“Ngồi trên đống lửa” giữa dịch virus corona: Người bỏ nhà lên núi lánh nạn, người điên cuồng tích trữ đồ nhưng trên hết là nỗi sợ sau kỳ nghỉ Tết
Nhiều người lo lắng, sợ hãi rằng dịch bệnh sẽ ngày một lây lan không kiểm soát sau kỳ nghỉ Tết.
Dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây nên đã khiến mọi người trên khắp đất nước Trung Quốc như ngồi trên đống lửa. Không chỉ ở tỉnh Hồ Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh mà nhiều nơi khác ở Trung Quốc người dân luôn nơm nớp lo sợ mình sẽ bị nhiễm bệnh.
Vào ngày 30 Tết, cô Mo Ying, 33 tuổi đã gửi tin nhắn cho một số người bạn trên phương tiện truyền thông xã hội rằng cô đang tạm thời chuyển lên vùng núi sống. Kể từ khi dịch virus corona bùng phát, chồng cô Mo đã theo dõi sát sao các bản tin cập nhật tình hình dịch bệnh. Khi thấy ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh và số người chết tăng dần lên, vợ chồng cô Mo quyết định họ cùng con trai 3 tuổi phải tạm thời đi lánh nạn, rời xa đám đông.
Vì vậy, họ đóng gói hành lý và lái xe đến một vùng nông thôn ở Huairou, nơi cặp đôi sở hữu một căn nhà nhỏ ở đó. Họ dự định dành thời gian cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở đây. Cô Mo kể lại rằng, mỗi ngôi làng vợ chồng cô đi qua đều có dán thông báo, cảnh báo mọi người về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Nỗi sợ hãi bao trùm người dân Trung Quốc khi dịch bệnh đang lan nhanh.
Khi về vùng nông thôn hẻo lánh, yên tĩnh, cô Mo nói rằng mình cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Trong vòng chưa đầy một tháng, Trung Quốc đã chấn động khi dịch corona bùng phát dữ dội và nhanh chóng. Chỉ mới một tuần trước đó, chính quyền Vũ Hán từng nhận định đây là virus mới có thể phòng ngừa và kiểm soát được nhưng giờ đây thành phố 11 triệu dân này đã bị phong tỏa hoàn toàn.
Các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, đội ngũ y tế phải tăng cường thêm viện trợ từ bên ngoài. Ai cũng đều kiệt sức, họ không được nghỉ ngơi và cũng không được nghỉ phép về nhà đón Tết. Ở trong tâm dịch là như thế nhưng các vùng lân cận khác tình hình cũng căng thẳng không kém.
“ Trước hết tôi cảm thấy lo ngại cho chính mình, bởi bản thân có thể nhiễm virus. Tôi cũng lo lắng về người dân tỉnh Hồ Bắc. Tất cả những gì tôi có thể làm là đeo khẩu trang bất cứ khi nào có thể“, Wang Junnan, nhân viên hàng không ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam cho biết.
Người dân Trung Quốc được khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
Một hiệu thuốc gần đó cho hay họ đã bán gần hết khẩu trang, chỉ còn loại “rẻ và ít hiệu quả hơn”. Dù lệnh phong tỏa được áp dụng và nhiều sự kiện đông người bị hủy bỏ, người dân cho biết họ mong chính quyền sớm thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn.
“ Tôi đọc thông tin trên báo rằng ai đó bị bắt khi cố rời Hồ Bắc để đến Hồ Nam bằng cách gọi qua ứng dụng đặt xe Didi. Họ nên bị bắt. Những biện pháp đó thật nặng nề, nhưng chúng cần thiết“, Wang nêu ý kiến.
Một người đàn ông ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, cho hay điều đầu tiên anh làm khi nghe thấy tin dịch bệnh là dự trữ các nhu yếu phẩm. “ Nhiều người lao động sẽ quay lại Quảng Đông sau kỳ nghỉ Tết và không ai dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra“, người đàn ông giấu tên cho hay.
Anh và vợ đã nhanh chóng chất đầy nhà các nhu yếu phẩm như sữa, trứng, bột, rau khô và đường cũng như các loại thuốc sốt và thuốc chống viêm. Người đàn ông làm bên ngân hàng này còn cho biết anh cũng đã mua thêm chất khử trùng, bánh quy, khăn giấy, sô cô la và nước uống.
“ Có thể nhiều người nghĩ tôi bị điên khi lo lắng quá nhiều nhưng đó là điều bắt buộc. Chúng khiến tôi tốn vài trăm nhân dân tệ nhưng đem đến cảm giác nhẹ nhàng hơn trong tôi“, người đàn ông nói.
Người dân đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị để tích trực nhu yếu phẩm.
