ quen chỉ còn 2 người bán, thay vì cảnh những cô dì xếp hàng dài bên rổ nấm tràm nâu thẫm căng bóng. Nấm tràm cuối mùa nhỏ và có phần hơi vụn nhưng có còn hơn không.
Tôi yêu những mùa mưa, mùa của nấm. Đầu mùa mưa là nấm mối, giữa mùa mưa là nấm rơm đồng và suốt mùa mưa là nấm tràm. Nhớ hồi xưa tới mùa nấm, cứ cuối tuần nghỉ học là theo ba vào rừng tràm, rừng cao su gần nhà nhổ nấm tràm, nấm mối. Nấm mối thì hơi hiếm chứ nấm tràm thì hay “trúng ổ”.
Thích cảm giác vạch đám lá ra và òa lên khi dưới đó là những tai nấm tròn trĩnh, nâu bóng chen nhau mọc. Chọn những tai nấm mới mọc toàn thân cứng cáp, dùng thanh tre vót nhọn cạo chân rồi rửa nhiều lần qua nước muối cho sạch cát. Nhiều người thường luộc qua nấm tràm cho bớt đắng nhưng má tôi thì “uổng lắm, vị đắng là vị thuốc đó!”.
Cứ như vậy, má đem mớ nấm tràm chia làm 2 nửa, một nửa xào để nấu cháo, một nửa kho tiêu với thịt ba rọi để dành ăn cơm. Cháo nấm tràm có lẽ là món ăn có tần suất xuất hiện thường nhất ở nhà tôi vào mùa mưa. Có khi má nấu cháo với cá lóc, có khi không có điều kiện chỉ nấu chay. Nấm tràm xào lên với dầu phi tỏi thật thơm, cho chút muối vào, độ vài phút là ra nước lấp xấp. Cháo nấu vừa chín tới, cho cả chảo nấm đã xào xong vào, nêm nếm lại, thêm hành tiêu là có thể dọn lên. Tôi hồi đó chỉ dám húp cháo suông chứ không dám đụng đến tai nấm nào vì sợ đắng. Trong cháo cũng có vị nhẫn của nấm, ăn riết thành quen và “lên đô”, ghiền hồi nào không hay.
Trong khi nồi cháo nấm tràm nóng hổi rất thích hợp những chiều mưa dầm thì món canh nấm tràm hay nấm tràm xào rau lang lại rất hợp những trưa hè nắng đổ. Riêng với món xào thì má nhân nhượng luộc nấm qua một dạo để vị đắng dịu lại.
Rau lang mùa mưa mướt rượt, má nói phải xào tái ăn mới đã. Chảo bắc lên bếp, phi ít nhất 1 củ tỏi cho thơm rồi cho nấm đã luộc, vắt bớt nước vào xào. Khi những tai nấm tràm bóng bẩy săn lại thì cho rau lang vào, đảo vài dạo, nêm nếm vừa ăn là xúc ngay ra dĩa dọn lên. Nấm tràm vừa chín tới hơi sừng sựt, rau lang còn tái nên giòn rụm.
Video đang HOT
Nấm tràm đắng đó nhưng xào với rau lang bỗng ngọt lạ, dĩ nhiên là ngọt hậu, cái ngọt vương vấn mãi trong cuống họng khi bữa trưa đã xong, nằm đu đưa trên võng ru giấc ngủ trưa.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Kiên Giang?
Kiên Giang có nhiều món ăn ngon, bổ rẻ đủ sức làm say lòng du khách gần xa nên nếu du khách có dịp thăm thú mảnh đất này thì chớ nên bỏ lỡ.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Kiên Giang?
Kiên Giang là vùng đất xinh đẹp luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua không chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng, những phong cảnh hữu tình mà còn bởi những món ăn ngon nổi tiếng. Các món ăn ở đây đều rất dân dã, mang hương vị riêng biệt, không lẫn với bất kỳ nơi nào.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn những gợi ý về món ăn ngon, bổ rẻ ở Kiên Giang.
Nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm làm nguyên liệu. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.
Gỏi cá trích
Đây là món ăn du khách không thể bỏ qua khi tới Phú Quốc. Đĩa gỏi cá trích mới được mang ra dễ khiến người ăn lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa nạo trắng muốt. Thực khách sau đó phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với những miếng thịt cá tươi rói, rau thơm, đậu phộng ngon mùi, hành tây, ớt tươi tạo thành tập hợp nhìn đã thấy mê.
Vậy nên thật nhanh tay cầm miếng bánh tráng, nhúng sơ vào nước cho mềm rồi nhón chút rau sống nào xà lách, dưa leo, rau thơm... gắp gỏi cho lên trên, sau đó, cuộn lại thật chắc tay, chấm vào chén tương nâu vàng đầy mời gọi để biết món gỏi cá trích quả đúng lừng danh.
