Ngôi trường hình bầu dục nằm giữa sa mạc nhưng không cần điều hoà
Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati nằm ở vùng nông thôn sa mạc Jaisalmer, miền Bắc Ấn Độ, được thiết kế theo hình bầu dục và là nơi học tập của 400 nữ sinh từ mẫu giáo cho đến lớp 10.
Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati (Ảnh: Vinay Panjwani)
Tại Jaisalmer, Ấn Độ, tỷ lệ nữ sinh biết chữ chưa đến 32%. Do hoàn cảnh khó khăn và khoảng cách địa lý, nhiều em không thể đến trường. Vì vậy, trường Rajkumari Ratnavati được xây dựng để phục vụ các nữ sinh ở đây. Bên cạnh việc dạy học, trường còn lên kế hoạch trang bị cho phụ nữ địa phương những kỹ năng, kiến thức để nâng cao trình độ học vấn, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề bất cập mà phụ nữ Ấn Độ đang phải đối mặt.
Trường được xây dựng để phục vụ các nữ sinh tại Jaisalmer (Ảnh: Vinay Panjwani)
Nữ kiến trúc sư người Mỹ Diana (người thiết kế ngôi trường) cho biết cảm hứng thiết kế ngôi trường bắt nguồn từ những yếu tố môi trường và văn hóa bản địa, bà muốn tạo ra một công trình nhiều ánh sáng, hòa quyện giữa tâm hồn con người và năng lượng tự nhiên để nuôi dưỡng và chữa lành cho phụ nữ và trẻ em gái ở Jaisalmer chứ không muốn áp đặt phong cách thiết kế của phương Tây.
Cảm hứng thiết kế ngôi trường bắt nguồn từ những yếu tố môi trường và văn hóa bản địa (Ảnh: Vinay Panjwani)
Ngôi trường được thiết kế hình bầu dục có ý nghĩa về cả mặt kiến trúc và văn hóa, nó giúp giảm khoảng cách giữa các khu vực trong tòa nhà, ở giữa trường có sân chơi cho trẻ, là dạng thiết kế quen thuộc với văn hóa Ấn Độ. Ngoài ra, hình bầu dục cũng tượng trưng cho người phụ nữ trong nhiều nền văn hóa và là biểu tượng cho sự bền vững.
Ngôi trường được thiết kế hình bầu dục có ý nghĩa về cả mặt kiến trúc và văn hóa (Ảnh: Vinay Panjwani)
Video đang HOT
Toàn bộ ngôi trường được xây bằng đá sa thạch, được thợ địa phương chạm khắc thủ công hoàn toàn. Việc sử dụng vật liệu địa phương để xây dựng trường học đã làm giảm năng lượng khí thải và làm mát cho trẻ khi phải học ở sa mạc khắc nghiệt, nhiệt độ lên đến 50 độ C. Ngoài ra, phần mái hiên và những lỗ thoáng khí trên tường cũng giúp lọc cát, thoát nhiệt, giảm tác động của ánh sáng mặt trời. Ngôi trường này không cần đến điều hòa nhiệt độ để làm mát mặc dù nằm giữa sa mạc.
Những lỗ thoáng khí trên tường giúp lọc cát, thoát nhiệt, giảm tác động của ánh sáng mặt trời. (Ảnh: Vinay Panjwani)
Trên mái nhà được lắp đặt loạt pin mặt trời để cung cấp năng lượng điện, đồng thời làm mái che cho trẻ tập thể dục, vui chơi. Nữ sinh có thể chọn chơi ở sân chơi trung tâm hoặc trên mái nhà của trường học.
Nữ sinh có thể vui chơi trên mái nhà (Ảnh: Vinay Panjwani)
Trường Rajkumari Ratnavati có 10 phòng học được nối liền với nhau, các phòng được thiết kế để nhận nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.
