Ngón tay lò xo là bệnh gì?
Người mắc bệnh ngón tay lò xo có cục u mềm trong lòng bàn tay, khó khăn khi gấp hay duỗi ngón, nhất là vào buổi sáng.
Theo bác sĩ Nguyễn An Pháp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, ngón tay lò xo còn gọi là ngón tay bật hay ngón cò súng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 60. Nguyên nhân do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, làm gân gấp bị dính vào ròng rọc khiến ngón tay không duỗi được.
Bệnh thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay thường xuyên như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, người hay đánh máy… Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout cũng thường mắc.
Các triệu chứng của ngón tay lò xo thường bắt đầu mà không có bất kỳ chấn thương nào hoặc sau một quãng thời gian bàn tay làm việc nặng. Các triệu chứng gồm cục u mềm trong lòng bàn tay, sưng tấy, đau khi gấp hoặc duỗi thẳng ngón tay. Trong một số trường hợp nặng, ngón tay không thể duỗi thẳng, có thể bị một hoặc nhiều ngón.
Người bệnh có triệu chứng không thể tự duỗi ngón tay ra sau khi gập. Ảnh: Cẩm Anh
Bác sĩ Pháp cho biết, bệnh ngón tay lò xo nếu phát hiện và điều trị sớm có thể tránh được các biến chứng, thời gian điều trị ngắn, tiết kiệm chi phí, ít bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Các phương pháp điều trị:
Video đang HOT
Điều trị không phẫu thuật
Người bệnh tình trạng nhẹ có thể uống thuốc kháng viêm giảm đau và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm, nhúng sáp, tập vận động, nẹp ngón tay… Khi uống thuốc và tập vật lý trị liệu không đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, kéo dài và không đáp ứng được các biện pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu.
Y học cổ truyền
Trong lúc chờ phẫu thuật, phương pháp châm cứu hoặc cấy chỉ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm. Người bệnh có thể phối hợp với các biện pháp vật lý trị liệu để hiệu quả điều trị nhanh hơn.
Thuốc y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp người bệnh hạn chế uống thuốc kháng viêm giảm đau, giải quyết nhiều triệu chứng.
Bác sĩ Pháp khuyên người bệnh cần được thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Cẩm Anh
Theo VNE
Nốt ruồi ở 4 vị trí "lộc" này báo trước người phụ nữ mang mệnh quý nhân, cả đời 'ngồi rung đùi đếm tiền'
Đây là những vị trí nốt ruồi báo hiệu vận mệnh giàu sang, chưa tới 40 đã thành bà chủ:
Nốt ruồi khai vận mọc trong lòng bàn tay
Đàn bà có nốt ruồi quý mọc tại vị trí này thường rất thông minh và không thiếu tiền tiêu. Về già, cuộc sống của họ rất viên mãn vì tận hưởng những thành quả gặt hái được suốt bao năm phấn đấu.
Nếu phụ nữ có nốt ruồi mọc ở mu bàn tay chứng tỏ họ là người rất biết quản lý tiền bạc và cầm trịch về kinh tế trong gia đình.
Nốt ruồi mọc giữa rốn
Phụ nữ sở hữu nốt ruồi mọc ở giữa rốn được đánh giá là những người có tương lai sáng lạn. Nếu nốt ruồi mọc nổi thì còn tốt hơn nữa.
Mặc dù trong con đường sự nghiệp đôi lúc có thể gặp khó khăn nhưng nhờ được quý nhân giúp sức nên đều dễ dàng vượt qua, chắc chắn sẽ làm nên nghiệp lớn.
Nốt ruồi trên tai
Phụ nữ sở hữu nốt ruồi trên tai theo nhân tướng học báo hiệu vận mệnh giàu sang phú quý, đời sống vui vẻ thoải mái. Người này ăn nói dễ nghe, vui vẻ, hòa đồng, có nhiều mối quan hệ tốt bên ngoài xã hội nên đi đâu cũng gây dựng được sự nghiệp vững vàng.
Sự khéo léo của họ trong cách ứng xử giúp họ dễ dàng thăng quan tiến chức, cuộc sống về sau giàu sang phú quý, tiền bạc chưa bao giờ là vấn đề với họ.
Nốt ruồi ở chính giữa cằm
Nếu nốt ruồi này nằm ở chính giữa cằm chứng tỏ người này có số làmkinh doanh nhất là vấn đề bất động sản. Một khi đã xác định đầu tư thì chắc chắn bạn sẽ nhận được một khoản tiền lớn khiến người khác nể trọng. Các mối quan hệ xã hội cũng vô cùng rộng mở nên bạn có thể tận dụng đó để phát triển sự nghiệp. Phụ nữ có nốt ruồi này ngoài 30 tuổi công thành danh toại khiến đàn ông cũng phải nể phục sát đất.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo Mộc/ Khoevadep
9 nguyên nhân khiến cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi, chớ chủ quan kẻo có ngày hối hận Dưới đây là 9 nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. 1. Tăng tiết mồ hôi cục bộ Các chuyên gia xác định 2 loại mồ hôi quá mức - cục bộ và tổng quát. Tăng tiết mồ hôi cục bộ là đổ mồ hôi liên tục tại một số khu vực cơ thể, thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng...