Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên

Theo dõi VGT trên

Không phải ngôi trường nào tại Triều Tiên cũng được trang bị các mô hình xe tăng, máy bay chiến đấu hay súng phóng lựu. Tuy nhiên tại trường Cách mạng Mangyongdae, các học sinh không hề xa lạ với những điều này.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 1

Học sinh tại Trường Cách mạng Mangyongdae học lái xe trên thiết bị mô phỏng.

Trường Cách mạng Mangyongdae ban đầu do cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành thành lập với mục đích đào tạo những đứa trẻ là con của các binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh chống Nhật. Dần dần, ngôi trường này trở thành cơ sở giáo dục hàng đầu và là một trong những nơi đào tạo tầng lớp tinh hoa tại Triều Tiên.

Trong khuôn viên trường, một bức tượng bằng đồng phác họa hình ảnh của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il ôm các học sinh đã được đặt quay về phía sân chơi. Trong khi đó, các hành lang được trang trí bằng những tấm áp phích in hình nhiều loại vũ khí.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 2

Một góc khuôn viên Trường Cách mạng Mangyongdae.

Một phòng học chất đầy những vũ khí cầm tay cỡ nhỏ. Một phòng học khác thậm chí trang bị cả xe tăng bánh xích có khả năng chuyển động. Bắn súng là môn học chủ đạo và các học sinh trong trường được huấn luyện bắn súng trên thiết bị điện tử.

Trường Cách mạng Mangyongdae có khoảng 1.000 nam sinh với mái tóc được cắt sát đầu. Đồng phục của các học sinh được cho là do bà Kang Pan-sok, phu nhân cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, thiết kế. Mỗi chiếc quần có một đường vải màu đỏ chạy dọc từ trên xuống dưới, tượng trưng cho sự trung thành của các học sinh với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 3

Các nam sinh học bắn súng.

Sau khi tốt nghiệp, tất cả các nam sinh sẽ được đưa vào quân đội – một lực lượng nòng cốt tại Triều Tiên. Ông Kim Jong-il từng ủng hộ học thuyết “quân đội là số một”, còn đương kim lãnh đạo Kim Jong-un cũng thường xuyên được nhìn thấy xuất hiện bên cạnh các sĩ quan quân đội.

Tại Trường Cách mạng Mangyongdae, các học sinh sẽ học 6 tiết mỗi ngày, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Một nửa chương trình học sẽ tập trung vào các môn liên quan tới chính trị, tư tưởng. Gần một phần tư chương trình học gồm các môn về quân đội, còn lại là các môn văn hóa thông thường.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 4

Phòng tập thể thao của Trường Cách mạng Mangyongdae.

Buổi chiều là khoảng thời gian dành cho hoạt động thể chất. Các nam sinh sẽ luyện tập trong các phòng thể dục với đầy đủ trang thiết bị hoặc cởi trần tập taekwondo. Các học sinh trong trường cũng thường xuyên tới lau dọn và giữ gìn một khu vực là nơi sinh thành của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Ngoài Trường Cách mạng Mangyongdae, một ngôi trường khác dành cho nữ sinh đã được đặt theo tên của bà Kang Pan-sok ở vùng Chilgol, ngoại ô Bình Nhưỡng – nơi bà Kang sinh ra. Cả hai ngôi trường từng nhiều lần đón tiếp cả 3 thế hệ nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông Kim Nhật Thành từng đến đây 118 lần, bà Kang Pan-sok 62 lần, ông Kim Jong-il 94 lần và ông Kim Jong-un 6 lần.

Tinh hoa của cách mạng

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 5

Video đang HOT

Các học sinh cắt tóc và mặc đồng phục giống nhau.

Theo Trung úy Choe Su-gyong, hướng dẫn viên bảo tàng trường Mangyongdae, “nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un là người cha thực sự của tất cả các học sinh trong trường”. Trung úy Choe nhấn mạnh “con cái của những nhà cách mạng phải trở thành những tinh hoa của cách mạng để tiếp bước truyền thống của cha anh”.

Những bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo thế giới cũng được treo trong bảo tàng, trong đó có cựu Tổng thống Cộng hòa Congo Mobutu Sese Seko, cựu lãnh đạo Romania Nicolae Ceausescu và cựu Tổng thống Cộng hòa Benin Mathieu Kerekou – người có con trai theo học 6 năm tại ngôi trường này. Bảo tàng trường Mangyongdae còn trưng bày một khẩu súng từng được cố lãnh đạo Kim Nhật Thành sử dụng.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 6

Tiết sinh học của học sinh trường Mangyongdae.

Vài thập niên sau thời kỳ chiến tranh chống Nhật, Trường Cách mạng Mangyongdae hiện nay mở cửa cho cả những học sinh có ít nhất cha hoặc mẹ, hoặc có ông bà là những cán bộ trung thành với nhà nước Triều Tiên theo học.

“Chúng tôi lựa chọn học sinh là con cái của những người yêu nước chiến đấu cho đảng, cho chính quyền, cho đất nước và nhân dân”, Đại tá Kim Yong-ho, phó phòng đào tạo Trường Cách mạng Mangyongdae, cho biết.

Những mối quan hệ về tình bạn và tầm ảnh hưởng của Trường Cách mạng Mangyongdae có thể đi theo các học sinh suốt cả đời. Cố lãnh đạo Kim Jong-il và một người bạn cũng tốt nghiệp từ trường Mangyongdae là Yon Hyong-nuk, cựu Thủ tướng Triều Tiên từ năm 1988-1992, là minh chứng cho điều này.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 7

Các học sinh học cách sử dụng vũ khí mô phỏng.

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố mọi công dân đều bình đẳng nhưng thực chất họ được sắp xếp theo nền tảng chính trị – xã hội dựa trên một hệ thống chi tiết và mang tính di truyền gọi là songbun. Hệ thống này coi sự trung thành với chính quyền như một nhân tố then chốt và những ai có ông bà, cha mẹ là những người từng theo tầng lớp tư sản hoặc đứng về phía Nhật đều bị xếp ở cấp thấp.

Mặc dù sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân đã mở ra nhiều cơ hội cho những người bình thường, song thông thường chỉ những người có songbun tốt mới có thể theo học tại các trường đại học hàng đầu hoặc được phép sống ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 8

Trường Cách mạng Kang Pan Sok dành cho nữ sinh ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Trường Cách mạng Mangyongdae trước đây được thành lập vào giai đoạn sơ khai của nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, do vậy ngôi trường này học theo mô hình của trường quân sự Suvorov của Liên Xô – nơi dành riêng cho con cái của các cựu chiến binh. Từng được xem là ngôi trường đỉnh cao tại Triều Tiên khi quân đội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xã hội, song sức hấp dẫn của Trường Cách mạng Mangyongdae đã giảm dần cho tới ngày nay.

Theo chuyên gia Andrei Lankov thuộc nhóm Rủi ro Triều Tiên, những thế hệ con cháu của các cựu chiến binh trước đây không còn quá coi trọng những giá trị truyền thống. Họ thích học ngoại ngữ và lập trình máy tính hơn là cầm vũ khí. Tuy vậy, Phó phòng đào tạo Trường Cách mạng Mangyongdae Kim Yong-ho khẳng định ngôi trường này sẽ vẫn đào tạo các nam sinh “trở thành lực lượng cốt lõi của quân đội Triều Tiên”.

Ngôi trường đặc biệt đào tạo các thế hệ tinh hoa Triều Tiên - Hình 9

Các nữ sinh học nấu ăn tại trường Kang Pan Sok.

Thành Đạt

Ảnh: AFP

Theo Dantri

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2)

Trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore vào tháng này, lịch sử quan hệ Mỹ - Triều từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, bao gồm cả những cuộc đối đầu căng thẳng do mâu thuẫn lợi ích.

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim Nhật Thành qua đời. Cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo đã giúp xây dựng Thỏa thuận Khung, trong đó Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy các nguồn cung dầu và kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: KCNA)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 2

Tổng thống Mỹ Bill Clinton đón Phó Nguyên soái Triều Tiên Jo Myong Rok tại Phòng Bầu Dục vào ngày 10/10/2000. Hai bên đã ra thông cáo chung cam kết không bên nào có chính sách thù địch với bên còn lại. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 3

Nhà lãnh đạo Kim Jong-il nâng ly với Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright vào ngày 24/10/2000. Cả hai đã thảo luận về việc chấm dứt chương trình tên lửa của Triều Tiên và chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Triều Tiên, song chuyến thăm này không được thực hiện. Ông Clinton đã không có đủ thời gian khi nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 4

Tổng thống Mỹ George W. Bush dùng ống nhòm nhìn qua khu phi quân sự liên Triều về phía Triều Tiên vào tháng 2/2002 sau khi liệt Triều Tiên cùng Iraq và Iran vào nhóm "Trục Ma Quỷ". Ông Bush cũng rút khỏi Thỏa thuận khung năm 1994 với lý do Triều Tiên đạt được tiến triển trong việc chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 5

Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc bước xuống từ trực thăng trong cuộc tập trận quân sự chung vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau đó, Triều Tiên thông báo rút khỏi Hiệp ước Chống Phổ biến Vũ khí hạt nhân. Giới chức Mỹ xác nhận Bình Nhưỡng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Getty)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 6

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton (trái) bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên dừng thử hạt nhân sau khi nước này thử quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10/2006. Ông Bolton hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 7

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm khu phi quân sự liên Triều vào tháng 3/2012. Chính quyền của ông Obama theo đuổi chính sách "kiên nhẫn chiến lược", tức là chỉ đàm phán với Triều Tiên trong những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phớt lờ những điều kiện này và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 8

Ông Kim Jong-un ăn mừng khi vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 diễn ra thành công vào ngày 3/7/2017. Một vụ thử tên lửa khác diễn ra một tháng sau đó cho thấy bước tiến của Triều Tiên trong việc chế tạo một tên lửa có khả năng tấn công các thành phố của Mỹ như Denver hay Chicago. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 9

Tháng 9/2017, Mỹ hoàn tất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại một sân golf ở Hàn Quốc nhằm đối phó với tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc phản đối động thái này của Mỹ vì cho rằng sẽ phá hỏng cân bằng chiến lược trong khu vực. (Ảnh: Yonhap)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 10

Tổng thống Trump cảnh báo sẵn sàng "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên và gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "Người Tên lửa" trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc vào ngày 19/9/2017. Trước đó, ông Trump từng dọa sẽ trút "lửa và thịnh nộ" vào Triều Tiên. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 11

Ngày 28/11/2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-15. Ông Kim tuyên bố chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã "hoàn tất" sau vụ thử tên lửa này, đồng nghĩa với việc vũ khí Triều Tiên đủ khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ. (Ảnh: KCNA)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 12

Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về bài phát biểu nhân dịp năm mới của ông Kim Jong-un hôm 1/1/2018. Trong khi ca ngợi về sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, ông Kim cũng để ngỏ khả năng đưa đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa Đông. Đây được xem là bước ngoặt cho tiến trình hòa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: AFP)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 13

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (thứ hai từ phải sang hàng dưới) ngồi phía trước bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc ngày 9/2. Sự kiện này là một phần trong nỗ lực ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng. (Ảnh: Getty)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 14

Đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong bất ngờ thông báo với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bước đột phá về ngoại giao này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 15

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiến hành 2 chuyến đi liên tiếp tới Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Pompeo là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Triều Tiên từ sau chuyến đi của Ngoại trưởng Albright năm 2000. (Ảnh: KCNA)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 16

Người biểu tình Hàn Quốc thể hiện sự giận dữ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un do bất bình về những tuyên bố thù địch của Bình Nhưỡng hôm 25/5. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã đổi ý không lâu sau đó và kế hoạch thượng đỉnh vẫn diễn ra theo đúng lịch trình ban đầu. (Ảnh: EPA)

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2) - Hình 17

Ngày 1/6, Tổng thống Trump đón Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng. Ông Kim Yong-chol mang thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới trao tận tay cho ông Trump. (Ảnh: Getty)

Thành Đạt

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Bỏ vợ, chồng lao vào mưa để chạy đi giúp nữ đồng nghiệp, nhưng vừa đến nơi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng
10:02:58 05/11/2024

Tin mới nhất

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Ấn?

14:37:00 05/11/2024
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine

14:32:11 05/11/2024
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.

Mỹ hối thúc Israel đảm bảo duy trì hoạt động viện trợ nhân đạo tại Gaza

14:23:36 05/11/2024
Ông Miller cho biết Mỹ đã nêu rõ những lo ngại này với Chính phủ Israel và cho rằng nước này phải có trách nhiệm phải làm mọi cách có thể để giảm leo thang và buộc tất cả những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm.

Giải chạy marathon ở thành phố New York lập kỷ lục về số người tham gia

14:20:40 05/11/2024
Ban tổ chức cho biết con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập tại Marathon Berlin (Đức) vào tháng 9, với 54.280 người hoàn thành giải chạy marathon hàng đầu thế giới này.

Đảng Cộng hòa 'rộng đường' giành lại quyền kiểm soát Thượng viện

14:17:11 05/11/2024
Báo The Hills nhận định đảng Cộng hòa đang rộng đường để giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ khóa tới, đồng thời dự đoán đảng này sẽ nắm giữ 52 ghế và đảng Dân chủ có 48 ghế.

Cuộc chiến pháp lý bầu cử Mỹ 2024 đã 'nóng' trước khi cử tri đi bỏ phiếu

14:14:30 05/11/2024
Khi RNC công bố chương trình bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử vào tháng 4, họ cho biết sẽ triển khai hơn 100.000 tình nguyện viên và luật sư trên khắp các tiểu bang chiến trường.

Mỹ và các đồng minh thảo luận sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

14:04:36 05/11/2024
Các hành động của Triều Tiên đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp tục leo thang vũ khí hạt nhân và tên lửa, cũng như những mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Có thể bạn quan tâm

"Chiến thần" mặc đẹp mùa thu đông là Jisoo (BLACKPINK)

Phong cách sao

14:54:30 05/11/2024
Không chỉ sở hữu nhan sắc vạn người mê, gu thời trang của Jisoo còn được xem là sách mẫu mặc đẹp cho phái nữ tham khảo.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

Iran tăng mạnh sản lượng dầu để hỗ trợ nền kinh tế

13:56:25 05/11/2024
Ngoài ra, Hội đồng kinh tế Iran cũng xem xét lại các chương trình tiết kiệm năng lượng tiêu thụ - với sự tham gia của khu vực tư nhân - để giải quyết tình trạng mất cân bằng khí đốt những tháng lạnh giá trong năm.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.