Chủ tịch TP Hà Nội bất ngờ “vi hành” bến xe
Hôm qua (9/7), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đột xuất thị sát một số bãi đỗ xe và khu đất dự kiến làm bãi xe với mục đích có cơ sở thực tế để sắp xếp lại các luồng, tuyến cho phù hợp.
Địa điểm đầu tiên mà Chủ tịch TP Hà Nội chọn là bãi đỗ xe tải Đền Lừ (thuộc quận Hoàng Mai). Sau khi nghe Sở Quy hoạch-Kiến trúc báo cáo về thực trạng của bãi xe này, ngay tại hiện trường, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu phải khẩn trương rà soát lại quy hoạch bãi đỗ xe.
“Với khu đất rộng này và vị trí thuận lợi cần phải xem xét để xây dựng, sắp xếp lại bãi đỗ xe tạm vừa phục vụ khu chợ đầu mối, một phần có thể phục vụ cho các tuyến xe khách”, ông Thảo nói. Ông Thảo cũng yêu cầu lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc dừng xem xét kiến nghị của một doanh nghiệp sử dụng khu đất phục vụ kinh doanh thương mại.
Chủ tịch TP Hà Nội kiểm tra các bến xe. Ảnh: Nguyễn Tú.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã kiểm tra thực trạng các Bãi đỗ xe tải Đền Lừ, Bến xe bus Nam Thăng Long, Bến xe khách Mỹ Đình. Thị sát suốt dọc tuyến vành đai III – cầu Thăng Long – Bắc Thăng Long – Nội Bài, Chủ tịch UBND TP đã xem xét nhiều vị trí có khả năng bố trí đầu tư xây dựng các điểm đỗ xe lớn như khu đất tại nút giao cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ với đường vành đai III; khu đất thuộc xã Hải Bối (huyện Đông Anh), nằm sát mặt đường Bắc Thăng Long – Nội Bài…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thế Thảo cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan về việc sắp xếp lại các tuyến xe khách. ” Xe khách chạy đường 6 về Hà Nội (tỉnh Hòa Bình, Sơn La…) và đường mòn Hồ Chí Minh buộc phải về Bến xe Yên Nghĩa. Dứt khoát không cho xe từ Vinh, Hà Tĩnh… sang bến Mỹ Đình nữa. Những tuyến xe này phải tập kết ở các bến phía Nam”, ông Thảo nói.
Đồng thời ông Thảo yêu cầu Bến xe Mỹ Đình tập trung phục vụ xe các tuyến đường số 2, số 3 đi Lào Cai, Yên Bái… về Hà Nội, cùng với đó là “tăng bo” thêm xe buýt vào đây. Sau này, Hà Nội tiếp tục mở thêm bến xe phía bắc Long Biên, sẽ là nơi tập kết xe khách các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên…
Giảm tải cho bến Mỹ Đình Cùng với việc điều chuyển 359 lượt xe, Sở GTVT Hà Nội vừa có thêm phương án giảm tần suất hoạt động các tuyến để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình. Theo đó, với phương án 1 (phương án cũ), để giảm tải cho bến Mỹ Đình, từ 20/7, Sở GTVT sẽ điều chuyển toàn bộ 359 lượt/ngày của các tuyến tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định và Hà Nam và 52 phương tiện của 33 DN thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được cấp phép sau ngày 14/10/2009 ra khỏi bến Mỹ Đình. Phương án 2 (phương án mới): Ngoài 52 phương tiện nói trên, các tuyến còn lại bắt đầu từ ngày 10/9, sẽ giảm đồng đều tần suất hoạt động của các DN với số lượng khoảng 30 lượt xe/ngày, tương đương giảm 30% công suất hiện nay. Lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2015. Anh Trọng
Theo 24h
Bãi xe "lấn" công viên Thống Nhất sẽ được xây như thế nào?
Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội cho biết, bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất sẽ được xây dựng ngầm và trên mặt đất với diện tích gần 4.000 m2, có sức chứa 339 xe ô tô và 100 xe máy.
Theo Sở QHKT TP, bãi đỗ xe có tổng diện tích gần 4.000 m2 nhưng diện tích chiếm đất chỉ gần 2.400 m2, phía bắc giáp phố Trần Nhân Tông; đông giáp lối vào cổng chính công viên Thống Nhất; tây giáp đường dự kiến vào khu xử lý nước thải trong công viên; nam giáp khu cây xanh trong công viên.