Nhiều người khác lo ngại rằng, dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mọi người quay trở lại nơi họ làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Xiaotie, người điều hành một trung tâm LGBT ở Bắc Kinh, cho biết mọi người nên được phép ở nhà cho đến ngày 18/2 để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết cho mọi người.
Vào sáng sớm ngày 27/1, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin chính phủ nước này đã quyết định kéo dài kỳ nghỉ tết Nguyên đán đến ngày 2/2 để củng cố các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát virus corona mới đang hoành hành. Các trường học trên cả nước cũng sẽ kéo dài thời gian nghỉ. Học sinh, sinh viên sẽ không quay lại trường vào ngày 17/2 như dự kiến. Quyết định này áp dụng với các trường đại học, cao đẳng, trung học các cấp và cả trường mẫu giáo. Ngày trường học mở cửa trở lại cụ thể sẽ được Bộ Giáo dục công bố trong thời gian sau đó.
Tuy nhiên, không một ai dám chắc dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong tháng 2 này khi số người tử vong và nhiễm bệnh gia tăng một cách nhanh chóng. Dù chính quyền đã có nhiều biện pháp tích cực để kiểm soát tình hình nhưng nhiều người dân phải tỏ ra không mấy lạc qua, luôn sợ hãi dịch bệnh sẽ gõ cửa đến gia đình mình trong thời gian không lâu nữa.
Nguồn: SCMP, CCTV
Theo Helino
Loạt ảnh và clip cho thấy sự nhọc nhằn của bác sĩ ở Vũ Hán: Ăn Tết trong bệnh viện, bật khóc vì áp lực và thậm chí hy sinh cả tính mạng
Khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng trở nên nghiêm trọng thì đội ngũ y bác sĩ ở thành phố trung tâm của bệnh dịch không được nghỉ ngơi và luôn phải làm việc hết công suất.
Những ngày gần đây khi dịch viêm phổi cấp do virus corona hoành hành, các bác sĩ ở các bệnh viện thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, dường như chẳng có thời gian chợp mắt. Thậm chí, nhiều các y bác sĩ ở khu vực khác cũng tình nguyện đến Vũ Hán để giúp đỡ, giúp mọi người vượt qua bệnh tật. Những mẩu chuyện, hình ảnh dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những nỗi vất vả của các bác sĩ ở Vũ Hán.
Bác sĩ Liang Wudong, 62 tuổi, làm việc ở tuyến đầu ứng phó dịch bệnh viêm phổi cấp ở thành phố Vũ Hán mới đây đã qua đời vì bị nhiễm virus corona. Người đàn ông này xứng đáng được tung hô như một người hùng bởi việc làm cao cả của ông.
Các bác sĩ ở Vũ Hán trấn an mọi người rằng: "Đừng lo, đã có chúng tôi đây"
Y tá tranh thủ ăn cơm trước khi trở lại chiến đấu với dịch viêm phổi.
1 y tá đã bật khóc dữ dội vì không chịu nổi áp lực quá lớn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Các y bác sĩ luôn phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân.
Những bức ảnh được lan truyền trên Weibo được cho là bản kiến nghị của khoảng 20 y tá và bác sĩ từng chiến đấu với dịch SARS hồi năm 2003 ở Bắc Kinh, Trung Quốc nay lại mong được tiếp tục phục vụ đối phó với virus corona
Bác sĩ cổ vũ bệnh nhân nhiễm virus cố vượt qua bệnh tật.
Các bác sĩ thậm chí còn phải mặc bĩm để tiết kiệm đồ chuyên dụng.
Một vị bác sĩ ở Vũ Hán đã gọi điện cho cấp trên vì bức xúc khi mọi người phải làm việc tăng ca và không được nghỉ ngơi. Ông bày tỏ thắc mắc rằng mình và đồng nghiệp không có được kì nghỉ Tết Nguyên đán cùng với gia đình.
Theo lời kể của y tá và bác sĩ trên mạng xã hội thì ngoài chiến đấu không ngừng nghỉ trước dịch viêm phổi, họ còn phải đối phó với những bệnh nhân quá khích, bị xé áo hay nhục mạ đã trở thành chuyện thường tình.
(Nguồn: Tổng hợp)
Theo helino
Loạt ảnh cho thấy sức ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc: Tết Nguyên Đán chỉ cách nhau 1 năm mà khác biệt hoàn toàn Chỉ 1 năm trước thôi, Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc vô cùng náo nhiệt nhưng mọi chuyện đã đổi khác bởi hiện tại xứ sở tỷ dân đang phải đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm ở Trung Quốc. Tại đây, người dân chào đón năm mới bằng những hoạt động...