Ngọn núi duy nhất ở TP.HCM không phải ai cũng biết: Cao chỉ hơn 10m, được xem là “núi thấp nhất Việt Nam”
Ít ai biết rằng, TP.HCM cũng có 1 ngọn núi duy nhất, cao chỉ hơn 10m.
TP.HCM – ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực phía Nam, từ lâu đã được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn bởi sự náo nhiệt, sôi động, đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên bên cạnh đó, thiên nhiên thành phố mang tên Bác vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà nhiều du khách chưa hề biết tới.
Ít ai biết rằng, ở TP.HCM còn có một ngọn núi. Đây là ngọn núi duy nhất thuộc địa bàn thành phố, còn được xem là ngọn núi tự nhiên thấp nhất Việt Nam, với chiều cao khiêm tốn chỉ vỏn vẹn… hơn 10m.
Đó là núi Chùa, hay còn được gọi là núi Giồng Chùa, nằm tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạch An, huyện Cần Giờ. Để tới được đây, nếu du khách xuất phát từ trung tâm thành phố thì sẽ phải đi quãng đường khoảng 70km, theo hướng Đông Nam. Đằng sau ngọn núi duy nhất ở TP.HCM này cũng có nhiều câu chuyện, cũng như tại đây du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị.
Núi Chùa hay núi Giồng Chùa, ngọn núi duy nhất của TP.HCM (Ảnh: Người Quan Sát).
Ngọn núi thấp nhất Việt Nam nằm tách biệt
Theo thông tin từ trang thông tin địa phương, chiều cao chính xác của núi Chùa vào khoảng 10,1 – 10,2m. Đây vốn là một khối đá andezit hình thành trong tự nhiên, có nguồn gốc từ núi lửa. Diện tích toàn bộ của núi Chùa khoảng 3ha. Do khối đá tự nhiên nằm nhô lên, cao hơn hẳn so với mặt đất khu vực lân cận, từ đó núi Chùa được công nhận là một ngọn núi – một ngọn núi đá tự nhiên.
Như đã nói ở trên, để tới đây, du khách sẽ cần di chuyển khoảng 70km từ trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên hành trình không thể hoàn thành hoàn toàn bằng đường bộ như thông thường.
Núi Chùa nhìn từ trên cao (Ảnh Người Quan Sát).
Ấp Thiềng Liềng, xã Thạch An, huyện Cần Giờ là một ấp đảo. Du khách sẽ cần di chuyển bằng thuyền, tàu hoặc ca nô để đặt chân tới ấp. Sau đó mới có thể chinh phục được núi Chùa.
Du khách đến núi Chùa có thể tham gia hoạt động leo núi – được cho là hoạt động đơn giản và phổ biến, phù hợp với cả những người mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, xung quanh khu vực núi còn có những cánh rừng ngập mặn cùng hệ sinh thái đa dạng bao quanh, hay những cánh đồng muối trắng xóa, bạt ngàn, mang nét đặc trưng của vùng đất Thiềng Liềng.
Ấp đảo Thiềng Liềng, nơi có núi Chùa (Ảnh Đ.G.D).
Video đang HOT
Du khách có thể hít thở bầu không khí trong lành tại đây, tham quan, khám phá quy trình làm muối. Cuối cùng, đừng quên ghé thăm miếu bà Ngũ Hành – điểm đến tâm linh duy nhất của bà con, người bản địa tại ấp đảo.
Tìm đến núi Chùa nói riêng hay ấp Thiềng Liềng nói chung, du khách sẽ có những trải nghiệm mới mẻ, tìm về không gian yên bình khác hẳn với một TP.HCM hoa lệ, sôi động thường thấy.
Du khách có thể dễ dàng chinh phục núi Chùa (Ảnh Galaxy Tourist).
Kết hợp khám phá những “cánh đồng muối” ở ấp đảo (Ảnh VOV).
