Ngôi trường dành cho người Hồi giáo chuyển giới ở Indonesia
Tại trường nội trú của bà Shinta Ratri, người chuyển giới có cơ hội cầu nguyện, sống trong môi trường thoải mái và được là chính mình.
Fulvio Bugani, nhiếp ảnh gia Italy, dành gần ba tuần sống cùng cộng đồng người chuyển giới ở Indonesia để ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống đời thường của họ. Người phụ nữ trong ảnh là bà Shinta Ratri, 53 tuổi. Hiện bà là một trong những nhà hoạt động chuyển giới hàng đầu ở Indonesia.
Bà Shinta điều hành Pondok Pesantren Waria, một trường nội trú Hồi giáo dành cho người chuyển giới. Tên của trường, Waria, được kết hợp từ hai từ trong tiếng Indonesia là phụ nữ (wanita) và nam giới (pria). Ngôi trường ở thành phố Yogyakarta trên đảo Java này trở thành nhà cho những phụ nữ chuyển giới khắp đất nước bị kỳ thị ở quê nhà.
Trong ảnh, bà Shinta đang cầu nguyện tại buổi gặp thường niên của cộng đồng waria và LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) tại thành phố Yogyakarta, đảo Java, Indonesia, tháng 8/2014.
“Họ tới Yogyakarta vì biết đến ngôi trường”, nhiếp ảnh gia người Italy chia sẻ. “Các waria biết rằng ở đây, họ có thể cầu nguyện và sống như một phụ nữ trong môi trường thân thiện”.
Ảnh chụp bà Shinta tại một cuộc gặp gỡ với những người bạn.
Những tấm ảnh mạnh mẽ của Bugani mô tả cuộc sống đời thường của cộng đồng waria ở trường nội trú. Một trong các bức ảnh của Bugani nhận được giải ba Ảnh báo chí Thế giới thể loại Các vấn đề đương đại.
Trong ảnh, bà Shinta nói về giới tính và tôn giáo trong cuộc họp của cộng đồng waria và LGBT tại thành phố Yogyakarta. Tại cuộc họp này, những vấn đề về nhân quyền và tôn giáo được đưa ra bàn thảo.
Bà Shinta và chồng chụp ảnh chung trong ngày trọng đại của hai người.
Video đang HOT
Theo Bugani, có khoảng 10 phụ nữ sống tại trường nội trú và con số này có thể dao động. Ngôi trường của bà Shinta mang tới cho người chuyển giới sự thoải mái và tại đây, họ được cầu nguyện và được là chính mình.
Bà Shinta cùng hai người bạn chuyển giới khác biểu diễn trên sân khấu lễ hội đường phố ở Yogyakarta.
Về thăm nhà ở thành phố Yogyakarta nhưng bà Shinta chỉ dám ngồi ngoài cửa và đợi. Yogyakarta cũng là nơi bà Shinta hiện sống. Người phụ nữ này không được phép vào trong nhà từ năm 16 tuổi. Ngày đó, cậu bé Shinta nói với gia đình rằng mình là một cô gái.
Bà Shinta ôm chầm lấy mẹ khi về thăm bà.
Bà ngồi đợi tới lượt làm tóc. Các waria gặp khó khăn khi xin việc làm. Nhiều waria làm việc trong các ngành giải trí hoặc làm đẹp. Không ít người kiếm sống bằng nghề bán dâm hoặc biểu diễn đường phố.
Bà Shinta trang điểm tại nhà. “Bà ấy rất tự hào khi là phụ nữ và tín đồ Hồi giáo. Shinta muốn giúp những waria khác cũng giống như bà”, nhiếp ảnh gia Bugani nói.
Bình Minh
Ảnh: Fulvio Bugani
Theo VNE
Cận cảnh chuyển giới của nam sinh mẫu mực nhất TQ
Từ một chàng trai, Lưu Đình đã được sống thật với bản thân trong hình hài nữ giới duyên dáng.
Năm 2005, chàng sinh viên đại học Lưu Đình đã được ca ngợi là hình mẫu chuẩn mực của Trung Quốc khi quyết định hàng ngày cõng mẹ tới trường để vừa học, vừa tiện chăm sóc. Thời điểm đó, mẹ của Lưu Đình đang bị suy thận giai đoạn cuối. Được nhiều người khen ngợi nhưng cũng ngay sau đó, Lưu Đình gây tranh cãi khi khẳng định mình muốn trở thành nữ giới và bắt đầu mặc váy, trang điểm.
Chàng sinh viên kiểu mẫu Lưu Đình
Cuối tháng 12 năm 2013 khi mẹ đã qua cơn nguy kịch, anh đến bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết mình có xu hướng giới tính của cộng đồng thế giới thứ 3. Rời khỏi bệnh viện, Lưu Đình đã quyết định phải phẫu thuật thẩm mỹ, thay vì vùi sâu chon chặt mơ ước trở thành nữ giới cho xứng với danh hiệu "sinh viên kiểu mẫu" mà báo chí tung hô trước đây.
Tháng 8 năm 2014 vừa qua, với sự giúp đỡ của một bệnh viện ở Quảng Châu, Lưu Đình đã được gặp gỡ thần tượng Hàn Quốc của anh là nữ ca sĩ chuyển giới Harisu tại một sự kiện. Đây là động lực lớn để Lưu Đình quyết tâm hơn với việc sống thật với bản thân. Từ đó, bắt đầu quá trình phẫu thuật chuyển giới kéo dài 6 tháng ròng rã của cậu sinh viên mẫu mực.
Mới đây, ngày 8.4, Lưu Đình đã trở lại tại một sự kiện về quyền lợi của người chuyển giới với một diện mạo hoàn toàn mới: Nữ tính và đáng yêu hơn rất nhiều. Cô cũng không ngại ngần cung cấp hình ảnh về quá trình làm ngực, chỉnh nha, gọt cằm... của mình cho các trang tin Trung Quốc. Được biết, vào tháng 6 tới, Lưu Đình cũng sẽ cho ra mắt cuốn tự truyện với cái tên tạm dịch: Tôi là con gái.
Mẹ của Lưu Đình an ủi con trước khi vào phòng mổ
Bác sĩ chỉnh nha cho Lưu Đình...
... tẩy lông.
Quá trình cắt mí mắt.
Lưu Đình ngồi dậy sau khi phẫu thuật vòng 1.
Cô ngắm diện mạo mới của mình trong gương.
Lưu Đình trong một buổi họp báo ngày 8.4 vừa qua.
Từ một chàng sinh viên, Lưu Đình đã trở thành cô gái trắng trẻo, xinh xắn.
Sau chuyển giới, Lưu Đình có khuôn mặt Vline, sống mũi cao, đôi mắt to tròn.
Tháng 6 tới, anh sẽ ra mắt cuốn tự truyện về cuộc đời mình.
Theo 24h
Hiệu trưởng ngôi trường nổi tiếng tại Anh đến thăm Việt Nam Tốt nghiệp trường quốc tế hàng đầu tại Anh, 9 học sinh Việt Nam đỗ vào Cass Business School - top 15 trường kinh doanh thế giới. Ông Nicholas Waite - Hiệu trưởng trường Bellerbys College Cambridge vừa có chuyến thăm Việt Nam. Ông cho biết, trong môi trường quốc tế, học sinh Việt Nam theo học được đánh giá chăm chỉ. Trong...