Ngôn ngữ cử chỉ của Obama và quan hệ Mỹ với các nước
Tại một sự kiện thu hút đông đảo lãnh đạo thế giới như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, việc ông Obama gặp ai, bắt tay ai, tránh mặt người nào có thể nói lên nhiều điều.
Mọi bước đi, cử chỉ của ông Obama tại Liên Hợp Quốc đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh: AP
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bước qua sảnh và hội trường của Liên Hợp Quốc cùng các nguyên thủ quốc gia để đến dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong tuần này, sự kiện không khác gì một buổi họp lớp náo nhiệt với sự góp mặt của những đoàn xe hộ tống, theo New York Times.
Sẽ có những nhà lãnh đạo ông Obama muốn tránh mặt, như đại diện của Venezuela, Ai Cập, Zimbabwe hay Uganda, những người ông từng tránh mặt nhưng nay đã “làm lành”, như Chủ tịch Cuba, và cả những lãnh đạo muốn né ông chủ Nhà Trắng nhiều như chính Tổng thống Obama ngại giáp mặt họ, điển hình là Iran. Cũng có những người ông Obama không muốn gặp nhưng cảm thấy buộc phải làm vậy, Tổng thống Nga, hay những người ông cảm thấy là bạn thực sự, và vui vẻ khi gặp lại, như Thủ tướng lãnh đạo Ấn Độ.
Có lẽ chưa bao giờ chuyến công du thường niên tới Liên Hợp Quốc lại khiến Obama gặp nhiều thách thức như lần này khi ông phải cùng lúc cân bằng tất cả các mối quan hệ khác biệt.
Năm nay, thử thách ông Obama phải đối mặt đặc biệt khó khăn bởi sự xuất hiện của rất nhiều gương mặt, cả đối địch lẫn thân thiết, không thường xuyên xuất hiện tại New York. Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp ở phút cuối với Chủ tịch Cuba Raul Castro, cũng như lần giáp mặt với lãnh đạo Iran Hassan Rouhani hay ông chủ Điện Kremlin Vladimir Putin.
Bằng cách quan sát ngôn ngữ cử chỉ của các lãnh đạo, theo dõi xem ai đang cố gắng bắt tay ai và ai đang né tránh bắt tay ai, chúng ta có thể thu được lát cắt cận cảnh nhất về tình hình chính trị trên toàn thế giới, Nancy E. Soderberg, nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, bình luận.
Video đang HOT
Trung Quốc và Nga đang mong muốn thể hiện sức mạnh với các nước láng giềng, các quốc gia Arab hiện băn khoăn về thỏa thuận hạt nhân với Iran, châu Âu lo lắng về Putin và những người tị nạn, châu Á hồi hộp trước các cuộc đàm phán thương mại còn dang dở, phần lớn Trung Đông lại đang trong hỗn loạn. Trước bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Mỹ tới kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mang theo một loạt mục tiêu cần đạt được.
Khoảnh khắc Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin nâng ly với “thái độ không thể lạnh nhạt hơn” tại bàn tiệc của Liên Hợp Quốc được các hãng tin lớn đăng tải và phân tích. AP cho rằng “nụ cười nhạt” của Tổng thống Putin và “gương mặt u ám” của Tổng thống Obama trên bàn tiệc có thể xuất phát từ những sứt mẻ trong quan hệ Nga – Mỹ, trong đó có khủng hoảng ở miền đông Ukraine, bất đồng quanh việc Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngoài việc thúc giục người đồng cấp Nga đảm bảo các bên liên quan tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine và hợp tác trong vấn đề Syria, ông Obama còn có kế hoạch củng cố hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, khuyến khích các nước cam kết chung tay trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, điều phối các nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan và giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư đang bao trùm châu Âu.
Với ông Obama, mối quan hệ căng thẳng với một số nhà lãnh đạo chủ yếu do những khác biệt về chính sách hơn là do tính cách cá nhân của người đó.
Ngoài những cuộc gặp mặt đã lên lịch trước hàng tháng, ông Obama ban đầu chỉ chấp thuận có thêm một buổi họp khác với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, một trong số ít nhà lãnh đạo thế giới mà ông có quan hệ cá nhân nồng ấm. Tuy nhiên, khi lên đường tới New York, Nhà Trắng bổ sung hai cuộc họp khác, với Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan.
