Ngọn núi chỉ cao 60 cm ở Trung Quốc gây tò mò đối với khách du lịch
Núi Jing hay còn gọi là núi Tĩnh nằm ở tỉnh Sơn Đông, được công nhận là ngọn núi nắm giữ kỉ lục nhỏ nhất tại Trung Quốc.
Mặc dù gọi là núi, nhưng du khách có thể chinh phục ngọn núi Jing này chỉ với một bước chân, bởi chiều cao quá nhỏ và diện tích cũng rất hẹp.
Núi Jing hiện là ngọn núi nhỏ nhất ở Trung Quốc, với chiều cao chỉ 60 cm, chiều rộng là 70 cm và dài 124 cm. Nếu chỉ nhìn cảm quan bên ngoài, du khách sẽ nghĩ rằng đây chỉ đơn giản là một tảng đá chứ không thể là một ngọn núi. Tuy nhiên, điều bí mật lại nằm ở phía dưới chân núi, và khiến nó trở thành điểm đến của rất nhiều du khách.
Theo như người dân xã Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông thì ngọn núi Jing đã xuất hiện tại đây hàng trăm năm với phần chân núi rất rộng, nằm sâu trong lòng đất. Phần chóp cao 60cm chỉ là phần đỉnh của ngọn núi nhô ra trên mặt đất. Dưới thời Mao Trạch Đông những người dân tại đây chỉ nghĩ núi Jing là một tảng đá như những hòn đá bình thường khác và cố gắng đào lên để di chuyển đi một nơi khác. Tuy nhiên họ đã đào mãi và đào suốt một thời gian dài nhưng vẫn không thể đào được, phần chân núi cứ rộng và sâu mãi nên đành bỏ cuộc. Đến năm 1958 người ta lại tiếp tục đào ngọn núi này một lần nữa, nhưng vẫn không thể đào được, độ sâu lớn nhất mà người ta đã chinh phục được khi đào ngọn núi này là 48 m. Sau nhiều lần chinh phục thất bại, người ta đã đặt tên cho ngọn núi là là Jing có nghĩa là Tĩnh, không thể dịch chuyển.
Hiện tại núi Jing đã trở thành một điểm du lịch rất nổi tiếng, và cũng được chính quyền và người dân địa phương bảo vệ. Người ta đã cấm đào núi và cũng không xây dựng bất cứ công trình nào xung quanh ngọn núi này. Đồng thời, chính quyền cũng đã cấm người dân lấy đá từ ngọn núi.
Những du khách khi có dịp đến thăm ngọn núi Jing đã nói rằng, họ cảm thấy như mình là người khổng lồ khi ghé thăm ngọn núi này, cảm giác một bước là có thể chinh phục được đỉnh núi là rất tuyệt vời và đặc biệt. Hầu hết du khách tới đây đều muốn chụp ảnh kỷ niệm với ngọn núi này.
Ở trên cánh đồng Thọ Quang của tỉnh Sơn Đông, ngọn núi Jing thậm chí còn bé nhỏ hơn so với rất nhiều tảng đá khác tại đây. Nếu như có dịp đến tỉnh Sơn Đông trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách hãy nhớ ghé thăm ngọn núi “tí hon” siêu đặc biệt này nhé!
Phong cảnh hùng vĩ của thung lũng bất tử Shangrila ở Trung Quốc
Shangrila, một vùng đất của những điều tươi đẹp, của tình yêu, của hạnh phúc, của yên bình. Đây là nơi mà bất cứ ai nghe tới cũng muốn được đến một lần.
Thế nhưng không phải ai cũng biết Shangrila nằm ở đâu? Nếu như năm 1933 nó chỉ là vùng đất xuất hiện trong những cuốn tiểu thuyết thì giờ đây, Shangrila đã có mặt trên bản đồ thế giới. Và có một câu nói về Shangrila như thế này "Bình minh luôn đến sớm nhất ở Shangrila".
VÀI NÉT VỀ SHANGRILA
Shangrila là một huyện thuộc châu tự trị của dân tộc Tạng ở Địch Khánh (Díqìng) có tên chính thức là Trung Điện (Zhōngdiàn) trong tiếng Trung, và Gyalthang trong tiếng Tạng. Đây là một thảo nguyên rộng lớn nằm ở độ cao 3.200 m so với mực nước biển, phía Nam tỉnh Vân Nam.
