Ngọt bùi hương vị bánh khẩu xén Mường Lay
Tương tự như bánh chưng, bánh giầy của đồng bào Kinh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, bánh Khẩu Xén là món bánh không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết của người Thái trắng.
Khẩu Xén là một loại bánh đặc sản hấp dẫn của đồng bào dân tộc Thái.(Nguồn: dienbientv.vn)
Cứ mỗi độ Xuân về, khắp các bản làng người dân tộc Thái trắng ở thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên ) lại rộn rã tiếng chày giã bánh Khẩu Xén – một loại bánh phồng cổ truyền – để đãi khách, làm quà biếu cho bà con, bạn bè từ phương xa tới chúc Tết.
Với hương vị đậm đà và khác biệt, khẩu xén ngày càng được nhiều người biết đến và ưa thích. Sau nhiều nỗ lực gây dựng thương hiệu, đến nay, bánh Khẩu Xén sản xuất theo chuỗi ở Mường Lay chính thức được công nhận là thực phẩm sạch.
Tương tự như bánh chưng, bánh giầy của đồng bào Kinh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, bánh Khẩu Xén cũng là món bánh không thể thiếu được trong các món ăn ngày Tết của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay.
Khẩu Xén là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn. Khẩu Xén thông thường có bốn màu chủ đạo là trắng, đỏ, vàng, tím, được tạo ra từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên.
Bánh có thể được làm từ gạo nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím. Đậm đà hơn là Khẩu Xén làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.
Hương vị Khẩu Xén cũng có nhiều loại, vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho đàn ông nhắm rượu.
Miếng bánh Khẩu Xén được cắt theo hình bình hành, nhỏ hơn 2 ngón tay một chút, khi rán lên nở phồng nhìn rất bắt mắt. Cho vào miệng, miếng bánh giòn tan, thơm ngát và đậm đà hương vị của gạo nếp, sắn tươi.
Bánh khẩu xén Mường Lay được làm từ nhiều loại nguyên liệu, nhưng phổ biến nhất là từ củ sắn và gạo nếp. Gạo nếp cẩm màu đen, nếp nương màu trắng, được sàng sảy sạch sẽ, ngâm rồi đồ thành xôi.
Xôi sau khi nguội tạo thành một khối kết dính, dẻo thơm, được người dân đổ vào cối gỗ, giã đến khi nhuyễn ra như bánh dày. Ngày nay, với điều kiện kinh tế phát triển, trong vùng đã có nhiều gia đình đầu tư máy nghiền dùng điện nhằm giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất.
Video đang HOT
Quy trình chế biến món ăn đặc biệt này khá cầu kỳ. Gạo nếp được sàng sảy hết bụi và tạp chất, vo kỹ rồi ngâm vài tiếng cho mềm, sau đó đưa vào chõ đồ lên thành xôi.
Sau khi để xôi nguội, bà con cho vào cối gỗ để giã nhuyễn như bánh giầy. Hiện nay, nhiều gia đình đã đầu tư máy nghiền chạy bằng điện nên khâu làm nhuyễn bánh đã nhanh hơn rất nhiều.
Sau đó, thứ nguyên liệu dẻo quánh này được đưa lên bàn gỗ có các tấm nylon lót bên dưới. Các mẹ, các chị dùng một ống tre cán thành những miếng tròn như những chiếc bánh đa lớn, nhưng mỏng hơn nhiều, rồi đem để lên những chiếc giá nhiều tầng phơi cho se đi.
Tiếp theo là công đoạn cắt tạo hình và phơi Khẩu Xén đến khi khô hẳn.
Khẩu Xén sắn cũng làm tương tự như vậy, chỉ có điều sắn phải thật tươi, vừa đào trên nương về là phải lột vỏ, rửa sạch và nạo nhỏ như sợi bún, sau đó đưa vào chõ đồ lên.
Trước đây, vào khoảng 25-26 tháng Chạp, các gia đình thường làm Khẩu Xén chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình. Sau khi nước hồ thủy Sơn La dâng lên, do ruộng trồng lúa bị ngập hết nên các hộ trong bản sản xuất loại bánh này để bán ra thị trường, tạo việc làm cho người trong bản.
Với cách chế biến đơn giản, dễ sử dụng, hương vị đậm đà và hợp khẩu vị với nhiều người, Khẩu Xén ngày càng được nhiều gia đình tìm mua về để sử dụng trong những ngày Tết Nguyên đán như một loại thực phẩm độc đáo để tiếp khách./.