Những ngọn núi gần TP.HCM để du khách khám phá
Bên cạnh núi Chùa – Cần Giờ, du khách có thể tham khảo thêm một số ngọn núi dưới đây, có vị trí không quá xa TP.HCM, phù hợp khám phá trong ngày hoặc dành cho chuyến đi cuối tuần.
1. Núi Dinh – Bà Rịa – Vũng Tàu
Núi Dinh thuộc địa bàn các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châ Pha, phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, và một phần phường Long Hương, thành phố Bà Rịa. Xuất phát từ TP.HCM, du khách có thể tùy chọn phương tiện như ô tô, xe khách hay xe máy, quãng đường dài khoảng 80km, mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ.
Là ngọn núi cao 500m với đỉnh La Bàn, núi Dinh cũng được nhiều du khách đánh giá là phù hợp với những người mới, muốn trải nghiệm thử bộ môn leo núi, đi bộ đường dài. Đại diện các công ty du lịch cho biết, cung đường trekking đỉnh núi Dinh gần như không có thách thức nguy hiểm, thậm chí những gia đình có trẻ nhỏ vẫn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn.
Núi Dinh với đỉnh La Bàn nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Ảnh Bazan Travel).
2. Núi Bà Đen – Tây Ninh
Cách TP.HCM 100km chính là núi Bà Đen – ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Bộ” với độ cao 986m, thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh. Cũng bởi độ cao khác biệt so với núi Dinh, việc trekking núi Bà Đen được đánh giá là khó hơn.
Theo những du khách có kinh nghiệm, thời gian chinh phục tới đỉnh Bà Đen vào khoảng 2-4 giờ cả lên và xuống. Tuy nhiên hiện nay, đã có dịch vụ cáp treo, để đưa những du khách như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người không có kinh nghiệm leo núi lên tới đỉnh. Đỉnh núi Bà Đen không chỉ là điểm ngắm cảnh, dã ngoại lý tưởng mà còn là điểm đến tâm linh được nhiều du khách yêu thích.
Núi Bà Đen hay còn được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ (Ảnh Du lịch Tây Ninh).
3. Núi Chứa Chan – Đồng Nai
Thấp hơn núi Bà Đen một chút, du khách có thể tìm tới núi Chứa Chan ở Đồng Nai. Với độ cao 837m, đây là ngọn núi cao nhất Đồng Nai, đồng thời cũng giữ vị trí thứ 2 trong danh sách những ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ.
Để chinh phục núi Chứa Chan, du khách cũng có thể chọn đi bộ toàn bộ, hoặc đi bộ 1 phần và đi cáp treo 1 phần. Đây là điểm đến lý tưởng để ngắm hoàng hôn hay săn mây, cắm trại.
Ảnh Tổng cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
4. Núi Bà Rá – Bình Phước
Thuộc địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước là núi Bà Rá. Ngọn núi cao gần 750m so với mực nước biển, cách TP.HCM khoảng 180km.
Du kkhasch đến đây ngoài chinh phục núi Bà Rá, còn có thể đắm mình vào sự xanh mát của hồ Thác Mơ – rộng 12.000ha gần đó, hoặc tham quan di tích nhà tù Bà Rá ngay dưới chân núi.
Ảnh Lữ hành Việt Nam.
Người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh núi Manaslu cao 8.163m
Nhà báo Nguyễn Mạnh Duy (Co-founder tại ZI Bazaar, HUM Mala, founder kiêm Managing Director tại OM Himalayas) đã trở thành người Việt đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Manaslu cao 8.163m - ngọn núi cao thứ 08 thế giới hôm 22/9 vừa qua.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Duy đã trở thành nhà leo núi Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Manaslu có độ cao 8.163m vào 14 giờ 51 ngày 22/9 (theo giờ địa phương).
Theo thông tin từ ông Rajendra Dhakal - cán bộ liên lạc của Chính phủ Nepal, anh Nguyễn Mạnh Duy đã trở thành nhà leo núi Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Manaslu có độ cao 8.163m vào 14 giờ 51 ngày 22/9 (theo giờ địa phương).