Shangrila có nghĩa là "mặt trời và mặt trăng trong trái tim". Người ta thường gọi đây là vùng đất Tiểu Tây Tạng. "Bình minh luôn đến sớm nhất ở Shangrila".
Video đang HOT
Thực tế, Shangrila là tên của một vùng đất được hư cấu trong tiểu thuyết của nhà văn Anh James Hilton. Trong đó, nó là một thung thũng huyền thoại, dẫn đến từ tu viện Lạt ma giáo nằm trong dãy núi Côn Lôn, mảnh đất của tình yêu và hạnh phúc. Vì sự nổi tiếng của nó, nhiều nhà thám hiểm đã lên đường để đi tìm cho ra lời giải rằng vùng đất này có thật hay không. Về sau, Chính phủ Trung Quốc đã cho đổi tên vùng đất huyện Trung Điện là Shangrila để thu hút du lịch. Tên tiếng Việt của nó được phiên âm là "Hương Cách Lý Lạp. Và thật may sao, Shangrila - Tiểu Tây Tạng ở Trung Quốc lại có nhiều điểm tương đồng với Shangrila trong tiểu thuyết đến vậy.
Shangrila ngày nay bao gồm một khu phố cổ và một khu phố mới. Phố cổ Shangrila (Dukezong) có tuổi đời hơn 1.300 năm, là một trong những nơi tập trung sinh sống của người Tạng từ lâu đời.
Châu tự trị Địch Khánh nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh là Vân Nam, Tứ Xuyên và Khu tự trị Tây Tạng nên có nền văn hóa rất đa dạng. Nơi đây không chỉ có phong cảnh hùng vĩ, mà còn có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống.
Shangrila giàu tài nguyên thiên nhiên từ các loại thảo mộc có giá trị đến trữ lượng khoáng sản phong phú (bao gồm vàng, bạc, đồng, mangan và nhiều kim loại quý hiếm khác) cho các nguồn động vật phong phú (như khỉ vàng, hươu và hươu xạ hương). Đây là một vùng đất đầy những kỳ quan thiên nhiên.
Khu vực này là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc khác nhau, với người Tây Tạng bao gồm phần lớn dân số. Ở đó bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống Tây Tạng và tìm hiểu về lối sống, tôn giáo và ẩm thực của họ. Phong cảnh độc đáo, nổi bật bởi cao nguyên, cùng với nền văn hóa dân tộc hấp dẫn làm cho vùng đất rất hấp dẫn và quyến rũ đến thăm.
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ ĐẾN SHANGRILA
Shangrila được mệnh danh là "thung lũng bất tử" bởi lẽ cảnh sắc nơi đây quanh năm luôn rực rỡ và tươi đẹp. Đến Shangrila vào bất cứ thời điểm nào, du khách cũng sẽ không khỏi bất ngờ trước khung cảnh tuyệt đẹp ở nơi đây. Mùa xuân thung lũng thơ mộng trở nên tràn đầy sức sống với những cánh đồng cỏ xanh bao la, những đóa hoa đua nhau hé nở khoe sắc hương.
Mùa hạ tiết trời ở Shangrila khá dễ chịu và mát mẻ giúp du khách có thể thoải mái khám phá và ghé thăm các điểm tham quan. Đây cũng là thời điểm những đóa hoa rực rỡ trên cao nguyên nở rộ với hơn 160 loài hoa khoe sắc khiến cảnh sắc ShangriLa trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.
Nàng thu đến mang theo gam màu rực rỡ nhuộm vàng cả một vùng thung lũng, những tán lá chuyển dần sang màu đỏ rực, soi bóng xuống những hồ nước trong vắt một cảnh sắc huyền ảo tựa như một bức tranh thiên nhiên ngày thu sống động và đầy sức hút được phác họa bởi một danh họa nào đó. Dạo quanh thung lũng, ngắm nhìn bầu trời trong xanh và cao rộng, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp giản dị của vùng đất thanh bình đã từng bị lãng quên bấy lâu nay.
