Ngồi “trà dâu Đen Vâu” ở Sài Gòn hóng chuyện: Giới trẻ quẹt Tinder mỏi tay, sẵn nghe 7749 cái drama showbiz
Càng về khuya, giới trẻ đổ về phố trà dâu trên đường Đông Du (Quận 1, Sài Gòn) ngày càng đông. Bà hàng xóm buồn ngủ vẫn cố đu theo hóng chuyện…
Muốn biết sự khác biệt lớn nhất của Gen Y (Thế hệ Millennials) và Gen Z ở Sài Gòn (bỏ qua yếu tố ăn mặc), thì cứ xem qua cách mà những thanh niên (từng trẻ) và đang trẻ cùng trả lời một câu hỏi này là bạn rõ ngay:
Này buồn quá, mình đi đâu chơi đi!
Gen Y: Diamond Plaza rồi cà phê bệt nhà thờ Đức Bà nha?
Gen Z: Trà dâu Đen Vâu “khum”?
Hai địa điểm ăn chơi của Gen Y và Gen Z
Có thể bạn biết rồi nhưng vẫn cần nhắc lại, Diamond Plaza ra đời vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ 20 và 21. Đây được xem như “biểu tượng” ăn chơi lừng lẫy một thời của dân chơi Sài Gòn, nơi quen thuộc mà thế hệ 8x (Gen X) và 9x đời đầu (Gen Y) gắn bó với không ít kỷ niệm.
Còn riêng Gen Z, thế hệ trẻ này không cần phải có một chỗ check-in thật sang chảnh. Tất cả những gì họ cần đó chính là được anh chủ với bộ râu, giọng nói tông trầm và ngoại hình y hệt Đen Vâu trải cho một miếng bìa cát tông, ngồi bệt trên lề đường Đông Du (Quận 1, Sài Gòn) là đủ cho 1 địa điểm tụ tập ăn chơi xuyên đêm.
Khung cảnh buổi tối trên đường Đông Du (Quận 1, Sài Gòn)
Bạn muốn biết Sài Gòn đang có trend gì vui, trai này “cong hay thẳng”, Nathan Lee hôm nay livestream mấy lần, Ngọc Trinh bị mất bao nhiêu cái đồng hồ… Okela ra đây Đông Du kể bạn nghe không sót miếng nào.
Clip: Một đêm đi uống trà dâu Đen Vâu cùng Gen Z Sài Gòn ở Đông Du (Quận 1)
*Lưu ý: Bài viết này được bà hàng xóm ghi nhận vào trước khi thời điểm Covid-19 diễn biến phức tạp. Đọc xong xin độc giả giữ làm tư liệu, có hẹn nhau “trà dâu Đông Du” thì nhớ giãn cách và đeo khẩu trang đầy đủ.
7749 drama của Sài Gòn: Từ chuyện “Netflix and Chill” đến Ngọc Trinh – Nathan Lee đều được giới trẻ mổ xẻ
Đầu tiên phải nói rõ, hầu như chẳng ai đi trà dâu Đông Du một mình cả. Đây thật sự không phải nơi dành cho những người đang “so deep” tâm hồn vì những lý do sau:
Rất ồn ào.
Nóng.
Tổ hợp của những cái miệng drama và những đôi tai hóng hớt số 1 Sài Gòn.
Nói tóm lại, trà dâu Đông Du phải là nơi tụ tập bạn bè, đi càng đông càng vui, càng có nhiều chuyện để kể. Mà bạn biết rồi đấy, khi cả một nhóm thân thiết cùng ngồi chung một chỗ, nếu không bàn chuyện “Netflix and Chill” (ý nói tám chuyện về… tình dục) thì cũng là nói xấu về ai đó mà thôi. Vậy nên hãy xác định đây là một chỗ ồn ào và không khí xung quanh nồng nặc sự gossip, ngoài oxi thì còn có cả drama để bạn hít hà nữa.
Chẳng hạn như nhóm bạn ngồi cạnh tôi, họ bàn tán rôm rả về drama của Nathan Lee và Ngọc Trinh. Trong đó có một cô gái tự nhận mình ở Quận 9 và hay thấy Thuý Kiều đi ra đi vào khu biệt thự. Đợt Ngọc Trinh bị mất đồng hồ thì không thấy Thuý Kiều đi vào đi ra nữa… Ngoài ra, cô cũng kể Ngọc Trinh ở ngoài thân thiện, body có phần không “mlem” như ảnh nhưng “con gái ai mà chẳng thế”.