Mỗi lớp học không quá 20 nữ sinh, tất cả đều mặc đồng phục được thiết kế đặc biệt bởi nhà thiết kế thời trang người Ấn Độ Sabyasachi Mukherjee. Ông đã sử dụng kỹ thuật truyền thống ajrakh để làm ra bộ đồng phục này với mong muốn tạo ra sản phẩm thoải mái cho trẻ khi học tập, vui chơi, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Mỗi lớp học tại trường đều không quá 20 nữ sinh (Ảnh: Vinay Panjwani)
Ngôi là một phần thuộc khu phức hợp GYAAN Center, bao gồm 3 tòa nhà. Hai phần còn lại là The Medha, không gian triển lãm nghệ thuật, biểu diễn và Hợp tác xã của Hội phụ nữ, là nơi dạy nghề cho phụ nữ trong vùng.
Ngôi trường giữa sa mạc gần 50 độ C ở Ấn Độ vẫn mát mẻ quanh năm
Một người trường nằm giữa sa mạc Thar, Ấn Độ được xây dựng bằng đá sa thạch có thể tự làm mát giữa cái nóng 49 độ C mà không cần điều hòa.
Ngôi trường nằm giữa sa mạc Thar vẫn mát mẻ dù không có hệ thống điều hòa. Ảnh: Diana Kellogg
Ngôi trường giữa sa mạc có khả năng tự làm mát không cần điều hòa
Tại thị trấn Jaisalmer, nằm giữa vùng sa mạc Thar, phía bắc Ấn Độ, còn được gọi là "Thành phố Vàng" nhờ dãy kiến trúc bằng đá sa thạch màu vàng, nhiệt độ có thể lên tới xấp xỉ 120 độ F (49 độ C) vào cao điểm mùa hè.
Ở đây, các tòa nhà từ lâu đã được thiết kế để thích ứng với sức nóng. Truyền thống này cũng được kiến trúc sư người Mỹ Diana Kellogg áp dụng khi xây dựng Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati.
Được ủy quyền bởi CITTA - một tổ chức phi lợi nhuận Mỹ chuyên hỗ trợ kinh tế và giáo dục cho phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati được xây dựng nhằm trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực có tỷ lệ phụ nữ biết đọc và viết thấp nhất ở Ấn Độ.
Ngôi trường nằm trong dự án kiến trúc gồm ba phần, bao gồm trường học, trung tâm hợp tác của phụ nữ và không gian triển lãm.
Theo kiến trúc sư Kellogg, Rajkumari Ratnavati khánh thành vào tháng 11/2021, điểm độc đáo trong kiến trúc của trường là nó được xây hoàn toàn bằng đá sa thạch thân thiện với môi trường và có khả năng tự làm mát tuyệt diệu. Hiện trường có 120 nữ sinh đang theo học.
Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati ở Jaisalmer, Ấn Độ được xây dựng bằng đá sa thạch. Ảnh: Diana Kellogg
Theo kiến trúc sư Kellogg, việc thiết kế một không gian học tập thoải mái giữa trung tâm sa mạc Thar, nơi biến đổi khí hậu đang khiến hạn hán kéo dài và dữ dội hơn là một thách thức lớn.
Kellogg - người thường thiết kế các dự án nhà ở cao cấp cho biết, việc xây dựng Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati được thúc đẩy bởi chuyến đi tới Jaisalmer vào năm 2014.
Khi đó, bà Kellogg đã muốn có một tòa nhà tượng trưng cho niềm hy vọng và khả năng phục hồi của sa mạc bằng cách kết hợp các khía cạnh của kiến trúc Jaisalmer truyền thống với thiết kế hiện đại.
"Nhiều phương pháp làm mát không gian đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Những gì tôi đã làm là kết hợp chúng lại với nhau thành một tổ hợp có hiệu quả" , bà Kellogg nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhiệt độ trong nhà ở trường thấp hơn khoảng 1-7 độ C so với nhiệt độ ngoài trời.
Trần nhà cao và cửa sổ giúp giải phóng nhiệt bị giữ lại trong lớp học. Ảnh: Diana Kellogg
Về cấu trúc, bà Kellogg đã chọn sử dụng đá sa thạch có nguồn gốc địa phương - một loại vật liệu có khả năng chống chọi với khí hậu từ lâu đã được sử dụng cho các tòa nhà trong khu vực, bao gồm cả Pháo đài Jaisalmer (di sản thế giới được UNESCO công nhận).
