Ngồi xe lăn vẫn thành “triệu phú gà”
Là nạn nhân ảnh hưởng của chất độc da cam, tay chân bị teo liệt không đi lại được phải nhờ đến xe lăn, nhưng nhờ nghị lực phi thường và ý chí dám nghĩ dám làm, anh Chu Đình Kế ở thôn Trung, xã Đồng Than (Yên Mỹ – Hưng Yên) đã vượt lên nỗi đau tật nguyền để trở thành triệu phú.
“Vầng trăng khuyết”
Con đường bê tông khúc khuỷu dẫn về xã Đồng Than rợp bóng nhãn lồng, một vùng quê yên ả với những cánh đồng thẳng cánh cò bay như vùng thảo nguyên xanh giữa đồng bằng. Ở nơi đây, một ngôi làng cổ kính vẫn còn dấu vết thời gian với những ngôi nhà làm bằng đá ong với cây đa giếng nước sân đình. Và vùng quê yên ả ấy cũng chứa đựng bao nhiêu nỗi đau của chiến tranh. Những di hoạ chiến tranh vẫn còn hằn rõ ở đâu đó nơi đầu làng cuối xóm.
Ghé quán nước nhỏ đầu làng, hỏi thăm anh Kế “triệu phú gà” ai cũng biết. Họ biết đến anh bằng niềm cảm phục, một tấm gương vượt lên tật nguyền làm kinh tế giỏi. Bà chủ quán nước không giấu được vẻ tự hào: “Anh Kế là người “mở đường” làm giàu cho người dân nơi đây đấy. Tuy tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của anh khó ai sánh kịp. Người làng tôi vẫn gọi những người chẳng may bị tật nguyền là những “vầng trăng khuyết”, anh Kế bị chất độc da cam mà làm giàu được như vậy thì quả là hiếm”.
Chiến tranh và chất độc da cam đã lấy đi bao ước mơ hoài bão của chàng thanh niên Chu Đình Kế. Khi mới lọt lòng, Kế đã bị dị tật bẩm sinh, chân tay cứ co quắp và dần dần teo liệt. Số tiền ít ỏi trong nhà mà cha anh – một cựu binh già sau nhiều năm tích cóp nhờ làm thuê cũng không cứu được đôi chân, đôi tay của con. Chất độc da cam đã vĩnh viễn trao cho Kế số phận của một “vầng trăng khuyết”.
Dù tật nguyền nhưng anh Kế rất hăng say lao động
Cũng từ đó, chiếc xe lăn trở thành người bạn “bất ly thân” của Kế cho đến tận bây giờ. Nhưng Kế là người có hoài bão và tính tự lập, anh không muốn nhận những ánh mắt thương hại của mọi người xung quanh, càng không muốn là gánh nặng cho gia đình và người thân. Dù bị liệt, nhưng bù lại anh có đôi mắt sáng tinh tường cùng trí óc thông minh. Ngay từ nhỏ, Kế đã ấp ủ ước mơ làm giàu bằng chính nghị lực của mình.
Có duyên với gà chân to
Không tự mình đi lại được, Kế đã nhờ người thân, bạn bè chở đi tham quan những mô hình chăn nuôi các vùng lân cận. Anh thấy rằng con gà Đông Tảo cũng như gà Hồ vừa dễ nuôi lại đem lại giá trị kinh tế cao. Tích lũy được ít kinh nghiệm, anh quyết tâm dựng một trang trại chăn nuôi của riêng mình.
“Lúc đầu, mọi người trong gia đình đều kịch liệt phản đối. Mọi người bảo, người khỏe mạnh chăn nuôi đã khó, nói gì đến một người tàn tật. Phải mất hàng tháng trời nài nỉ, thuyết phục, trước sự quyết tâm của tôi, gia đình cũng dần ủng hộ”, anh Kế chia sẻ.
Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của mọi người, anh Kế đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi giống gà Đông Tảo và gà Hồ – một loại gà có chân to và đem lại năng suất, giá trị kinh tế cũng như thương phẩm cao. Từ quy mô vài chục con đến vài trăm, có thời điểm anh nuôi tới hàng nghìn con. Mọi công việc từ lấy cám cho gà ăn, lấy nước cho gà uống, vệ sinh chuồng trại đều tự tay anh làm.
