Ngón tay cong vẹo, biến dạng: tình trạng dễ thấy ở những người dùng điện thoại quá lâu, quá nhiều
Nhiều người cầm nắm điện thoại trong thời gian dài coi chuyện đỏ tay, đau tay là rất bình thường nhưng chợt đến một ngày, họ phát hiện ra rằng việc làm này đã âm thầm phá hủy bàn tay họ và khiến các ngón tay biến dạng.
Từ việc kiểm tra email, nhắn tin với bạn bè hay giải trí với những trò chơi trên di động đều là những hành động không còn mấy xa lạ với thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng bạn có bao giờ ngừng bấm điện thoại và tự hỏi rằng liệu việc cầm điện thoại trong thời gian dài có ảnh hưởng xấu gì đến cơ thể bạn hay không chưa?
Chúng ta đều đã biết rằng việc sử dụng điện thoại có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, thậm chí gây ra các vấn đề về đốt sống cổ. Nhưng đến nay, mọi người mới bắt đầu nhận thấy tác hại của việc suốt ngày “lăm lăm” chiếc điện thoại trong tay đối với bàn tay và các ngón tay.
Trên đây là hình ảnh so sánh 2 bàn tay của Lucy Purnell, tay trái không sử dụng điện thoại với các ngón tay nằm sát cạnh nhau. Trong khi đó, tay bên phải của cô các ngón không thể chụm lại được, đặc biệt là ngón út và ngón đeo nhẫn như cong vẹo ra, tách biệt khỏi 3 ngón tay còn lại.
Những người sử dụng twitter đã chia sẻ các bức ảnh gây sốc để vạch trần những ảnh hưởng trên bàn tay khi ta cầm điện thoại.
Trên dòng chia sẻ của mình, Lucy cho biết: “Tay tôi đã bị chấn thương bởi chiếc điện thoại. Ngón tay của tôi bị uốn cong bởi tôi cầm điện thoại cả ngày. Tôi cần phải thay đổi cách cầm điện thoại của mình”.
Một người dùng twitter khác chia sẻ bức ảnh bàn tay cô xuất hiện vết đỏ và ngón tay út bị cong gập, tách ra khỏi các ngón còn lại. Cô nàng chia sẻ: “Ngón tay tôi bị cong bởi vì tôi cầm điện thoại cả ngày”.
Có thể thấy trong bức ảnh này, 2 đốt ngón tay đầu tiên của người này bị gập hẳn xuống bởi sức nặng của chiếc điện thoại đè nặng lên.
Một người khác cho thấy ngón tay út của mình bị cong hình chữ S với bình luận: “Ngón tay của tôi bị cong rất nghiêm trọng do cách cầm điện thoại của tôi”.
Video đang HOT
Bức ảnh của người này cho thấy ngón tay của anh ta giống như bị gập xuống do cầm điện thoại.
Bình luận về những tấm ảnh này, chuyên gia vật lý trị liệu và nắn chỉnh xương đến từ vùng Đông Nam nước Anh, Tim Allardyce cho biết: “ Thường xuyên sử dụng điện thoại, đặc biệt là dùng điện thoại để nhắn tin hoặc soạn thảo email có thể gây ra những tác động lặp đi lặp lại đối với ngón cái, ngón đeo nhẫn và ngón út“.
Trong thời gian ngắn, điều này có thể gây ra Hội chứng khớp mềm dẻo bất thường đối với ngón cái và các ngón còn lại vì dây chằng bị kéo dãn. Về lâu về dài, nếu tình trạng này tiếp diễn trong 10 năm, các ngón tay có thể bị các bệnh viêm khớp Osteoarthritis (ăn mòn dần và làm suy giảm chất sụn ở các khớp, sau một thời kỳ lớp sụn trở nên lõm và mòn hỏng) như thoái hóa sụn giữa các khớp.
Khi khớp giữa các ngón tay bị viêm, chúng có xu hướng tạo thành xương dư thừa xung quanh các khớp, tạo nên các biến dạng của ngón tay như ngón tay phình to, ngón tay cong vẹo.
Nhà nghiên cứu y dược thuộc Đại học Thực hành trị liệu và Công tác xã hội Curtin, Dave Parsons cho biết: “ Nếu bạn sử dụng điện thoại ít nhất 6 tiếng 1 ngày thì chẳng mấy thời gian sau các ngón tay của bạn sẽ có vấn đề“.
Do đó, Tim và Dave khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng điện thoại trong thời gian dài. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng điện thoại trong thời gian dài, bạn nên chia nhỏ thời gian sử dụng để các ngón tay nghỉ ngơi sau khi cầm điện thoại đồng thời thay đổi tư thế cầm điện thoại để tránh gây mỏi dây chằng.
Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Nhật Bản NTT Docomo nắm bắt được thói quen sử dụng điện thoại xấu này của người dùng đã phát đi thông tin cảnh báo về nguy cơ bị cong ngón tay út khi sử dụng điện thoại trong thời gian dài với cách cầm sai.
Theo số liệu được thống kê từ các bệnh viện thẩm mỹ, số lượng người cần đến biện pháp y tế để làm thẳng lại ngón tay bị cong do cầm điện thoại ngày càng tăng cao.
Nguồn: Daily Mail và The Sydney Morning Herald
Theo Helino
Thấy con gái 12 tuổi đột nhiên thích ăn mặc kiểu người lớn, người mẹ đau lòng khi biết sự thật
Cô bé 12 tuổi thay đổi sở thích, mặc quần áo như người lớn và thường trốn mẹ vào phòng riêng để sử dụng điện thoại. Khi biết được nguyên nhân, người mẹ đã rất đau lòng.
