Ngọn núi cao nhất dãy Alps giảm độ cao
Độ cao của Mont Blanc, ngọn núi cao nhất tại Pháp, đã giảm khoảng 2 m trong 2 năm qua. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 5/10, cho thấy đỉnh của ngọn núi cao nhất trên dãy Alps ở độ cao 4.805,59m so với mực nước biển.
Toàn cảnh ngọn núi Mont-Blanc trên dãy Alps tại Pháp ngày 30/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Jean des Garets, chuyên gia hình học tại tỉnh Haute-Savoie, miền Đông Nam nước Pháp, độ cao của ngọn Mont Blanc giảm 2,2 m có thể do lượng băng tuyết thấp hơn trong mùa hè. Có khả năng độ cao đỉnh núi sẽ lại tăng nhanh trong 2 năm tới khi thực hiện đợt đo lường tiếp theo.
Đỉnh núi đá có độ cao 4.792 m so với mực nước biển nhưng lớp băng và tuyết lưu lại trên đỉnh có thể làm thay đổi độ cao của ngọn núi giữa các năm tùy vào điều kiện thời tiết và gió.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đo độ cao của ngọn Mont Blanc từ năm 2001, định kỳ 2 năm 1 lần, để tập hợp thông tin về tác động của biến đổi khí hậu với dãy Alps. Để thực hiện biện pháp đo lường, nhóm nghiên cứu gồm 20 người, chia làm 8 đội đã tới ngọn núi từ giữa tháng 9 và tiến hành đo đạc trong vài ngày, sử dụng các thiết bị công nghệ cao và lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái.
Theo chuyên gia Jean des Garets, công việc của đội là thu thập các số liệu, không diễn giải ý nghĩa các số liệu mà chuyển cho các nhà khoa học. Qua những lần đo đạc, nhóm của ông cũng rút ra nhiều điều như đỉnh núi có thể thay đổi vị trí và độ cao so với mực nước biển, dao động trong khoảng 5 m.
Thụy Sĩ đo lượng sông băng tan chảy sau mùa Hè nóng bức
Những cánh đồng băng tuyết trắng xóa đang nhường chỗ cho các mỏm đá màu xám xịt trên dãy Alps của Thụy Sĩ khi các dòng sông băng tan chảy sau một mùa Hè nóng bức.
Sông băng tại Gletsch, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Năm ngoái, sông băng ở Thụy Sĩ ghi nhận tốc độ tan chảy tồi tệ nhất kể từ khi nước này bắt đầu theo dõi dữ liệu trên cách đây hơn 1 thế kỷ. Khoảng 6% khối lượng sông băng đã biến mất trong năm 2022.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Đại học ETH Zurich ngày 6/9 nhấn mạnh tình hình rất đáng lo ngại. Ông Matthias Huss - nhà khoa học phụ trách Mạng lưới theo dõi sông băng của Thụy Sĩ (GLAMOS) - cho rằng một đợt tan băng khác sẽ xảy ra trong năm nay. Ông giải thích: "Mùa Hè năm nay quá nóng. Các dấu hiệu cho thấy năm nay lại là một năm bị ảnh hưởng (bởi tình trạng biến đổi khí hậu). Tại một vị trí được theo dõi, chúng tôi đã mất hơn 2 m băng và đây là con số không nhỏ".
Các nhà khoa học đang theo dõi các sông băng trên thế giới để tìm kiếm bằng chứng về vấn đề nóng lên toàn cầu, trong bối cảnh nhiệt độ nhiều nơi trên thế giới ngày càng tăng. Tại Thụy Sĩ, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 15,5 độ C, cao hơn 1,2 độ C so với mức bình thường, khiến tháng 8 vừa qua là tháng nóng nhất từ trước đến nay ở nước này.
Ở khu vực rừng núi thuộc vùng Montana, cơ quan chức năng MeteoSchweiz ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục là 31,5 độ C trong ngày 24/8. Hiện nhóm GLAMOS đã tới thực hiện các biện pháp đánh giá ở đỉnh Glacier de la Plaine Morte thuộc vùng Crans-Montana. Theo ông Huss, dù kết quả cuối cùng có thể cho thấy tình trạng tan băng không nghiêm trọng như năm ngoái, nhưng vẫn đáng lo ngại bởi "cảnh quan đang thay đổi quá nhanh, với những tảng đá mới xuất hiện, mọi thứ trở nên xám xịt và tối tăm".
Trung Quốc bắt đầu khoan hố dầu khí siêu sâu thứ hai Công ty Dầu khí PetroChina Southwest của Trung Quốc, ngày 20/7, bắt đầu thực hiện mũi khoan thăm dò dầu khí siêu sâu tại Lưu vực Tứ Xuyên, một khu vực sản xuất khí đốt chính ở vùng Tây Nam Trung Quốc. Đây là mũi khoan thứ hai có độ sâu hơn 10.000 mét từng được thực hiện ở Trung Quốc. Trước đó,...