Video đang HOT
Giống gà Hồ mà anh Kế đem về làng nhân giống
Do chưa có nhiều kinh nghiệm, năm 2003, trang trại của anh Kế bị dịch bệnh, gần như không còn bóng dáng con gà nào. Tưởng gục ngã, nhưng anh Kế không nản chí, anh lại bàn với gia đình thế chấp “sổ đỏ” vay mượn vốn, tiếp tục mua con giống, mở rộng chăn nuôi. Như một lẽ ở đời “trời không phụ người có chí”, lứa gà sau anh Kế “trúng” đậm. Trừ tiền vốn, anh lãi hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại, trang trại chăn nuôi gà Đông Tảo và gà Hồ của anh Kế có tới hàng nghìn con gà thịt, cho thu nhập từ 300 – 550 triệu đồng/năm. Nhờ chăn nuôi giỏi, cuộc sống của gia đình anh ngày một khấm khá. Ngôi nhà cao tầng cũng được anh xây mới thay thế cho ngôi nhà cấp 4 lụp xụp trước kia. Bên cạnh đó, anh đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng lò ấp trứng và mở đại lý bán cám, vừa để chăn nuôi vừa để phục vụ bà con trong thôn.
Sống là để giúp mọi người
Người dân thôn Trung thấy gương anh Kế tật nguyền mà làm kinh tế giỏi ai nấy đều nể phục và học hỏi theo. Từ mô hình chăn nuôi của anh Kế, giờ đây thôn Trung đã có hàng trăm hộ dân cũng chăn nuôi gà.
Là một người được anh Kế dìu dắt, giờ đây trang trại của gia đình anh Chu Đình Thiên nuôi tới 2 nghìn con gà, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Anh Thiên cho biết: “Khi biết tôi muốn học cách làm giàu, anh Kế vui vẻ ủng hộ ngay. Không quản nắng hay mưa, cứ hễ tôi cần là anh Kế lại lăn xe đến giúp. Nếu không có sự nhiệt tình của anh thì gia đình tôi chẳng được như hôm nay”.
Thôn Trung có 141 hộ thì có trên 100 hộ gia đình mở rộng mô hình chăn nuôi gà theo hình thức trang trại. Trong đó, có 40 hộ mở rộng chăn nuôi quy mô trang trại trên 2.000 con gà. Thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Đỗ Thành Đoàn, trưởng thôn Trung cho biết: “Anh Kế là một tấm gương vượt lên tật nguyền làm kinh tế giỏi. Anh là người đi đầu trong việc đưa con gà Đông Tảo và gà Hồ về với địa phương để người dân làm giàu. Nhờ vậy, hiện địa phương chúng tôi có khoảng 50 hộ trở thành “triệu phú” có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.
Tuy gặp khó khăn trong đi lại nhưng ai gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ trong chăn nuôi là anh Kế lại vui vẻ lăn xe đến tận nhà giúp đỡ. Bởi theo anh: Điều hạnh phúc nhất của bản thân là được giúp đỡ mọi người xung quanh. Anh Kế chia sẻ: “Số phận đã không cho mình đôi tay, đôi chân lành lặn, nhưng không được đánh mất ý chí và niềm tin. Bởi khi mất ý chí là mất tất cả”
Theo 24h
Đám cưới cảm động của đôi bạn trẻ khuyết tật
Vượt qua khoảng cách địa lý và sự trớ trêu số phận, sau gần 2 năm yêu nhau, đôi bạn trẻ khuyết tật ở Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Hoa Sữa (xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tổ chức đám cưới chính nơi họ gặp nhau lần đầu.
10h30 trưa ngày 15/3, không khí tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Hoa Sữa (xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhộn nhịp bởi đám cưới của hai hoc viên thân hình, thể chất không lành lặn. Khi lời giới thiệu của người dẫn chương trình lễ tân hôn vừa kết thúc, cả hôn trường vỡ òa trong tiếng reo hò khi cô dâu và chú rể từ từ xuất hiện sau cánh gà bước lên sân khấu.
Đôi bạn trẻ ấy là Nguyễn Văn Bình (1990) và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SN 1993). Nhìn đôi bạn trẻ xinh đẹp, gương mặt sáng bừng trong ngày hạnh phúc, ít ai nghĩ họ là những người sinh ra vốn không may mắn như bao người khác. Bình bị dị tật chân bẩm sinh còn Ngọc Ánh bị hạn chế khả năng nghe và nói.
Rất đông bạn bè và người thân đến chúc phúc cho đôi trẻ
Bình là học viên tại lớp điêu khắc của trung tâm dạy gần 6 năm. Sinh ra trong một gia đình có 2 anh em tại xã nghèo của huyện Đại Lộc, Bình không may bị dị tật chân từ lúc mới lọt lòng. Không như những đứa trẻ cùng trang lứa, khi các bạn biết đi, biết chạy Bình vẫn phải bò trên cả đôi chân và 2 bàn tay của mình. Lên 4 tuổi, Bình mới chập chững những bước đi đầu tiên trên bằng đôi chân. 17 tuổi, Bình được một người chú đưa ra trung tâm để học nghề và hòa nhập với môi trường xung quanh. Từ một chàng trai chưa biết gì về nghề, Bình đã trở thành một trong những cây thợ chính tại đây.
