Ngọn núi Triều Tiên “mệt mỏi” sau 5 lần thử hạt nhân
Bãi thử hạt nhân Triều Tiên đang bị “Hội chứng Núi Mệt mỏi”, theo các chuyên gia.
Một người dân Hàn Quốc xem tin tức về vụ thử hạt nhân năm 2016 của Triều Tiên ở núi Mantap
Địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên có thể đang bị ảnh hưởng bởi “Hội chứng Núi Mệt mỏi” sau vụ nổ hạt nhân gần đây nhất, theo trang 38 North.
Năm vụ thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất của Bình Nhưỡng đều được tiến hành dưới Núi Mantap, tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.
Ba trận động đất nhỏ đã được phát hiện trong khu vực lân cận sau vụ thử nghiệm gần nhất ngày 3.9. Một số báo cáo cho rằng Punggye-ri không còn phù hợp để thử nghiệm hạt nhân dưới đất.
Hội chứng Núi Mệt mỏi là sự ảnh hưởng địa chất của vụ thử nghiệm hạt nhân với các tảng đá xung quanh – những kết cấu đang ngày càng rời rạc.
Video đang HOT
Tờ 38 North cho biết hiện tượng này có thể đang xảy ra tại Núi Mantap, với diện tích bị ảnh hưởng bởi cuộc thử nghiệm ngày 3.9 có thể dài đến 1,4 km tính từ tâm.
Ảnh vệ tinh chụp núi Mantap trước và sau một vụ thử hạt nhân
Tuy nhiên, trang tin này viết thêm: “Lịch sử thử nghiệm hạt nhân của Mỹ tại Khu vực Thử nghiệm Nevada cho thấy sự rung lắc sau khi thử nghiệm không phải là bất thường”.
Nhà phân tích Frank Pabian và Jack Liu cho biết các trận động đất “không đáng ngạc nhiên”.
Hoạt động thử nghiệm nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục ở ngọn núi này, theo các nhà phân tích. Họ chỉ ra rằng cơ sở của Mỹ không bị đóng cửa cho đến khi có một lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân chung vào năm 1992, và Punggye-ri vẫn còn hai khu phức hợp dưới lòng đất chưa sử dụng.
“Không có lý do chính đáng nào để bãi thử Punggye-ri không tiếp tục là nơi diễn ra các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất”, chuyên gia nói.
Theo Danviet
Hơn hai triệu người sẽ thiệt mạng nếu Triều Tiên tấn công hạt nhân
2,1 triệu người sẽ thiệt mạng và 7,7 triệu người bị thương nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi thăm cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters.
Một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhắm vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc, và Tokyo, Nhật Bản, có thể khiến 2,1 triệu người chết và 7,7 triệu người bị thương, trang 38 North của Mỹ, chuyên theo dõi vấn đề tên lửa và hạt nhân Triều Tiên, đưa ra nhận định vào ngày 5/10.
Con số thương vong được ước tính dựa trên giả định Triều Tiên sẽ sử dụng toàn bộ 25 vũ khí hạt nhân để tấn công. Các đầu đạn hạt nhân cỡ lớn của Triều Tiên có đương lượng nổ khoảng 15 - 25 kiloton, tương đương hai quả bom tàn phá thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, vào năm 1945.
Chuyên gia tư vấn về cơ sở dữ liệu và mô hình hóa trên máy tính Michael Zagurek Jr ước tính con số thương vong có thể tăng lên đáng kể nếu Triều Tiên sử dụng loại bom giống loại thử nghiệm vào ngày 3/9, đương lượng nổ 108 - 205 kiloton.
Ảnh minh họa
Dù khả năng tấn công trực tiếp vào Nhật Bản và Hàn Quốc của Triều Tiên là rất thấp, chuyên gia Zagurek cho rằng điều đó không phải không thể xảy ra.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao sau khi Bình Nhưỡng đẩy nhanh các cuộc thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tiến hành các biện pháp quân sự nhằm vào Triều Tiên.
An Hồng
Theo VNE
Tướng Mỹ thừa nhận tên lửa Triều Tiên đủ sức đánh thẳng vào lục địa Mỹ Tướng Mỹ cấp cao cảnh báo rằng, người Mỹ nên chuẩn bị cho khả năng Triều Tiên bắn vũ khí hạt nhân tàn phá nước này. Cuộc chiến ngôn từ giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã đạt đến mức căng thẳng nhất mọi thời đại, với cả hai nước đều chuẩn...