‘Ngôi vương’ của xe Đức tại Trung Quốc sắp lung lay
Nhãn hiệu BMW, Audi… đang giữ hơn 70% thị trường xe sang có giá trị 40 tỷ USD mỗi năm của Trung Quốc. Tuy nhiên, một kế hoạch đang được các đối thủ chuẩn bị để “lật đổ” ngôi vương của xe Đức.
Thị phần xe sang Trung Quốc đang do các thương hiệu Đức nắm giữ (số liệu tính hết tháng 6/2013). Ảnh: WSJ
Ở Trung Quốc, người mua ôtô tâm niệm rằng xe sang phải là của Đức sản xuất. Chính vì thế, những cái tên như Audi, BMW, Mercedes-Benz chiếm hơn 70% thị phần xe sang cả nước, ước tính trị giá 40 tỷ USD mỗi năm.
Vì thế, một nhóm các hãng xe sang có thị phần nhỏ hơn như Cadillac (thuộc General Motors, Mỹ), Jaguar Land Rover (thuộc Tata Motors, Ấn Độ) và Volvo, thương hiệu Thụy Điển nay thuộc về Trung Quốc đã lên kế hoạch chi tiết trị giá nhiều tỷ USD nhằm đưa hơn 500.000 xe sang vào thị trường này từ năm 2015.
Khách hàng mà họ nhắm tới sẽ làm những người như Andrew Zhang, nhân viên bán đồ điện tử 31 tuổi tại Thượng Hải (Trung Quốc). Zhang đã lái chiếc BMW X1 được 2 năm và anh đang tính chuyện đổi xe. Mẫu GLK 300 của Mercedes-Benz đang trong tầm ngắm nhưng Zhang cũng để ý tới chiếc Range Rover của Jaguar Land Rover.
“Tôi thích không gian rộng lớn bên trong”, Zhang chia sẻ. Anh cũng cho biết luôn thấy ổn khi lái chiếc xe mượn từ một người bạn. Thượng Hải là nơi diễn ra triển lãm ôtô từ ngày 21/11 này. Những cái tên như Range Rover LWB, Evoque 2014, Volvo S60L, Lexus CT200h 2014…tụ hội sẽ hâm nóng cuộc cạnh tranh giữa các tên tuổi lớn trong ngành.
Video đang HOT
Các chuyên gia dự báo thị trường xe sang Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1,4 triệu chiếc trong năm 2013. Dựa trên tiêu chí xác định một mẫu xe sang ở Trung Quốc, giới phân tích nhận định các khách hàng tại đây sẽ sắm khoảng 3 triệu xe vào năm 2020, vượt qua cả Mỹ.
Người Trung Quốc số đông cho rằng ôtô Đức là xe sang, còn các chuyên gia đầu ngành khẳng định sự trung thành đối với một thương hiệu ở đây rất thấp, tạo cơ hội mở cho những tên tuổi khác. Khách hàng ở quốc gia này có xu hướng nâng cấp đồ dùng, hay nói cách khác là họ thường xuyên tính chuyện mua mới. Một số người còn mua đến hai hoặc 3 cái xe cho cả nhà.
Tuy nhiên, xâm nhập thị trường không phải là điều dễ dàng khi có ít nhất 15% doanh số hàng năm của BMW, Audi và Mercedes-Benz ở Trung Quốc, thị trường trọng yếu của họ. Cả 3 đều có kế hoạch bành trướng đầy táo bạo và đang tìm cách tăng thị phần tại đây. Ví như Audi, họ nhanh chóng tham gia với các mẫu hạng sang như SUV và sedan loại nhỏ.
Klaus Paur, Giám đốc mảng xe hơi toàn cầu của hãng nghiên cứu Ipsos nhận xét các hãng xe Đức đang thuyết phục khách hàng mua xe của họ bằng cách đưa ra những công nghệ, thiết kế hơn người, tạo cảm giác thoải mái cho khách. “Để gia nhập thị trường, các hãng mới đến phải mang được các sản phẩm tương tự và ra sức khẳng định hình ảnh thương hiệu của mình”, Paur nói.
Những người để ý tới thương hiệu nhỏ hơn là các cá nhân có nhiều trải nghiệm, nhưng khi thị trường xe sang ở Trung Quốc còn trẻ, số khách hàng này vẫn rất ít.
