Ngọn lửa làm game Việt: Le lói, chứ không thể lụi tàn
Có thể khẳng định rằng, ngọn lửa làm game tại Việt Nam có thể le lói, khó khăn trong vài thời điểm, nhưng tuyệt đối không thể lụi tàn.
Nhiều người nói rằng, với đam mê, con người sẽ có thể làm nên tất cả. Thế nhưng có lẽ, cụm từ “tất cả” ở đây nên loại trừ game ra. Bởi lẽ, tôi đã từng thấy không ít những dự án làm game của những sinh viên hay những game thủ đầy tâm huyết rốt cuộc đều đã bị dẹp vào một góc, mỗi người một nơi với nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng hàng ngày.
Nếu không có đam mê, thì những thứ bạn làm sẽ giống như việc bạn bị bắt ép hoàn thành một công việc mình không thích một chút nào. Điều này cố nhiên là chính xác. Thế nhưng với game, đam mê của bạn không thể nào được xếp vào vị trí thứ nhất trong số những điều kiện cần có để tạo ra một tựa game hay.
Hãy lấy ví dụ một dự án game của những sinh viên sắp ra trường. Họ đam mê một thể loại game, và cùng ngồi với nhau bàn tính kế hoạch tạo ra một tựa game để một mặt thỏa mãn đam mê, mặt khác giới thiệu đến cộng đồng game thủ, và nếu thành công thì họ còn có thể kiếm tiền từ việc đó. Tuy nhiên những trở ngại sẽ xuất hiện, chẳng chóng thì chầy.
Ngay đến cả những studio game lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động hiện tại cũng đang phải trầy trật trước những khó khăn và những thay đổi chóng mặt của thị trường game Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014 đã diễn ra.
Và rồi sự thành công bất ngờ của Nguyễn Hà Đông nhanh chóng khiến cho các Studio game mobile trước đây nhận ra rằng, nhu cầu giải trí trên điện thoại khác khá xa máy tính, và phần lớn game thủ điện thoại cần thứ gì đó giải trí nhanh gọn, có tính thử thách và đặc biệt là không cần động não quá nhiều. Flappy Bird đặc biệt thành công cũng 1 phần vì lỗi chơi hoàn toàn không cần động não tư duy và đặc biệt là hoàn toàn không có cốt truyện.
Video đang HOT
May mắn thay, thời gian đó đã trôi qua. Giờ đây, cộng đồng những người phát triển game Việt đang chuyển dịch sang việc phát triển những tựa game giải đố động não, cũng như những game online nền mobile để tìm được thành công từ chính cộng đồng, thay vì chỉ đơn giản là đưa game lên AppStore, PlayStore và chờ đợi như xưa.
Dần dà, những sản phẩm do bàn tay người Việt Nam thực hiện, theo kỳ vọng của chính chúng tôi cũng như cộng đồng game thủ hâm mộ, sẽ dần đủ sức thay thế những sản phẩm đến từ Trung Quốc đã và vẫn đang ồ ạt tràn về Việt Nam sau thời kỳ webgame thống trị làng game nước nhà.
Đó cũng chính là ước vọng của không ít người Việt, những người có tư duy lạc quan, muốn cộng đồng phát triển, thay vì ném gạch và chê bai tập thể những dự án do người Việt thực hiện vì tự ti, vì sính ngoại, hay vì bất kỳ lý do nào.
Dân không chuyên: “Làm” game vì đam mê, nhưng…
Việc làm game vì đam mê là một sự thật khó lòng có thể chối bỏ. Và cũng vì thế, những game thủ Việt mod hoặc làm game mới hầu hết cũng chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ cộng đồng hâm mộ một vài tựa game nhất định. Điều này phần nào có chút sai lệch với những dự án chuyển ngữ như Final Fantasy VIII, một trong những tựa game gắn bó với rất nhiều thế hệ game thủ nước ta.
Thế nhưng câu chuyện của Final Fantasy VIII lại là một vấn đề hoàn toàn khác nhưng cũng khá nóng hổi. Lý do là, tất cả những dự án chuyển ngữ như thế này hiện đều chỉ được phân phối một cách miễn phí qua những được link tải về được game thủ chia sẻ cho nhau. Vậy đối với những game thủ với khát vọng làm giàu từ game, họ cần phải làm gì, đặc biệt là giữa một thị trường vốn quá phụ thuộc vào những game crack miễn phí và không bản quyền?
Câu trả lời được họ đưa ra là: “Chúng tôi làm game vì đam mê chứ không phải vì tiền”. Đây cũng là tư duy nói chung của rất nhiều những game thủ, những người làm game không chuyên khác tại Việt Nam.
