Ngọt bùi “hồng cậy” ngâm xứ Tương
Loại “ hồng cậy” trồng nhiều ở địa bàn huyện Nam Đàn, tập trung ở các xã Nam Thanh, Nam Xuân, Nam Anh… mùa này đang chín rộ. Tuy nhiên, để có được vị ngon ngọt, đảm bảo là thức quà “sạch”, người dân địa phương phải có những bí quyết riêng.
Mùa này, về các xã Nam Thanh, Nam Xuân, Nam Anh,… chúng ta có thể thấy những vườn hồng cậy trĩu quả. Đây là giống hồng quả to và không có hạt. Khi già, quả có màu vàng tươi. Hiện nay hồng được bán phổ biến ở các chợ vùng quê với giá 15 – 20 nghìn đồng/kg. Đáng nói, người mua có thể thử miễn phí để tránh mua phải hồng không “chính hãng”.
Đây là thời điểm người dân hái hồng về ngâm.
Theo bí quyết của bà con, tuy đơn giản nhưng cũng phải đúng cách thì hồng mới hết chát.
Video đang HOT
Đặc biệt, phải biết ước lượng để ngâm sao cho vừa đủ thời gian, bởi nếu ngâm lâu quá thì hồng dễ bị nhũn, giảm đi vị ngọt, nhưng nếu ngâm chưa tới thì lúc ăn sẽ bị chát.
Sau khi ngâm, hồng được vớt lên để khoảng 1-2 ngày cho ráo nước và tan hết nhựa chát thì có thể gọt bỏ vỏ để ăn.
Đáng nói, khi gọt bỏ lớp vỏ cứng ở ngoài, cầm miếng hồng chúng ta sẽ cảm nhận được như thể có những hạt đường dính ở tay. Đó là đặc điểm của hồng cậy, tạo nên vị ngon ngọt riêng có của hồng cậy Nam Đàn.
Đây là thức quả ngon ngọt, đặc biệt là “sạch” nên được nhiều người rất thích, nhất là làm quà cho trẻ nhỏ.
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Theo Phạm Đông (Báo Nghệ An)
Cái bắt tay đồng hành vì một nền nông nghiệp sạch
Cái bắt tay 3 bên: Bộ NNPTNT (đại diện cơ quan quản lý nhà nước) - Doanh nghiệp - Báo NTNN (cơ quan truyền thông) tại lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn do Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức ngày 8.10 vừa qua đã khẳng định: 3 bên sẽ đồng hành vì một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.
Nhận diện nông sản thực phẩm an toàn
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã tập trung xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Kết quả, đã có 45 địa phương đã có mô hình chuỗi hoàn chỉnh với tổng số 382 chuỗi; 92 chuỗi được cấp giấy xác nhận với các sản phẩm chính là: Rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thuỷ sản các loại.
Người tiêu dùng tìm hiểu về nông sản sạch tại Hà Nội. Ảnh: T.Q
Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư tới hàng nghìn tỷ đồng để sản xuất thực phẩm sạch như Tập đoàn TH đầu tư vào sản xuất, chế biến sữa và trồng dược liệu; Tập đoàn Vingroup đầu tư lập VinEco với số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng xây dựng 300 nhà kính chỉ để... trồng rau; Tập đoàn Dabaco Việt Nam đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các khu chăn nuôi hiện đại với 45 triệu gà giống/năm, 1 triệu quả trứng/ngày với chuỗi 8 siêu thị chuyên phân phối sản phẩm sạch... Tuy nhiên, việc đến các chuỗi sản xuất nông sản sạch đối với người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Nguyễn Ngọc Đức - Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển chăn nuôi gia công (Tập đoàn Dabaco) chia sẻ: "Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm như thịt, trứng an toàn... Song việc tiêu thụ các sản phẩm này vẫn còn rất khó khăn do truyền thông còn hạn chế. Vì vậy, việc được Bộ NNPTNT, Báo NTNN hỗ trợ truyền thông quảng bá sản phẩm là rất quan trọng".
Đại diện Công ty VinEco (Tập đoàn Vingroup) cũng cho biết, công ty này hiện đang có chương trình đồng hành cùng 1.000 hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nông sản thực phẩm sạch. Vì thế, trong thời gian tới, VinEco không chỉ tập trung đảm bảo chuỗi sản xuất của mình an toàn, mà còn đảm bảo các hộ nông dân tham gia liên kết cũng sản xuất an toàn.
Cần có chiến lược truyền thông an toàn thực phẩm
15 doanh nghiệp tham gia lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm lần đầu tiên này đều là các doanh nghiệp lớn, có chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm sạch rộng khắp cả nước. Chính vì vậy, bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã bày tỏ: "Tiếp cận nông sản thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của mỗi người dân Việt Nam. Bên cạnh các hành vi sản xuất thực phẩm không an toàn, tôi được biết hiện các doanh nghiệp đã xây dựng, triển khai được rất nhiều chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn. Song do công tác truyền thông còn hạn chế, trong thời gian vừa qua, chúng ta còn để cái xấu lấn át ánh sáng. Vì thế, tôi cho rằng việc đẩy mạnh công tác truyền thông về nông sản thực phẩm an toàn có ý nghĩa rất quan trọng".
Theo bà Lý, trong thời gian qua, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cũng đã chỉ đạo Báo NTNN tăng cường các thông tin về các địa chỉ sản xuất an toàn như một cách để lấy cái tốt, đẩy lùi cái xấu. Tôi cũng đánh giá cao việc Báo NTNN đã có sáng kiến triển khai Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch" và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ NNPTNT để thực hiện.
Đánh giá về công tác truyền thông an toàn thực phẩm hiện nay, nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo NTNN cho rằng: "Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng chương trình sản xuất, cung ứng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, việc truyền thông các địa chỉ này còn hạn chế. Một phần nguyên nhân là do, các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin để quảng bá sản phẩm, đặc biệt là Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá truyền thông về sản phẩm, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc báo chí còn "đói" thông tin về thực phẩm sạch".
Do đó, nhà báo Lưu Quang Định đề xuất: "Chính phủ, Bộ NNPTNT, cùng các bộ, ngành cần xây dựng chiến lược truyền thông dài hơi về chương trình an toàn thực phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc cung cấp, giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn".
Theo Danviet
Nông sản sạch lên ngôi, nông sản "bẩn" sẽ hết chỗ đứng Sau Lễ kí kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn giữa 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên với Bộ NNPTNT và báo NTNN diễn ra ngày hôm qua (8.10). Các DN tham gia đều cam kết sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm và hỗ trợ thêm nhiều cho người nông dân trong quá trình...