Mỗi năm, các quan chức phụ trách khu vực trong chính phủ Mỹ vẫn vận động hành lang mạnh mẽ để ông Obama gặp gỡ với các lãnh đạo tại khu vực họ phụ trách. “Tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ có những hàng nước mắt dài” từ những người không thể có được các cuộc gặp song phương”, Julianne Smith, cựu trợ lý của Phó tổng thống Joe Biden, khẳng định. “Không có gì đặc biệt hơn việc trúng độc đắc một cuộc họp song phương, để khiến đồng minh cảm thấy họ được đánh giá cao. Tôi không muốn nói điều này nhưng nó thực sự phổ biến”.
Mặt khác, các cuộc họp trước đây tại Liên Hợp Quốc cũng bộc lộ nhiều mối nguy cơ chính trị. Những người tiền nhiệm của ông Obama từng phải cùng dự các sự kiện này với các nhà lãnh đạo như Muammar el-Qaddafi từ Libya, Yasir Arafat của Palestine, Mahmoud Ahmadinejad từ Iran hay Hugo Chavez của Venezuela.
Tình hình năm nay có vẻ dễ dàng hơn khi các ông Arafat, Qaddafi và Chavez đã qua đời, còn ông Ahmadinejad và ông Castro đã thôi nắm quyền. Hơn nữa, ông Obama cũng đạt được những đột phá về ngoại giao với Cuba và Iran, cho dù thỏa thuận hạt nhân với quốc gia vùng Vịnh có phần gây tranh cãi.
Tại các cuộc họp trước ở Liên Hợp Quốc, ông Obama và ông Rouhani vẫn tìm cách né tránh một cái bắt tay. Họ chỉ liên lạc qua điện thoại khi nhà lãnh đạo Iran lên xe ra sân bay. Năm nay, ông Rouhani có vẻ không còn hào hứng nữa.
Bà Soderberg cho biết, khoảnh khắc rủi ro nhất đó là khi chụp ảnh chung, lúc Tổng thống Mỹ không hề có phụ tá hay nhân viên an ninh nào đứng đủ gần để ngăn chặn một vụ tiếp xúc không mong muốn. Song, bà thêm rằng các nhà lãnh đạo đã học được cách tóm lấy cẳng tay của một vị khách không mong đợi đúng lúc để tránh một kết cục còn tệ hơn cả cái bắt tay.
“Mọi người tại Liên Hợp Quốc đều biết điều này bởi họ không muốn có một cái ôm không phù hợp từ phía một nhà lãnh đạo nào đó”, bà Soderberg nói.
Dù vậy, Nhà Trắng vẫn tìm cách tránh mọi nguy cơ. Trong quá trình rà soát danh sách người tham dự, họ luôn cố gắng đảm bảo ông Obama chỉ gặp những người ông muốn, và giảm thiểu những cuộc gặp không mong đợi.
“Những người tiền trạm tội nghiệp sẽ làm việc này. Dù mồ hôi túa ra họ vẫn phải cố gắng nắm bắt mọi thông tin liên quan đến việc nhà lãnh đạo sẽ ở đâu tại thời điểm đó”, bà Smith tiết lộ. “Không ai muốn có bất kỳ tình huống khó xử nào”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Mỹ đề cao giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật quốc tế
Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 28/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ khi đề cập vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông liên quan tới Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)
Trong bài phát biểu, Tổng thống Obama nêu rõ Washington quan tâm tới việc giữ vững các nguyên tắc cơ bản về tự do đi lại, tự do thương mại cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực. Chính vì vậy, Mỹ sẽ bảo vệ các nguyên tắc này, đồng thời khuyến khích Trung Quốc cùng các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Chính quyền Obama trước đó đã chỉ trích việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp và cải tạo quy mô lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa cũng như việc xây dựng các cơ sở, trong đó có ít nhất ba đường băng, mà Washington cho rằng Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.
Phát biểu trên của Tổng thống Obama được đưa ra chỉ ba ngày sau cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia Mỹ-Trung tại Nhà Trắng hôm 25/9.
Tại cuộc hội đàm này, Tổng thống Obama đã đề nghị với phía Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế. Ông cho rằng cần có một nghị quyết giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay Biển Hoa Đông và dù Mỹ không phải là bên có tranh chấp tại hai vùng biển này song Washington mong muốn các bên tôn trọng những quy định và luật pháp quốc tế.
Sau cuộc gặp, dư luận thế giới nhận định Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc xây dựng lòng tin vì những bất đồng giữa hai bên không chỉ liên quan tới vấn đề tranh chấp trên biển mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như an ninh mạng, vấn đề dân chủ nhân quyền..../.
Theo Vietnam
Mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria Phát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trước Đại hội đồng LHQ ngày 28/9 đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria. Phát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trước Đại hội đồng LHQ ngày 28/9 đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria. Những bài phát...