Thế nhưng khi vòng quay cơm áo gạo tiền bắt đầu trở thành mối lo, thì những người làm game không chuyên như thế này chắc chắn sẽ dang dở những dự án đầy hứa hẹn. Đó cũng là nỗi lo của nhiều game thủ khác khi chờ đón một tựa game do chính những gamer Việt Nam khác thực hiện.
Trong khi đó, không ít những game thủ khác thì tự mày mò tìm hiểu những kiến thức cơ bản để làm game. Tinh thần ham học hỏi, cầu thị của những game thủ này luôn là điều chúng ta cần ngưỡng mộ. Thế nhưng làm game là một chuyện, tạo ra những sản phẩm hợp với thị hiếu lại là khía cạnh hoàn toàn khác, đòi hỏi thời gian nghiên cứu cũng như mức độ “liều” tương đối để chấp nhận thất bại một khi sản phẩm không nhận được đánh giá cao từ cộng đồng.
Tạm kết
Trong thời điểm mà cả ngành phát triển game Việt tuy đã có những bước tiến thay đổi nhưng vẫn chưa hết khó khăn, thì những sự quan tâm chú ý dành cho cộng đồng phát triển game không chuyên tại nước ta lại trở thành xu hướng mới.
Trong khi đó, những lá cờ đầu của làng phát triển game trong nước cũng đang trở lại với đà phát triển họ mong muốn, từ những dự án mới, tới việc tuyển mộ những người Việt trẻ, có sáng tạo và có nhiệt huyết đam mê. Có thể khẳng định rằng, ngọn lửa phát triển game Việt Nam có thể le lói, khó khăn trong vài thời điểm, nhưng tuyệt đối không thể lụi tàn.
Theo Gamek
Sản phẩm game thương hiệu Việt được nước ngoài ưa chuộng
ICTnews - Nhiều sản phẩm game thương hiệu Việt xuất ra các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc được phía Hàn Quốc đánh giá cao, thậm chí họ còn lo ngại bị game Việt cạnh tranh trên thị trường.
Tại hội thảo "Sản phẩm và dịch vụ Công nghệ Thông tin Thương hiệu Việt 2014" tổ chức ở TP.HCM ngày 4/12/2014, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cho biết các phần mềm game thương hiệu Việt được đánh giá cao. Cụ thể, Việt Nam đã xuất các sản phẩm game thương hiệu Việt ra Trung Quốc và Hàn Quốc. Các sản phẩm game thương hiệu Việt được phía Hàn Quốc đánh giá cao về chất lượng. Mặc dù Hàn Quốc là một nước có ngành công nghiệp game rất phát triển, nhưng cũng tỏ ra lo ngại sự cạnh tranh từ các sản phẩm game của Việt Nam.
Các sản phẩm game Việt được nước ngoài đánh giá cao
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đánh giá cao các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt ở các lĩnh vực khác và cảm thấy mừng khi các sản phẩm này đạt chất lượng cao, nhiều mẫu mã đẹp, chẳng hạn như smartphone Vivas Lotus S2 của VNPT Technology.
Thứ trưởng cho biết, trong những năm gần đây CNTT tại Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục. Theo số liệu từ Sách Trắng CNTT và Tổng cục Thống kê, năm 2013 tổng doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam đạt 40 tỉ USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 34 tỉ USD. Riêng ngành Phần mềm và Nội dung số mặc dù còn non trẻ nhưng doanh thu cũng lên tới 3 tỉ USD.
Tuy vậy, về chính sách quản lý, Thứ trưởng cũng chia sẻ rất thẳng thắn với các doanh nghiệp tại Hội thảo là hiện nay nhiều chính sách về quản lý thực tế chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ và dịch vụ, điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiện Bộ TT&TT cùng các cơ quan quản lý luôn ghi nhận các ý kiến phản ánh từ doanh nghiệp và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ trong nước phát triển một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
Việt Nam có tên trên bản đồ công nghiệp phần mềm thế giới, lọt vào top 10 nước hấp dẫn về gia công phần mềm, các thành phố như Hà Nội và Hồ Chí Minh nằm trong top 20 thành phố trên thế giới có sức hấp dẫn về gia công phần mềm.
Theo Gamek
Game Việt đi "copy" không phải điều đáng xấu hổ Làng game Việt lại cần thêm rất nhiều những kinh nghiệm mà thế giới đã có được để tiếp tục phát triển ngành phát triển game. Từ trước tới nay, cộng đồng game thủ Việt đã có không ít lần xôn xao trước những dự án game do người Việt Nam phát triển nhưng lại bị phát hiện là "copy" những sản phẩm...