Theo VNE
Tên lửa HQ-9 và S-300: Trung Quốc phủ nhận sao chép
Chúng ta đều biết, hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc HQ- 9 đã bất ngờ chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh lớn như hệ thống Patriot của Mỹ, S -400 của Nga và Aster của châu Âu .
Theo một số nguồn tin không chính thức cho rằng hệ thống này là một bản sao hệ thống S-300 của Nga. Nga lần đầu tiên tiết lộ hệ thống S-300 tại cuộc triển lãm hàng không Moscow vào năm 1992, năm 1993 bắt đầu bán hệ thống S-300 cho Trung Quốc (theo một số nguồn tin khác, vào năm 1996), sau đó Bắc Kinh đã bắt đầu nghiên cứu và thiết kế hệ thống tương tự cho riêng mình đó là HQ-9, sự phát triển trong gần 15 năm qua.
Một xe hoàn chỉnh trong hệ thống 6 xe của HQ-9
Các chuyên gia vũ khí cho rằng, trong qua trình 15 năm đó, các công nghệ của Nga có thể bị Trung Quốc sử dụng. Trong khi đó các quan chức quân đội Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc trên. Họ cho rằng hệ thống HQ-9 là thành quả của quá trình làm việc bền bỉ, sáng tạo của các nhà sản xuất vũ khí của Bắc Kinh. Các kỹ thuật, vũ khí của hệ thống này hoàn toàn do Trung Quốc tự sản xuất, không sao chép của bất cứ quốc gia nào.
HQ-9 bắn thử nghiệm
Hệ thống có những sự khác biệt là đáng chú ý. HQ-9 trang bị tên lửa có chiều dài 6,51 m, so với 7,5 m của tên lửa 48N6 trong hệ thống S-300 ( phương tây gọi là SA- 10). Hệ thống của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 125 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 18.000m, phạm vi trung bình của vùng sát thương là 7-50 km ở độ cao từ 1.000 đến 18.000 mét, chiều cao tối thiểu sát thương là 25 m, vùng sát thương dao động đối với mục tiêu đạn đạo 7-25 km ở độ cao 2.000 đến 15.000 m.
Tên lửa FD-2000 được trang bị trên phiên bản xuất khẩu của hệ thống HQ-9.
Hệ thống HQ-9 kết hợp một radar điều khiển hỏa lực với một anten điều khiển pha (PAR) CJ-202 là một phiên bản cải tiến của radar được sử dụng trong các hệ thống KS-1. Ăng-ten này có một góc phương vị 120 độ, công suất 1 MW, điện lượng trung bình 60 kW, phạm vi phát hiện mục tiêu là 300 km, đồng thời một lúc có thể theo dõi 100 mục tiêu, đặc biệt có khả năng tự động đánh giá nguy cơ của các mục tiêu và cùng một lúc đồng thời có thể tiêu diệt 6 mục tiêu.
Số lượng tên lửa và bệ phóng là giống như của S-300. Các bệ phóng được đặt trên khung gầm của một chiếc xe tải trọng lượng lớn được phát triển và sản xuất trong nước. Đặc biệt, sự nâng bệ phóng và phóng tên lửa có thể được thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 5 giây.
S-300 của Nga
Một hệ thống bao gồm 6 xe, mỗi xe có chỉ huy của riêng mình và radar điều khiển hỏa lực với số lượng đã sẵn sàng để khởi động tên lửa là 32.
Trong các hệ thống xuất khẩu được trang bị radar điều khiển hiện đại hơn NT-233 (được sử dụng trong các SAM KS-1A), công suất 1 MW, theo dõi phạm vi (máy bay) 120 km hoặc có thể lên tới 300 km, kiểm soát các chùm tia điện tử của các mục tiêu trên không được phát sinh trong một pham vi là 120 độ theo chiều ngang và 65 độ theo chiều dọc, đồng thời có thể theo dõi 100 mục tiêu và mục tiêu chỉ định để tấn công lên đến 50.
Theo Người đưa tin
Mức độ hài lòng về iPhone giảm Tại Mỹ, iPhone của Apple đã đánh mất vị thế vào tay Samsung và Motorola của Google trong bảng khảo sát sự hài lòng của người tiêu dùng thường niên. Đối thủ cạnh tranh của Apple Trong khi iPhone vẫn chiếm thứ hạng đầu trong danh sách điện thoại được người dùng ưa chuộng, Samsung và Motorola đã thu hẹp khoảng cách, theo...