Phú Thọ: 30 năm làm loại bánh đặc sản, ở Hà Nội nghe tiếng rao bán lại nhớ quê nao lòng
"Ai bánh khúc đi", câu rao quen thuộc mà bất kỳ ai cũng đều bất giác nhớ nhung mỗi khi sáng sớm hay tối muộn. Và ở tỉnh Phú Thọ, có một gia đình đã khấm khá nhờ 30 năm gắn bó với nghề làm loại bánh "gây thương nhớ" này.
Gia đình bà Tâm đã làm bánh khúc 30 năm nay
Từ những lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cách xa vài chục mét, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hành khô, mùi bánh thơm phức khiến chúng tôi không thể kìm lòng, mong muốn sớm có mặt để gặp chủ nhân và thưởng thức loại bánh khúc thơm ngon nức vùng.
Vào đến cổng, chúng tôi thấy bên trong có cả chục người đang lúi húi, mỗi người mỗi việc, cặm cụi rửa lá, phi hành, nặn nhân, gói bánh.
Rửa sạch lá, chọn nguyên liệu là khâu đặc biệt quan trọng.
Gặp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm với nụ cười hiền, phúc hậu, xen lẫn sự niềm nở đón tiếp. Theo bà Tâm, nguyên liệu để làm ra loại bánh "gây thương nhớ" này chỉ là những nguyên liệu quen thuộc như: Gạo nếp, đỗ xanh, lá khúc, thịt mỡ, hành khô...
"Năm 1992, gia đình tôi vô tình gặp được một người làm nghề bánh khúc lâu năm tại Bắc Ninh, đây cũng là cái nôi của nghề làm loại bánh này. Không biết do cái duyên, hay do cảm tình với gia đình tôi mà người này đã truyền mọi bí kíp để làm ra loại bánh khúc thơm ngon này", bà Tâm vui vẻ chia sẻ.
Nhờ một người ở Bắc Ninh mà gia đình bà Tâm có được bí quyết làm bánh khúc ngon nức tiếng
Cũng theo bà Tâm, để tạo ra những chiếc bánh khúc thơm ngon, mềm dẻo không phải đơn giản. Từ cách thức pha chế, nhào trộn đến khi hấp bánh là một quá trình phức tạp cần nhiều công sức và sự khéo léo.
Hạt gạo nếp phải được lựa chọn kỹ lưỡng từ vùng Hà Bắc xưa kia và là Bắc Ninh ngày nay. Sau khi ngâm đủ thời gian, gạo nếp nấu thành xôi dẻo dai, thơm ngon.
Tiếp đến, hành khô được phi thơm cùng thịt mỡ nhào trộn cùng những hạt đỗ bở, thơm và gia vị tạo thành nhân bánh.
Muốn bánh khúc có hương vị thơm đặc trưng và đậm đà, phải chọn được lá khúc già, đã ra hoa, có bản nhỏ, dày, màu bạc.
Lá khúc phải là loại lá già, bản nhỏ, dày và màu bạc mới đảm bảo mùi đặc trưng.
"Khi nhân bánh đã hòa quyện, gạo và rau khúc nhuần nhuyễn, lớp vỏ xôi mỏng bao quanh kín nhân bánh, rồi xếp vào nồi xôi hấp từ 2 - 3 giờ là được. Tiếp đến, những chiếc lá chuối bánh tẻ đã được chuẩn bị kỹ càng, vệ sinh sạch sẽ để gói bánh khúc. Cuối cùng là đóng gói bánh, chuyển đi giao cho các mối buôn", bà Tâm cho biết.
Cho vào lò hấp khoảng 2 - 3 tiếng là bánh sẽ chín.
Cuối cùng là đóng hộp bánh và xuất bán.
Bà Tâm cho biết, tất cả các công đoạn làm bánh khúc đều hoàn toàn bằng tay. Mỗi ngày, gia đình bà chỉ làm được khoảng 4.000 chiếc bánh, giá bán lẻ là 9.000 đồng/chiếc, nếu bán buôn là 6.000 đồng/chiếc. Sản phẩm không chỉ được khẳng định ở Phú Thọ mà các tỉnh xung quanh như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội, thậm chí là cả các tỉnh miền trong như TP.HCM, Bình Dương...
"Trước nhu cầu lớn của thị trường, sắp tới, tôi sẽ mở rộng cơ sở, làm thương hiệu nhận diện, gắn nhãn mác và thành lập HTX để đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn", bà Tâm vui vẻ chia sẻ.
Chống nóng cho học sinh vùng cao: Nơi ngồi quạt mát, chỗ "hứng" gió trời Miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, các trường học ở tỉnh Điện Biên đặc biệt gặp khó trong việc làm mát do hạn chế cơ sở vật chất. Không ít nơi, cô trò vẫn chỉ biết tránh nắng nóng bằng việc "hứng" gió trất Hạn chế các hoạt động ngoài giờ "Hứng" gió... Trường Tiểu học bản Mo,...