Với địa hình hiểm trở, đỉnh Manaslu với độ cao 8.163m ở Nepal được mệnh danh là "ngọn núi chết chóc" ở Nepal nhưng đã có một nhà leo núi là người Việt Nam đầu tiên vừa chinh phục thành công.
Thông thường để chinh phục đỉnh núi này, du khách sẽ mất khoảng 65 ngày. Đây được coi là bước đệm hoàn hảo để hướng tới chinh phục đỉnh Everest.
Theo nhà leo núi Dawa Steven Sherpa - người mở công ty về leo núi ở Kathmandu - "chinh phục Manaslu là bước tiến mà các nhà leo núi phải thực hiện trước khi hướng tới đỉnh Everest. Tuy nhiên điều kiện địa hình khắc nghiệt, đây lại là nơi thường xảy ra các vụ lở tuyết nên người dân địa phương còn gọi là ngọn núi chết chóc".
Từ năm 1991, chính quyền địa phương mở cửa chào đón khách du lịch tới leo ngọn Manaslu, đặc biệt là những ai có nhu cầu chinh phục ở khu vực dọc biên giới giữa Nepal và Tây Tạng.
Đồng hành cùng Nguyễn Mạnh Duy là ông Temba Bhote, một hướng dẫn viên leo núi dày dạn kinh nghiệm, được biết đến với danh xưng Himalayan Sherpa. Họ đã thành công trong việc chinh phục đỉnh núi mà không có bất kỳ lần quay đầu nào, một thành tựu hiếm có và ấn tượng trong môn leo núi ở độ cao lớn.
Với thành tích này anh Bhote cũng trở thành người hướng dẫn đầu tiên đưa một nhà leo núi Việt Nam lên đỉnh Manaslu, đỉnh núi cao thứ 8 thế giới và cũng là một trong những đỉnh núi đầy thử thách nhất hành tinh.
Được biết, với địa hình khó khăn và điều kiện thời tiết khó lường, đỉnh Manslu được coi là một trong những đỉnh núi thử thách nhất ở dãy Himalaya khiến thành tích này càng trở nên đáng tự hào.
Truyền thông Nepal nhận định, cả 02 nhà leo núi đã tới đỉnh thành công, được coi là thành tích lịch sử leo núi đối với cả Việt Nam và Nepal.
Điều đặc biệt trong hành trình này là anh đã leo núi mà không cần rotation (không trải qua quá trình thích nghi độ cao), điều mà ít ai dám thử khi chinh phục các đỉnh núi cao trên 8.000m.
Nguyễn Mạnh Duy sinh năm 1984 tại Hà Nội. Trước khi bắt đầu hành trình chinh phục các đỉnh núi cao của thế giới, anh có hơn 10 năm làm việc tại báo Người lao động.
Với đam mê vùng đất Himalaya và văn hóa Tây Tạng, cũng như Phật giáo, năm 2014, anh sáng lập Không gian Văn hóa Tây Tạng - Himalaya tại Hà Nội. Kể từ đó, anh dành hết tâm trí và thời gian theo đuổi các chuyến leo núi với mục tiêu cuối cùng là chinh phục đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới.
Chuyến leo núi này cũng được đánh giá là sự kiện trọng đại với cộng đồng leo núi nói chung. Trong khi đó, thành công của nhà leo núi Mạnh Duy đánh dấu khoảnh khắc tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực thể thao mạo hiểm.
Tôi cùng chồng trekking 10 đỉnh núi cao của Việt Nam Trong 10 năm, tôi và chồng cùng chinh phục 10 đỉnh núi có độ khó khác nhau. Tháng 10 sắp tới, chúng tôi sẽ quay lại Tà Chì Nhù - đỉnh núi xếp thứ 7/10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Chồng cùng tôi chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi, dù leo núi không phải đam mê của anh. Tôi là Nguyễn...