Một bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất
Phần ngầm bãi đỗ xe có diện tích hơn 2.500 m2 (phần ngầm mở rộng thêm về phía công viên 312m2, về hè phố Trần Nhân Tông 60m2), có 3 giá đỡ xe với công suất 294 ô tô hạng dưới 2,6 tấn. Công nghệ đỗ xe tự động. Bãi đỗ xe nổi trên nóc tầng hầm chứa xe (đỗ trên mặt đất) với diện tích gần 1.500 m2 với công suất 45 ô tô và khoảng 100 xe máy, xe đạp. Tổng công suất đỗ xe khoảng 339 ô tô và 100 xe máy.
Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc xây dựng bãi đỗ xe này là cần thiết để phục vụ nhu cầu cho khách tham quan đến công viên là chính, ngoài ra còn thể phục vụ thêm một phần nhu cầu trong khu vực. Cần hạn chế tối đa xây dựng các công trình nổi (nhà trạm, nhà quản lý, dịch vụ) và việc đỗ xe trên mặt bằng cũng chỉ nên mang tính chất tạm thời đến giai đoạn nhất định có thể không cho phép đỗ xe, hoàn trả lại diện tích cây xanh, thảm cỏ, tiểu cảnh cho công viên. Có thể nghiên cứu kết cấu thép, lắp ghép, có động khi cần có thể tháo lắp dễ dàng.
Sở TN-MT Hà Nội cũng nhận định vị trí đất dự kiến thực hiện dự án thuộc bãi đất công cộng bãi đỗ xe trong công viên không làm thay đổi mục đích sử dụng đất. Dự án thuộc đối tượng cần tiến hành thủ tục cam kết bảo vệ môi trường với UBND quận Hai Bà Trưng.
Còn Sở Xây dựng yêu cầu cần làm rõ quy mô, phạm vi phục vụ, lưu ý về thiết kế kiến trúc cảnh quan, không ảnh hưởng đến diện tích cây xanh của công viên và hệ thống cống thoát nước của khu vực, lưu ý về phương án tổ chức giao thông cho xe ra vào, công nghệ sử dụng.
Trong khi đó Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đề nghị đảm bảo diện tích đỗ xe để phục vụ khách đến công viên với quy mô tương đương như đề xuất trong quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, nâng cấp công viên Thống Nhất, đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có cũng như quy hoạch, phần công trình nổi chỉ đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu phục vụ hoạt động của bãi đỗ xe.
Đơn vị trực tiếp quản lý công viên - Công ty TNHH một thành viên công viên Thống Nhất - đề nghị dành 100% diện tích phần nổi để trông giữ xe đạp, xe máy; thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bãi đỗ xe là một bộ phận không tách rời với tổng thể công viên Thống Nhất; phương án xây dựng phù hợp với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo, nâng cấp công viên này ở tỷ lệ 1/500. Công ty nhất trí nghiên cứu mở rộng phần ngầm để nâng cao hiệu suất sử dụng.
Sở Quy hoạch đề nghị ở phần bãi đỗ xe ngầm, nghiên cứu mở rộng với quy mô đề xuất như của Ban quản lý chỉnh trang Hà Nội nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng với điều kiện không làm ảnh hưởng đến công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện có tại khu vực (như các tuyến cống hộp nối từ trạm xử lý nước thải ra hồ Thiền Quang).
Về tầng cao công trình, phần công trình nhà điều hành chỉ xây một tầng, diện tích 500-600m2 đủ để đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật thiết yếu phục vụ hoạt động của bãi đỗ như cất giữ và quản lý kỹ thuật, không bố trí chức năng dịch vụ. Phần sân bãi còn lại trên mặt đất chủ yếu dành cho việc trông giữ xe máy, xe đạp, phục vụ người dân đến công viên và không ảnh hưởng tới lối ra vào khu vực xử lý nước thải đang triển khai.
Trên cơ sở các yêu cầu quy hoạch kiến trúc nêu trên, sau khi được UBND thành phố chấp thuận, Sở QHKT sẽ hướng dẫn Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ để phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện. Đồng thời, sở này đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cập nhật quy mô công trình này vào đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và cải tạo nâng cấp công viên Thống Nhất tỷ lệ 1/500 để đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch và dự án.
Theo Dantri
90% ôtô của Hà Nội bị "ép" dừng đỗ trái phép? Theo thống kê, các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện chỉ đáp ứng được từ 8-10% nhu cầu của người có phương tiện. Như vậy, còn lại khoảng hơn 90% số xe có nhu cầu không được đáp ứng và buộc phải dừng đỗ trái phép. Hà Nội đang thiếu nghiêm trọng các...