Mùa đông cũng sẽ rất thú vị khi du khách đặt chân đến Shangrila. Đến thăm thung lũng Shangrila vào những ngày đông lạnh giá du khách sẽ có dịp tận hưởng nét đẹp bình yên và thả hồn vào khung cảnh trầm mặc, yên tĩnh tựa như một vùng đất cổ ngàn năm. Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để du khách chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc núi Ngọc Long và khám phá những nét đẹp huyền bí của vùng đất.
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN CỦA SHANGRILA
Phố cổ Shangrila
Khu phố cổ có tuổi đời trên 1.300 năm, là nơi sinh sống tập trung lâu đời của người Tạng, đây là nơi được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên một trận hỏa hoạn đã xảy ra ngọn lửa bùng lên trên khu phố cổ Dukezong đã thiêu rụi hơn 60% ngôi nhà cổ. Sau đó chính quyền đã đóng cửa để xây dựng lại nguyên trạng, đến năm 2016 mở cửa lại cho khách du lịch, họ đã xây dựng lại 2/3 khu phố cổ Dukezong, và quy hoạch hoàn toàn tất cả các căn nhà trong thành phố theo phong cách của người Tây Tạng.
Người Tạng ở Shangrila rất hiếu khách, nên khi đến đây, du khách sẽ được những người dân giới thiệu về những nét văn hóa đặc trưng, những ngôi nhà cổ, những nếp sinh hoạt thường ngày của họ. Chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị tại nơi đây.
Tu viện Songzanlin
Songzanlin là tu viện lớn nhất Trung Quốc, được xây dựng vào năm 1679 trải qua dòng chảy của thời gian tu viện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như ban đầu. Tọa lạc trên cao nguyên ở độ cao 3.200 m, Songzanlin là một trong những công trình tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng, dựa theo lối kiến trúc của cung điện Potala, nơi đây từng là nhà của hơn 2.000 nhà sư.
Khi chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Tu viện Song zalin, chắc chắn du khách sẽ bị choáng ngợp với những mái nhọn rát vàng rực rỡ, kiến trúc bên trong được trang trí, những hoa văn được thiết kế tinh xảo. Dạo bước trong tu viện, du khách sẽ được thả hồn vào không gian thanh bình và linh thiêng của vùng đất Phật, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng như những bức phù điêu được treo ở gian chính trong tu viện hay những bức tượng phật được đúc bằng đồng tinh xảo.
Không chỉ được tham quan và chiêm ngưỡng nét đẹp tôn nghiêm của tu viện, du khách còn có dịp hiểu hơn về văn hóa Phật giáo của người Tây Tạng qua những chia sẻ của các Lạt Ma, tu viện cũng là nơi lưu giữ những kinh sách cổ trên thế giới.
Tu viện Songzanlin được coi là nơi vô cùng thiêng liêng nên khi đến thăm viếng tu viện, du khách đừng quên cầu nguyện những điều bình an và tốt lành sẽ đến mình nhé!
Đại Phật Tự
Đại Phật Tự nằm trên ngọn núi cao ở Shangrila. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu vực trung tâm Shangrila với những mái nhà độc đáo tựa cảnh quay trong một thước phim cổ trang Trung Quốc. Sự vắng vẻ, thưa khách càng tô đậm thêm nét uy nghiêm, thanh khiết của ngôi chùa này.
Núi tuyết Shika
Núi tuyết Shika còn có tên gọi khác là Thạch Ca Tuyết Sơn. Với độ cao 4.450 m ngọn núi hùng vĩ này đã "đốn tim" biết bao du khách bởi sự hùng vĩ và nên thơ, để đặt chân được đến đỉnh núi, du khách sẽ phải đi cáp treo khoảng 1 h đồng hồ, khi cáp treo đưa du khách đến độ cao khoảng 3.000 m du khách sẽ thấy đỉnh của những ngọn núi ẩn hiện trong màn mây mỏng, mờ mờ ảo ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Thạch Ca Tuyết Sơn gắn liền với câu chuyện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn các đệ tử đến khu vực của ngọn núi để chuyển pháp luân cho họ. Dạo quanh ngọn núi bạn sẽ bắt gặp những đàn hươu đang kiếm ăn, bởi theo Phật giáo Tây Tạng hươu được coi là linh vật.