"Đá sa thạch được sử dụng rất nhiều trong khu vực này. Giá cả của vật liệu này rất hợp lý và những người thợ thi công đá thì cực kỳ tài năng với kỹ năng như một nhà ảo thuật. Ngoài ra, điểm đặc biệt của đá sa thạch là khả năng giữ nhiệt tuyệt vời và giữ mát vào ban đêm", bà Kellogg cho biết.
Trong số các kỹ thuật truyền thống được sử dụng, kiến trúc sư Kellogg đã kết hợp lót các bức tường bên trong bằng thạch cao vôi, một vật liệu xốp có khả năng làm mát tự nhiên giúp giải phóng hơi ẩm bị tích tụ lại do độ ẩm cao.
Năm 2020, trường được tạp chí nội thất Architectiral Digest India vinh danh là "Tòa nhà của năm". Ảnh: Designboom
Lấy cảm hứng từ các tòa nhà khác ở Jaisalmer, bà Kellogg cũng lắp đặt một bức tường jali, một lưới đá sa thạch giúp đẩy nhanh tốc độ gió, từ đó làm mát không gian sân trường, đồng thời cung cấp nhiều bóng râm.
Bên cạnh đó, thiết kế trần nhà và cửa sổ ở vị trí cao cũng giúp giải phóng nhiệt tăng cao trong các lớp học. Trong khi mái che của trường được tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ giúp cung cấp bóng mát mà còn chuyển hóa năng lượng sạch.
Nhìn từ trên cao, cấu trúc tổng thể của Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati có hình elip. Lý giải về thiết kế đặc biệt này, kiến trúc sư Kellogg nói rằng, cấu trúc này sẽ tăng khả năng thu và lưu thông không khí mát mẻ, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng của sự nữ tính, phù hợp với đặc điểm của dự án.
Quang cảnh trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati nhìn từ trên cao. Ảnh: Diana Kellogg
Bà Kellogg thừa nhận, mặc dù về nguyên tắc, nhiều kỹ thuật làm mát được sử dụng tại trường có thể được áp dụng ở những nơi khác, nhưng tính hiệu quả và tính bền vững của chúng sẽ khác nhau tùy theo địa điểm. Ví dụ, các hướng gió đặc biệt và các loại đá sa thạch khác nhau sẽ điều chỉnh nhiệt độ khác nhau.
Tòa nhà không lắp đặt bất cứ hệ thống điều hòa không khí nào, không chỉ vì tác động đến môi trường mà còn bởi nó chưa phổ biến trong khu vực này. Thay vào đó, bằng cách áp dụng các cơ chế làm mát truyền thống và tự nhiên, bà Kellogg tin rằng, học sinh sẽ có được cảm giác thoải mái với môi trường xung quanh, từ đó khiến họ trở nên tự tin hơn.
"Tôi đã tận mắt chứng kiến điều này trong 3-4 tháng qua. Sự thay đổi ở các cô gái, từ khá nhút nhát trở nên rạng rỡ vui vẻ hơn. Họ chăm chỉ học tập và sẵn sàng tiếp thu bất kỳ loại kiến thức nào được giáo viên cung cấp", kiến trúc sư Kellogg nói.
Có gì đặc biệt ở ngôi trường nằm giữa sa mạc gần 50 độ C vẫn mát mẻ quanh năm? Trường nữ sinh Rajkumari Ratnavati ở Jaisalmer, Ấn Độ được xây dựng bằng đá sa thạch, theo cách thiết kế đặc biệt để tự 'làm mát' mà không sử dụng điều hòa không khí. Theo CNN, tại thị trấn sa mạc Jaisalmer phía bắc Ấn Độ, nơi còn được gọi là "Thành phố vàng" với hàng loạt kiến trúc sa thạch màu vàng,...