Ngôi sao với hình dạng giọt nước kỳ lạ
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một ngôi sao “độc nhất” với số hiệu HD 74423 là một ngôi sao nhịp tim – các sao đôi biến quang với các rung động do lực thủy triều gây ra.
So với những ngôi sao nhịp tim khác, điều kỳ lạ ở ngôi sao này ở chỗ nó chỉ rung một bên.
Đồ họa mô phỏng ngôi sao HD 74423 và ngôi sao lùn đỏ xoay quanh nó (Gabriel Pérez Díaz)
Theo tạp chí Nature, sự rung động hầu như chỉ được tìm thấy ở nửa bán cầu do sự tồn tại ở khoảng cách gần của ngôi sao đồng hành. Được ngôi sao lùn đỏ này xoay quanh mỗi 39 giờ với cự ly gần đến nỗi, lực hấp dẫn của nó thay đổi hình dạng của ngôi sao HD 74423, từ hình cầu thành hình giọt nước.
“Theo lý thuyết, từ năm 1980 chúng tôi biết sự tồn tại của những ngôi sao như thế này là có thể có” Giáo sư Don Kurtz, từ trường Đại học Don Kurtz, Vương quốc Anh phát biểu “Chúng tôi đã tìm ngôi sao như thế trong suốt gần 40 năm và cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy nó”.
Video đang HOT
“Điều đầu tiên khiến tôi để ý về ngôi sao này là sự kỳ lạ của nó về mặt hóa học. Những ngôi sao như thế này thường giàu kim loại, nhưng ngôi sao này thì hoàn toàn không, điều đó khiến nó trở thành một ngôi sao nóng hiếm có” Tiến sĩ Simon Murphy, đồng tác giả nghiên cứu từ Đại học Sydney cho biết.
Nhóm nghiên cứu quốc tế tin rằng còn có nhiều ngôi sao thế này tồn tại ngoài kia: “Chế độ rung ở ngôi sao này cũng rất độc đáo. Chắc hẳn sẽ có một nhóm những ngôi sao như thế này, có tần số rung động đồng nhất với tần số thủy triều.”
HD 74423 là có trọng lượng gấp 1.7 lần Mặt Trời và cách 1,500 năm ánh sáng. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để làm rõ liệu nửa bán cầu rung kia có đối mặt với ngôi sao đồng hành của nó hay hướng mặt về phía khác
Tống Trần Hiến
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phương pháp mới có thể uốn cong kim cương ở quy mô nano
Kim cương là khoáng chất cứng nhất được con người biết đến. Nhưng, ở cấp độ nano kim cương thực sự có thể bị uốn cong và biến dạng.
Với phương pháp không tiếp xúc độc đáo được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học Úc, họ cũng phát hiện ra một dạng biến dạng dẻo mới và một dạng carbon mới.
Để kim cương được sử dụng có hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, cảm biến nhiệt và xử lý thông tin lượng tử, tính chất ở cấp độ nano cần phải được hiểu, nhà nghiên cứu Blake Regan từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cho biết.
Vật liệu nano dựa trên carbon, giống như kim cương, có các tính chất cơ học khác nhau khi ở trạng thái tự nhiên so với ở mức độ vi mô và nano. Do đó, làm thế nào kim cương uốn cong, biến dạng, thay đổi trạng thái và vết nứt ở quy mô nhỏ này cần phải được kiểm tra, các nhà nghiên cứu lưu ý.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Curtin và Đại học Sydney, đã quan sát hai loại biến dạng của kim cương ở cấp độ nano.
Trong khi đó dạng biến dạng dẻo mới có thể được giải thích bằng sự xuất hiện của một dạng carbon mới, gọi là O8-carbon.
Không giống như nhiều giai đoạn giả định khác của carbon, O8-carbon xuất hiện một cách tự nhiên với sự liên kết với các liên kết giống như kim cương dần dần phá vỡ theo cách giống như dây kéo, biến một vùng rộng lớn từ kim cương thành 08 carbon, giáo sư Igor Aharonovich, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Trước đó, vào năm 2018, các nhà khoa học cũng đã từng tìm cách uốn cong kim cương mà không bị vỡ.
Khám phá hành vi cơ học chưa từng có này của kim cương kim cương sẽ hỗ trợ nhiều lĩnh vực sử dụng kim cương trong công nghệ nano.
"Phát hiện của chúng tôi sẽ hỗ trợ thiết kế và kỹ thuật của các thiết bị mới trong các ứng dụng như siêu tụ điện hoặc bộ lọc quang học, thậm chí lọc không khí", Aharonovich nói.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
13 loài vật có thể bị tuyệt chủng sau thảm họa cháy rừng ở Australia Sau thảm họa cháy rừng tại Australia, 13 loài vật được dự báo có thể biến mất vĩnh viễn. Nhiều nhà bảo tồn cho rằng vụ cháy rừng tại Australia có thể khiến cho nhiều sinh vật, đặc biệt là với những loài không biết bay bị tuyệt chủng. Trong đó, 3 loài có nguy cơ cao nhất là ếch corroboree phương Nam...