Shika mỗi mùa lại khoác trên mình một chiếc áo mới mang những gam màu khác nhau, mùa xuân và hạ ngọn núi được mặc một chiếc áo màu xanh của cỏ cây, hoa lá tràn đầy sức sống. Sang thu, ngọn núi trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết với gam màu đỏ vàng của những hàng cây thay lá. Đông sang, tuyết trắng xóa phủ kín ngọn núi tạo nên một nét đẹp hùng vĩ hòa quyện với khung cảnh nên thơ, hữu tình tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
Đỉnh núi Kawagabor
Đến Shangrila không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Kawagarbo - đỉnh núi cao nhất tỉnh Vân Nam (cao 6.740m). Nó được đặt theo tên của một vị thần chiến binh và nằm trong danh sách những ngọn núi linh thiêng nhất của dòng Phật giáo Tây Tạng, các Lạt Ma tin rằng đây là nơi Phật Thích Ca Mâu Ni từng tu luyện.
Đứng từ xa du khách cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn toàn cảnh ngọn núi hùng vĩ, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh từ ngọn núi truyền cho du khách giống như cái tên của vị chiến binh vậy.
Mỗi năm, Kawagarbo thu hút tới 20.000 tín đồ hành hương, đi bộ khoảng 240 km gian khổ để tới được đây. Chỉ khi leo lên tới đỉnh Kawagabor du khách mới thấy được hết vẻ đẹp hung vĩ của ngọn núi này. Để có thể chinh phục được đỉnh núi này du khách hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt và đừng quên mang theo áo ấm nhé!
Đến thăm ngọn núi Kawagarbo, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp hùng vĩ của dãy núi ngàn năm tuổi mà còn có dịp tìm hiểu về cuộc sống của người Tây Tạng tại một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi. Ghé thăm ngôi làng, du khách sẽ được tiếp đón bởi những người dân hiếu khách và thân thiện, bạn sẽ có dịp hóa thân vào những cô gái người Tạng xinh đẹp ngôi bên khung cửa dệt vải, hay những người nông dân gieo trồng trên cánh đồng lúa, chắc chắn nơi đây sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm thú vị đấy.
Công viên Potatso (Pudacuo)
Nếu Tu viện Songzalin đưa du khách lạc vào vùng đất của Phật giáo thì khi ghé thăm Công viên Potatso du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hữu tình ở nơi đây.
Được xây dựng vào năm 2007, Công viên Potatso hấp dẫn du khách bởi hệ sinh thái tự nhiên với cảnh sắc núi non, sông nước hữu tình. Công viên là nơi bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên quý với diện tích khoảng 1.300 km2, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh sắc tuyệt đẹp với cỏ cây, núi non, sông nước tất cả đã hòa quyện với nhau tạo nên một nét đẹp vô cùng ấn tượng trong mắt du khách. Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng sắc đẹp của những loài hoa quý như hoa phong lan hay ngắm nhìn những chú sếu cổ đen kiếm ăn bên bờ sông.
Đừng quên ghé thăm hồ Shudu - hồ nước đẹp nhất tỉnh Vân Nam, với độ rộng khoảng 120 hecta, hồ nước khoác trên mình một nét đẹp dịu dàng và duyên dáng tựa như một cô gái mới lớn e ấp nhưng vô cùng quyến rũ. Có lẽ, hồ Shudu đẹp nhất là khi vào thu, mọi cảnh vật quanh hồ đều được nhuộm màu vàng đỏ, những đồi cỏ xanh mướt đang ngả dần sang màu vàng soi bóng xuống mặt hồ, một khung cảnh huyền ảo và nên thơ.
Du lịch đảo Hải Nam ở Trung Quốc Đải Hải Nam - hòn đảo lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ xếp sau đảo Đài Loan. Đảo Hải Nam là một khu kinh tế đặc thù của Trung Quốc. Không những thế, nơi đây còn là thiên đường tuyệt đẹp, Hawaii của Châu Á với nhiều cảnh sắc hấp dẫn khách du lịch trên toàn thế giới. GIỚI THIỆU VÀI NÉT...