“Ngỗng trời” của Hải quân Việt Nam cất cánh trên mặt nước
Sau một thời gian thử nghiệm nhà máy và được lắp đặt hệ thống hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước, thủy phi cơ Twin Otter thứ hai của Hải quân Việt Nam tiếp tục trải qua giai đoạn thử nghiệm quan trọng.
Theo các phương tiện truyền thông Canada, sau giai đoạn thử nghiệm bay kiểm tra cơ bản tại nhà máy và trải qua quá trình tích hợp hệ thống phao hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước. Vào đầu tháng 5 vừa qua, chiếc thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã bắt đầu quá trình thử nghiệm khả năng “lưỡng cư” cất và hạ cánh trên mặt nước lẫn đường băng trên cạn.
Trước đó, Công ty Viking Air của Canada đã tổ chức lễ bàn giao chiếc thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Series 400 đầu tiên cho Hải quân Việt Nam ở sân bay quốc tế Victoria. Cả hai chiếc thủy phi cơ Twin Otter đầu tiên đều đã được sơn và đánh số hiệu theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam. Chiếc Twin Otter thứ nhất mang số hiệu MSN 867 và chiếc thứ hai là MSN 872.
Tất cả các thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter series 400 của Hải quân Việt Nam đều được sơn cờ đỏ sao vàng (cờ tổ quốc) ở vây lái phía đuôi và quân hiệu kết hợp mỏ neo đặc trưng của lực lượng hải quân ở phía mũi máy bay.
Video đang HOT
Chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter series 400 thứ hai của HQVN đã được lắp đặt hệ thống phao hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước.
Thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ hai cho Hải quân Việt Nam bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm nhà máy từ đầu tháng 1/2013 vừa qua để làm bước đệm chuẩn bị cho các giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, trước khi bàn giao cho khách hàng.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, Việt Nam mua thủy phi cơ Twin Otter để phục vụ cho các cuộc tuần tra của hải quân Việt Nam. Các phi cơ được trang bị radar và sẽ hỗ trợ cho hạm đội 6 tàu ngầm hạng Kilo do Nga chế tạo mà Việt Nam đã đặt mua hồi tháng 12/2009.
Ngoài khả năng giám sát, trinh sát biển, thủy phi cơ Twin Otter còn đảm nhận nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tham gia chuyên chở các quan chức cấp cao của Đảng và quân đội trong các chuyến thăm đảo nhờ khả năng “độc nhất vô nhị” của nó là có thể cất cánh và hạ cánh dễ dàng trên mặt nước.
Với tiến độ thử nghiệm như hiện nay, việc tiếp nhận những chiếc thủy phi cơ với biệt danh “Ngỗng trời” này sẽ giúp Hải quân Việt Nam không những được tăng cường khả năng tuần tra, giám sát các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế trên Biển Đông mà còn mở ra một trang sử mới – khai sinh ra lực lượng không quân hải quân đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Theo vietbao
Nhật sẽ biến Senkaku/Điếu Ngư thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
Trung Quốc liên tục điều tàu hải giám tới Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật buộc phải "tung" thêm nhiều vũ khí hiểm tới bảo vệ khu vực này.
Đáp lại việc tàu Trung Quốc xuất hiện với mật độ dày đặc, Nhật Bản đã quyết định chuyển 4 tàu khu trục Akizuki mang số hiệu 116 cũng đã được chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Trước đó, để củng cố sức mạnh và biến Senkaku/Điếu Ngư thành "pháo đài bất khả xâm phạm", Nhật Bản đã có kế hoạch triển khai 10 chiếc tàu ngầm lớp Soryu. 5 trong 10 chiếc này đã được hạ thủy.
Tàu ngầm lớp Soryu do Nhật tự đóng.
Tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm điện-diesel do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Kawasaki đóng cho Lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).
Tàu được trang bị 4 động cơ AIP, chu trình đóng Stirling, đây là một loại động cơ nhiệt hoạt động bằng cách nén vòng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V25/25SB cùng với 2 động cơ điện chính để cung cấp điện năng cho tàu. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ 23,4km/h (khi nổi) và 36km/h (khi chìm), tầm hoạt động tối đa tới 11.300km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12km/h.
Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với khả năng tự động hóa cao, gồm: radar trinh sát mặt nước ở độ cao thấp ZPS-6F; hệ thống định vị thủy âm Hughes/Oki ZQQ-7 bao gồm 1 gắn ở phía trước mũi tàu, 4 gắn ở sườn tàu và 1 hệ thống kéo rê phía sau; hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6; hệ thống phóng mồi bẫy đối phó với ngư lôi. Soryu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon. Hệ thống chiến đấu của tàu là hoàn toàn tự động.
Thủy phi cơ trinh sát U-2 của Nhật.
Ngoài vũ khí chủ lực này, Nhật Bản đang phát triển thủy phi cơ trinh sát US-2. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku. Hiện, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt mua 14 chiếc làm nòng cốt trong lực lượng máy bay tuần tiễu và trinh sát chống ngầm của mình.
Thêm vào đó, ngày 26/3 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản mới tiếp nhận hai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-1 thế hệ mới đầu tiên. Theo dự kiến, chúng sẽ được triển khai ở Căn cứ Không quân Atsugi, Quận Kanagawa vào cuối tháng này.
Đây là loại máy bay do chính nước này nghiên cứu và chế tạo, dành riêng cho việc chống tàu ngầm và bảo vệ bờ biển Nhật Bản khỏi những kẻ thù xâm lược. Loại máy bay chống ngầm này được coi là khắc tinh của tàu ngầm Trung Quốc.
Mỗi chiếc P-1 có trị giá lên tới khoảng 210 triệu USD và được trang bị hệ thống ra-đa tân tiến cũng như thiết bị quan sát hiện đại. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, máy bay này có sức mạnh còn hơn cả máy bay P-3C của Mỹ.
Hồi giữa tháng 3 vừa qua, Nhật Bản tiếp nhận 6 chiếc máy bay tiếp liệu trên không KC-130R từng phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ trong khoảng 10-12 tháng tới. Tất cả số máy bay này hiện đang trải qua quá trình sửa chữa và nâng cấp theo yêu cầu của Tokyo tại trung tâm AMARG ở bang Arizona .
Trước đó, ngày 7/3, 4 tàu khu trục Akizuki mang số hiệu 116 cũng đã được chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Trong tương lai, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ được trang bị một số máy bay trinh sát- tấn công chống ngầm P-8A "Poseidon" của Mỹ, cùng lực lượng máy bay chiến đấu F-15 đồn trú tại các đảo gần đó.
Theo vietbao
Sự gây hấn trên biển Đông có thể là "cái gông đeo cổ" Trung Quốc Trước việc Trung Quốc sẽ thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12h ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói...