Ngọn núi có ‘con mắt khổng lồ’ ở Cao Bằng, du khách tò mò đến check-in
Nằm giữa thung lũng rộng, núi Mắt Thần ( Cao Bằng) trở nên nổi bật với điểm nhấn đặc biệt là lỗ thủng xuyên qua lòng núi có kích thước lớn, đường kính chỗ rộng nhất khoảng 50m.
Núi Mắt Thần nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh hồ Thang Hen của Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng, với hệ thống 36 hồ liên thông nhau thuộc địa phận hai xã Cao Chương (huyện Trùng Khánh) và xã Quốc Toản (huyện Trùng Khánh), cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 50km.
Đây là điểm đến “chữa lành” thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ sở hữu khung cảnh hoang sơ, xanh mát với nhiều hoạt động thú vị, hòa mình vào thiên nhiên.
Khung cảnh núi Mắt Thần. Ảnh chụp giữa tháng 9/2024: Hoàng Diệu Đế
Theo người dân địa phương, núi Mắt Thần còn được gọi là núi Thủng (tiếng dân tộc Tày là Phia Píot) do ở phía trên đỉnh núi có một lỗ thủng lớn xuyên qua lòng núi, tựa như “con mắt khổng lồ” với đường kính chỗ rộng nhất khoảng 50m.
Dưới chân núi là một thung lũng rộng lớn, xung quanh có hồ và nhiều suối nhỏ. Cảnh quan được nhận xét là thay đổi theo mùa.
Ảnh: Hoàng Diệu Đế
Núi Mắt Thần có vẻ ngoài ấn tượng. Năm 2021, điểm đến này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia. Video: Hoàng Diệu Đế
Vào mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch), thung lũng hiện lên xanh mướt với thảm cỏ non mơn mởn, thu hút du khách tới cắm trại, dã ngoại,… Còn mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), mực nước dâng cao, nơi đây biến thành hồ nước trong xanh, rộng lớn, có thể chèo thuyền, giăng lưới đánh cá.
Nếu muốn tham quan nơi đây, khách du lịch nên theo dõi dự báo thời tiết trước chuyến đi, tránh ngày thời tiết xấu để đảm bảo an toàn và có những trải nghiệm thú vị nhất.
Video đang HOT
Mỗi mùa, núi Mắt Thần lại mang một vẻ đẹp riêng nhưng đẹp nhất là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Ảnh: Vũ Tấn
Bạn Hoàng Văn Huy (ở Hà Nội, chuyên làm tour du lịch Hà Giang – Cao Bằng) cho biết, tới núi Mắt Thần, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn có cơ hội tham gia một số hoạt động thú vị như leo núi, cắm trại, chèo thuyền,…
Ảnh: Sóc Bông
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể kết hợp ghé thăm một số điểm đến khác như thác nước Nậm Trá; xóm bản Danh với những căn nhà sàn lợp ngói âm dương hay tìm hiểu đời sống văn hóa của bà con dân tộc Tày trong vùng.
“Bạn cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như xôi trứng kiến, hạt dẻ, bánh cuốn, bánh khảo, gà đồi, thạch đen,…”, Huy gợi ý.
Một số món ngon, đặc sản ở Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà như thịt gác bếp, bánh nướng, thạch đen. Ảnh: Đào Hồng Nhung
Theo chàng trai trẻ, cung đường tới núi Mắt Thần dễ đi. Hai hướng di chuyển chính được lựa chọn nhiều nhất là đi từ trung tâm TP Cao Bằng qua đèo Mã Phục hoặc xuất phát từ suối Lê-nin (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng).
Trong đó, hướng đi qua đèo Mã Phục được du khách yêu thích hơn vì đây là một trong những con đèo nổi tiếng và đẹp nhất Cao Bằng.
“Gần tới đèo Mã Phục có một đoạn đường rất đẹp, cũng là điểm dừng chân hút khách check-in trước khi tới núi Mắt Thần”, Huy nói thêm.