Khi con bước vào tuổi từ cấp hai tới cấp ba, mức độ quan tâm của bố mẹ không còn chỉ ở việc học hành, ăn uống mà còn phải đạt cảnh giới cao hơn như con bạn bè với ai, như thế nào, ăn mặc ra sao. Thậm chí họ còn phải để ý xem thế giới ảo qua chiếc điện thoại của con là những gì và có độc hại hay không.
Cô Từ đã ly hôn, một mình nuôi con gái suốt 6 năm nay. Nay bé đã 12 tuổi và mới bước vào cấp 2. Người mẹ đơn thân quá bận rộn với công việc hàng ngày nên không quan tâm tới con nhiều lắm.
Con gái cô Từ ngày càng thích ăn mặc kiểu người lớn dù mới 12 tuổi.
Khi con gái lên cấp 2, người mẹ có sắm cho con một chiếc điện thoại thông minh để hai mẹ con tiện liên lạc. Từ đó trở đi, cô thấy con mình thay đổi cách ăn mặc, thích kiểu thời trang người lớn, có chút thiếu kín đáo. Tần suất sử dụng điện thoại của con gái cô Từ cũng nhiều hơn và đôi khi còn bí mật sử dụng khi mẹ đã ngủ rồi.
Nghi ngờ những thay đổi của con, cô Từ quyết tâm tìm hiểu. Một hôm khi con gái vào phòng riêng đi ngủ, cô Từ đợi một lúc sau thì ghé tai vào cửa phòng ngủ của con gái và phát hiện thấy có tiếng ồn.
Thấy con gái livestream qua điện thoại với những động tác uốn éo và trang phục người lớn, cô Từ tỏ ra tức giận.
Mở cửa ra xem có chuyện gì, cô Từ ngạc nhiên khi thấy con gái đang đứng livestream trên điện thoại và ăn mặc khá gợi cảm so với tuổi cô bé.
Cô Từ tức giận hỏi con chuyện gì đang xảy ra và cô con gái vừa khóc vừa nói: "Các bạn cùng lớp và các anh chị ở lớp trên nói với con cứ ăn mặc đẹp và làm vài động tác trước ống kính sẽ có người tặng quà, tiền. Con có hơn 1.000 người theo dõi trên mạng xã hội, nếu số lượng này tăng lên con có thể kiếm được nhiều tiền hơn và mẹ sẽ không phải làm việc quá sức nữa".
Nghe con gái nói, cô Từ bật khóc và ôm lấy con rồi bước ra khỏi phòng. Cô thấy mình đã không cho con một môi trường sống tốt và không làm bạn đồng hành cùng con, để cho con mới 12 tuổi đã phải lo lắng về cuộc sống.
Cô bé 12 tuổi thường xuyên livestream trên mạng xã hội với mong muốn kiếm thêm tiền giúp mẹ.
Từ trường hợp của con gái cô Từ, chúng ta thấy, khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, cha mẹ cần quan tâm tới con nhiều hơn nhất là về vấn đề tâm sinh lý. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn và dễ bị cám dỗ nếu không có sự chỉ bảo sát sao của bố mẹ.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên thấy những thay đổi như vậy ở trẻ vị thành niên là điều bình thường và không nên coi con mình là hư hỏng, bất thường. Càng đánh mắng, trẻ ở tuổi thiếu niên càng nổi loạn. Lúc này, cha mẹ nên đóng vai trò là người dẫn đường cho các con.
Quan tâm tới con hơn
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ không nên nghĩ rằng con đã lớn, có thể tự chơi, tự phục vụ được mình và không cần quan tâm nhiều. Ngược lại, khi có con ở độ tuổi vị thành niên cha mẹ càng phải dành nhiều thời gian cho con hơn, quan tâm tới xu hướng phát triển tâm lý và suy nghĩ của con.
Cha mẹ nên nhớ, quan tâm và hướng dẫn con làm những việc đúng đắn không có nghĩa là quản lý con thật chặt, nếu không con sẽ thấy rất "ngạt thở" và biện pháp của cha mẹ sẽ trở thành phản tác dụng.
Tin tưởng con hơn
Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi "dở sống, dở chín". Chúng luôn muốn khẳng định cái tôi, chứng minh cho bố mẹ thấy là chúng đã lớn và cần sự tin tưởng của cha mẹ. Nếu bố mẹ vẫn luôn coi con là trẻ con, hoặc tỏ ra xem thường, không tin tưởng con trong mọi tình huống, chúng sẽ thấy bố mẹ không hiểu mình và chắc chắn sẽ không cởi mở với bố mẹ nữa.
Cha mẹ nên dành cho con sự tôn trọng và tăng cường giao tiếp giữa bố mẹ và con cái để chúng sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ với bậc sinh thành.
Ấm áp và yêu thương
Để các con phát triển tâm lý thật tốt, nhất là trong giai đoạn tuổi thiếu niên, cha mẹ nên tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, yêu thương. Hãy cố gắng trở thành một người bạn của con, luôn lắng nghe, đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn kịp thời để con không đi sai đường.
Theo Sohu/Helino
Phạt con không dùng điện thoại trong 2 tuần, bố "lộng hành" tự đăng ảnh lên Instagram của con, ai ngờ được nhiều like hơn chính chủ Vì phạm lỗi, cô bé 15 tuổi bị bố tịch thu điện thoại cùng các tài khoản mạng xã hội. Ông bố sau đó thay con đăng tải một loạt hình và nhận được phản ứng bất ngờ từ cộng đồng mạng. Larry Sumpter là ông bố 43 tuổi, sống tại bang Texas, Mỹ. 2 tuần trước, Larry phát hiện cô con gái...