Nghe nhóm bên cạnh đang bàn về Ngọc Trinh, một bạn nam áo hồng của group đối diện cũng “hóng miệng” kể thêm cho cả khu cùng nghe về chuyện Nathan Lee. Bạn bảo trước ngày Nathan Lee tổ chức sự kiện “dằn mặt” Ngọc Trinh, trên mấy group thuê fan cổ vũ linh đình lắm. Còn phải Nathan Lee thuê “khum” thì hên xui.
Tất nhiên, những câu chuyện thế này mình nghe cho vui tai thôi, độ xác thực thì chẳng cần bàn vì ai tới đây cũng chỉ muốn… chém gió tai phải lọt qua tai trái ấy mà.
Trà dâu rất ngon, anh chủ cũng… mlem như Đen Vâu: Nè he đừng chụp tui nha, tui khổ lắm!
- Em đi bao nhiêu người?
- Em ngồi đây đi anh lót giấy cho nè!
- Em uống trà dâu chua hay không chua em ơi?
… Và 1001 sự “take care” khác từ anh chủ có ngoại hình y hệt Đen Vâu.
Ở đoạn đường Đông Du này có tới vài chỗ bán trà dâu, vị thì thật ra ở đâu uống cũng na ná nhau. Nhưng ngay đoạn anh “Đen Vâu” này là đắt khách nhất, không phải vì anh thoải mái cho dâu nhiều, nước anh pha là nước thánh nước thần uống vào hít drama ngon hơn. Chỉ đơn giản ở 1 chữ thôi: QUEN!
Khách thì quen thấy gương mặt lúc nào cũng “hốt hoảng” của anh. Dọc hai bên đường lúc nào cũng đông, phải nhớ khách nào chưa uống để hỏi, nhớ người ta uống chua hay không chua, nhớ mặt khách để đòi tiền nếu thấy họ sắp đi về…
Vậy nên ngược lại, chính anh chủ Đen Vâu này cũng phải quen mặt từng khách, người ta đâu chỉ đến đây 1 – 2 lần cho biết. Gen Z cũng có thể là một vị khách trung thành đấy, tới nỗi tôi chứng kiến trong nhóm bạn 5 người, anh Đen Vâu biết tên hết cả 5!
Khi thấy có người chụp choẹt, anh Đen Vâu né ngay: Nè he đừng chụp tui nha, tui khổ lắm!
Nhưng chối thì chối vậy thôi chứ anh không cản, anh Đen Vâu phiên bản trà dâu này quan tâm đến chuyện kiếm tiền hơn. Mà nghe người ta đồn, khách đến chỉ nói thầm “Đen Vâu” sau lưng thôi, chứ đừng nói Đen Vâu trước mặt anh vì anh “khum” thích bị ai gọi giống như thế.
Nói không điêu, một nửa sự “bê đê” của Sài Gòn nằm hết ở đây và là tụ điểm Tinder “offline”
Đặc sản về đêm của Sài Gòn chính là “bê đê”. Ở đâu nghe hai chữ “bê đê” là miệt thị, chứ riêng Sài Gòn, ai đó nói “bê đê – bê đê” nghe nó thân thương thiệt thà gì đâu. Ở đây gần như không có sự kỳ thị hay những ánh nhìn chăm chăm kỳ quặc, trà dâu Đông Du hệt như một khu dành riêng cho cộng đồng LGBT tụ tập, một Vietpride thu nhỏ diễn ra từ 21:00 đêm trở đi.
Mà lạ lắm à nghen, đoạn trà dâu Đông Du này, đêm càng về khuya, người đổ về càng đông. Bên trái một đôi, bên phải một nhóm, trước mặt một tụ, sau lưng cả hội… Nói chung, nhìn đâu cũng thấy thiếu điều… tràn ra cả bờ đê!
Ngoài ra, đến Đông Du, Gen Z còn có thêm một thói quen khó bỏ khác đó chính là trò bật smartphone lên, mở ứng dụng Tinder và quẹt. Tất nhiên, vừa quẹt vừa “check” xem anh này có từng là bồ cũ của ai trong nhóm, cô này học trường nào, ngoại hình có tương xứng với nhau hay không… Nói chung, ngồi quẹt Tinder ở trà dâu Đen Vâu là một trải nghiệm rất đáng đồng tiền bát gạo, tìm được bồ hay không chẳng cần quan tâm, cái chính là… vui!
Đủ 18 thì mới được xài App này nhé!