Cung đường gần đèo Mã Phục, hướng đi từ trung tâm TP Cao Bằng đến núi Mắt Thần. Ảnh: Hoàng Diệu Đế
Tới núi Mắt Thần, du khách có thể vui chơi trải nghiệm trong ngày theo hình thức tự túc hoặc đăng ký tour với một số lựa chọn như tour chuyên tuyến Cao Bằng với lịch trình 3 ngày 2 đêm, 2 ngày 1 đêm hoặc tour liên tuyến Hà Giang – Cao Bằng,…
Tại đây, nếu muốn nghỉ qua đêm, du khách nên mang theo lều chuyên dụng hoặc thuê lều dịch vụ từ một số cơ sở kinh doanh lưu trú gần đó với mức giá dao động từ 400.000 – 600.000 đồng/đêm/người.
Ghé thăm ngôi làng trăm năm làm ngói âm dương ở Cao Bằng
Cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30km, thôn Lũng Rì nằm nép bên triền núi, nổi tiếng với nghề làm ngói âm dương hàng trăm năm qua.
Từ xa xưa, tại Cao Bằng, người Nùng ở xã Tự Do, huyện Quảng Hòa đã rất giỏi nghề làm ngói âm dương, hay còn gọi là ngói máng. Trải qua thăng trầm của thời gian, hiện chỉ còn vài hộ gia đình ở Lũng Rì còn giữ nghề làm ngói âm dương. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Nhìn từ trên cao, Lũng Rì nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Ngói âm dương là từ chỉ chung cho loại ngói lợp nhà theo cặp, viên ngửa (âm) và viên sấp (dương). Thông thường, hai viên âm và dương có hình thù khác nhau, có lớp tráng men hoặc không tráng men... Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Còn ở Lũng Rì, viên âm và dương là một, có hình cong cong như cái máng nên gọi là "ngói máng". Theo đó "âm" hay "dương" chỉ có nghĩa khi người ta lợp viên ngói đó sấp hay ngửa. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Đến nay, giá trị kinh tế của ngói âm dương không cao, do phải cạnh tranh với các loại ngói được sản xuất công nghiệp. Dù vậy, để giữ cho nghề truyền thống không bị mai một, du khách đến Lũng Rì vẫn có thể bắt gặp hình ảnh người dân cần cù đêm ngày tạo tác những viên ngói âm dương sấp ngửa. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Không chỉ được chiêm ngưỡng quy trình làm ngói máng độc đáo, du khách đến Lũng Rì còn có cơ hội hòa mình vào không gian làng quê yên bình, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Những mái ngói âm dương như một dấu ấn đặc trưng, làm nên vẻ đẹp khác biệt cho Lũng Rì. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương với bánh cuốn, phở chua, phở vịt, bánh coóng phù, bánh khảo, bánh chè lam... sẽ mang đến những trải nghiệm ẩm thực khó quên. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Đầu năm 2024, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định công nhận các làng nghề Ngói đất nung Lũng Rì (xã Tự Do, huyện Quảng Hòa), làng nghề miến dong Phia Đén (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình) và làng nghề Nón lá xóm Hoàng Diệu (xã Tự Do, huyện Quảng Hòa) là làng nghề truyền thống. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Để đến Lũng Rì, từ thành phố Cao Bằng, du khách đi theo quốc lộ 3, vượt qua đèo Mã Phục - một trong những con đường đèo đẹp ở Cao Bằng. Sau đó, du khách tiến vào thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa và đi tiếp quốc lộ 3 chừng 2km, rồi rẽ phải vào địa phận xã Tự Do hơn 1km nữa thì đến. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Đến Cao Bằng thăm thung lũng Xuân Trường, ngắm đèo Khau Cốc Chà Cách trung tâm thị trấn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hơn 20km, xã Xuân Trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng, được bao bọc bởi những ngọn núi cao. Một góc thung lũng Xuân Trường nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt Đến thăm thung lũng Xuân Trường, du khách có cơ hội đi trên những con đường nhỏ nối liền các...