Bàn tay chàng trai này đã chai sần vì đất đá nhưng cũng chính bàn tay ấy đã dìu dắt, kèm cặp cho Ngọc Ánh những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào trung tâm. Bình bẽn lẽn tâm sự: "Lần đầu gặp Ánh, ấn tượng đầu tiên của em là nụ cười của Ánh rất tươi và hiền. Ai nói gì Ánh cũng chỉ cười. Sau này em mới biết khả năng nghe nói của Ánh bị hạn chế từ khi nhỏ. Em thấy càng thương và muốn gần gũi, chăm sóc Ánh nhiều hơn. Thời gian đầu chúng em thường trao đổi qua ngôn ngữ tay chân... dần dần thì nhìn nhau thôi cũng đủ hiểu nhau rồi".
Dù mới chỉ vào trung tâm 2 năm, nhưng ánh tỏ ra rất có năng khiếu với vẽ. Công việc phụ trợ lẫn nhau nên đôi bạn trẻ càng có thêm điều kiệm tìm hiểu và gần gũi nhau. Rồi tình yêu chớm nở từ lúc nào...
2 năm qua, ở trung tâm vẫn thường truyền nhau câu chuyện quả trứng gà nên duyên của đôi bạn trẻ. Ông Nguyễn Công Ngụ - Giám đốc trung tâm và cũng là người mà 61 học viên tại đây vẫn gọi là "bố", kể lại: "Ở trung tâm vẫn thường nuôi gà để tăng gia, chủ yếu là lấy trứng bỗi dưỡng cho các em. Cứ mỗi lần gà nhảy ổ lại thấy thiếu quả, sau này mới biết là Ngọc Ánh thương Bình nên giấu đi mọt quả trứng đem luộc cho người yêu. Biết chuyện nên mỗi lần lấy trứng, mọi người đều lặng lẽ đều để sót lại một quả nơi ổ". Khuôn mặt Bình đỏ bừng khi "bố" kể lại chuyện cũ. Anh âu yếm nhìn người yêu ra dấu, dù không hiểu mọi người nói gì nhưng hai má của Ngọc Ánh cũng ửng hồng.
Khi tình cảm ngày càng khăng khít, Bình và Ngọc Ánh xin ý kiến của lãnh đạo trung tâm, gia đình hai bên để được se duyên kết tóc, chăm sóc cho nhau suốt chặng đường còn lại. Nhà trai xa xôi, hôn trường được dựng ngay trên chính nơi gặp gỡ và ươm mần tình yêu của đôi bạn trẻ.
Vượt gần 500km, ra dự đám cưới của cậu con trai, ông Nguyễn Văn Sáu - bố Bình, không giấu nổi nước mắt: "Gia đình tôi rất bất ngờ khi Bình gọi điện về xin tổ chức đám cưới. Tưởng cháu đùa vì con mình như thế, đât khách quê người làm sao kiếm được vợ. Nhưng không ngờ cháu đưa về cho chúng tôi một người con dâu rất xinh đẹp và hiền dịu nữa. Sung sướng nhất của bậc làm cha làm mẹ không gì hơn là nhìn con tìm được hạnh phúc".
"Đám cưới của chúng em tuy đơn sơ nhưng giàu tình, giàu nghĩa lắm. Nhiều bạn bè trung tâm và cả người dân xung quanh cùng đến chúc phúc nữa. Chúng em cũng đang chờ đón tin vui vào giữa năm nay". Bình hạnh phúc nhìn vợ.
Đôi bạn trẻ Bình và Ngọc Ánh
Ngọc Ánh cẩn thẩn sửa lại cổ áo cho Bình trước giờ cử hành hôn lễ
Mặc dù hạn chế về khả năng nghe nói nhưng Ngọc Ánh có nụ cười rất tươi
Trao nhẫn cho nhau
Đoi bạn trẻ cùng uống rượu hồng giao bôi
Mẹ cô dâu xúc động trong ngày vui của con
Rất đông bạn bè cùng tại trung tâm đến chúc phúc...
và cùng hát tặng cho đôi bạn trẻ
Theo Dantri
Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng... chân Chàng trai ngồi trên chiếc chiếu với chiếc bút được "nắm" bằng chân, bao ước mơ, hoài bão được vẽ lên trên trang giấy trắng. Với nghị lực phi thường, cậu vượt qua số phận của một người không lành lặn để cắp sách tới trường, để thêu dệt lên tương lai mới. Em tên là Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1994, cụm...