Một vài hình ảnh của Sài Gòn về đêm ở Đông Du, một trải nghiệm mà nhất định bạn phải “thử” một lần nếu đặt chân lên mảnh đất này:
Ảnh: Viết Thanh – Clip: Kinglive – Thiết kế: Trang Nguyễn Huyền
Dân mạng "sốc tận óc" khi thấy mình đã tiêu bao nhiêu để mua hàng online, thử quy ra xem nếu tiết kiệm ngần ấy tiền thì giờ có thể mua được gì?
Nếu không mua sắm online trong thời gian qua, chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và mua được gì?
Cư dân mạng mới đây liên tục chia sẻ cách để xem được lượng đơn hàng và số tiền đã chi trên các trang TMĐT phổ biến như Shopee hay Tiki. Chỉ cần vài bước đơn giản trong 5 phút, bạn sẽ thấy ngay mình đã tốn kém bao nhiêu cho "công cuộc" mua hàng online.
Xem hướng dẫn kiểm tra số tiền đã tiêu cho mua hàng online trên các trang TMĐT phổ biến
Một số người mới tiêu vài triệu trong vài tháng, nhưng lại có những người "tá hỏa" vì không ngờ rằng đã tốn cả 50 - 60 triệu đồng chỉ để mua đồ trên mạng. Tất nhiên, con số này là trải đều trong 3 - 4 năm nhưng đây rõ ràng cũng là một khoản tiền lớn, làm nhiều người nghĩ ngợi, nếu trước đây mà tiết kiệm, không tiêu pha online nữa thì sẽ mua được những thứ gì khác quan trọng hơn?
Hương - cô nhân viên văn phòng 28 tuổi tại Sài Gòn chia sẻ bức hình chụp lại phần chi tiêu cho Shopee vào khoảng gần 5 triệu đồng tính cả các khoản phí ship trong 1 năm vừa qua. Số tiền này, nếu tiết kiệm thì giờ chị đã có thể tự tin vi vu Đà Lạt đúng mùa hoa Mai Anh Đào trong 5 - 7 ngày rồi.
Chị Phương Uyên - bà mẹ bỉm sữa chuyên săn đồ thời trang trên mạng "ngốn" tới hơn 21.5 triệu cho 63 đơn hàng trong thời gian vừa qua. Với số tiền này, lẽ ra chị đã... "suýt" đóng được một học kỳ cho con đi mẫu giáo ở VinSchool rồi.
Chị Nhung, một nhân viên văn phòng độc thân khác thì chi tròn trịa 7 triệu đồng trong vài tháng vừa qua, phần lớn là vào những bữa ăn trưa đặp ship online. Con số này nghe thì nhỏ nhưng lẽ ra đã có thể giúp chị mua được hơn 1 chỉ vàng để đầu tư vào tương lai.
Chị An, bà mẹ bỉm sữa 31 tuổi yêu con hết mực, nên phần lớn trong tổng 41 triệu đồng mua hàng online là để sắm đồ dùng cho con. Ngoài ra, chị còn chi kha khá cho các mặt hàng quần áo và các món đồ dùng trong nhà. Nếu tiết kiệm được khoản này, chị đã có thể mua tặng chồng một chiếc iPhone 12 Pro Max 512GB "full cấu hình" cho dịp sinh nhật vừa qua.
Cuối cùng là một chàng trai "đam mê" mua hàng online, ngày nào cũng soi một lượt các chợ mạng để xem có gì hay ho không. Chỉ trong 3 năm mà anh Hoàng đã tốn tới hơn 63 triệu đồng cho các đơn hàng online, còn chưa kể số tiền tiêu qua tài khoản phụ khi nick chính hết mã freeship. Nếu tiết kiệm được, lẽ ra anh chàng đã có thể "lên đời" Honda SH Mode mẫu 2021 mới nhất thay cho chiếc xe số "cà tàng" 7 năm tuổi.
Còn chị em thì sao? Thời gian qua đã tiêu tốn bao nhiêu tiền để mua hàng online rồi. Thử kiểm tra rồi ngẫm nghĩ lại xem nếu cắn răng tiết kiệm thì đã mua được gì có ích hơn rồi nhé.
Bức tường vàng tiệm bánh Cối Xay Gió xuất hiện tại TP.HCM thu hút người trẻ Bức tường vàng tiệm bánh Cối Xay Gió xuất hiện tại TP.HCM do 'Những chàng trai ngây thơ bán kem bơ' tái hiện thu hút nhiều lượt bạn trẻ 'check in' vì mang không khí Đà Lạt cho người trẻ ở Sài Gòn. Bạn trẻ hào hứng "check in" với bức tường vàng tiệm bánh Cối Xay Gió xuất hiện tại TP.HCM -...