Nấm tràm
Nấm tràm có nhiều ở Phú Quốc là loại đặc sản có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, nấm tràm không phải lúc nào cũng sẵn. Muốn ăn nấm tươi phải đúng mùa mưa. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.
Luộc gà rồi cho nấm tràm vào nấu với nước gà luộc là món đơn giản và giữ được vị nguyên của nấm nhất. Vừa xé gà chấm muối tiêuchanh, thỉnh thoảng húp chút nước, gắp miếng nấm tràm ngắm trời mưa thật ấm người, ấm lòng và thỏa mãn cái dạ dày.
Nấm tràm giòn xốp, không chỉ ngọt ngon mà còn có vị đăng đắng đặc trưng. Người ta nghiện nấm tràm khó quên được món ngon cũng là do cái đắng nhẹ khó hiểu này của nó. Ngoài ra, chả cá viên nấu với nấm, nấm nấu tôm... món nào cũng ngon và ấn tượng.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Kiên Giang?
Xôi Hà Tiên
Xôi là món ăn bình dị làm từ nếp nhiều nơi có nhưng thưởng thức món ăn này tại Hà Tiên lại khác lạ: vẻ bóng bẩy, óng ánh của xôi khiến du khách không kiềm lòng được.
Xôi được nấu từ nếp thơm nên khi vừa chín đã thơm lừng. Đặc biệt, phụ nữ Hà Tiên nấu xôi rất khéo, hạt nếp chín có màu trắng ngà bóng lưỡng, thoạt nhìn đã kích thích thị giác và truyền xung thần kinh đến não tạo cảm giác thèm ăn nơi đầu lưỡi. Nếu chỉ ăn xôi không cũng thấy ngon vì mùi thơm lừng của nếp và độ vừa ăn. Xôi Hà Tiên có 2 loại ngọt và mặn. Xôi ngọt có thêm nước dừa sặc sánh và xoài chín được chế biến sền sệt như nước sốt. Bên trên để thêm chút dừa nạo sợi. Ăn vào béo ngậy, thơm tho. Xôi mặn Hà Tiên không để nhiều gia vị, thịt như các nơi khác. Xôi mặn Hà Tiên chỉ có lớp tôm khô giã sợi nhuyễn để trên bề mặt nhưng hương vị rất đậm đà. Mỗi gói xôi Hà Tiên nhỏ gọn nằm trong lòng bàn tay. Người ăn ít nhất cũng phải thấy thèm ăn thêm nữa khi đã ăn hết gói xôi.
Cá nhồng Phú Quốc
Cá nhồng nhiều nạc thịt ngọt đậm, thơm nồng. Cá nhồng có thể kho với thịt đùi hay thịt ba chỉ, kho dưa cải, chiên giòn, chiên mắm ớtchanh, đặc biệt khi đến với Phú Quốc chúng ta không thể không bỏ qua món chả và gỏi cá nhồng đặc trưng nơi này.
Gỏi cá là món ăn khoái khẩu của không ít người khi muốn khám phá mùi vị tự nhiên, tươi sống. Để làm món này đòi hỏi người chế biến phải công phu, tinh tế từ khâu lựa chọn cá cho đến nêm, ướp gia vị. Cá chọn làm gỏi phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Nhưng để món này ăn ngon thì không thể thiếu nước chấm được pha chế một cách kỳ công.
Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha vớichanh, nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau đó vắtchanhvào cá cho chín tái đi rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Khi ăn gỏi cá nhai thấy dai, ngọt, uống vài ba ly rượu khi thưởng thức khiến cho món gỏi này bỗng dưng ngon miệng hơn.
Bún cá Rạch Giá
Bún cá là món ăn đặc trưng và được ưa chuộng ở miền Tây sông nước. Tuy nhiên tại mỗi vùng miền lại có nhiều nét đặc trưng riêng với hương vị khách lạ. Nếu ở Châu Đốc, du khách sẽ được thưởng thức món bún đậm đà ăn kèm thịt quay, giò lụa thì tại Kiên Giang, món ăn dân dã này lại được ăn cùng tép tươi. Món ăn này được bày bán ở nhiều nơi, nhưng ngon nhất vẫn là những quán nổi tiếng nằm trên đường Hàm Nghi hay Mạc Cửu ở thành phố Rạch Giá.
Món ngon dân dã từ nấm tràm Người dân miền Trung chẳng xa lạ gì với nấm tràm, và cũng không thể thiếu các món ăn chế biến từ loại nấm này. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế được xem như là "thủ phủ" của nấm tràm nên cứ độ mùa này là khắp các chợ từ nông thôn đến phố thị đều bày bán loại "thần dược" này. Nấm tràm...