Ngôi sao ’sống sót’ sau vụ nổ siêu tân tinh
Ngôi sao lùn trắng có thể đã trải qua một vụ nổ siêu tân tinh yếu cách đây 40 triệu năm khiến nó bị văng khỏi hệ sao nhị phân.
Mô phỏng vụ nổ siêu tân tinh. Ảnh: CNN.
Trong nghiên cứu mới công bố hôm 15/7 trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, các nhà khoa học tìm hiểu ngôi sao lùn trắng SDSS J1240 6710 ở cách Trái Đất khoảng 1.430 năm ánh sáng. Được phát hiện vào năm 2015, nghiên cứu trước đây phát hiện sao lùn trắng này có khí quyển khác thường không chứa hydro hay heli mà bao gồm hỗn hợp oxy, neon, magnesium và silicon.
Các nhà nghiên cứu sử dụng kính viễn vọng Hubble để xem xét kỹ hơn ngôi sao lùn trắng. Họ tìm thấy carbon, natri và nhôm trong khí quyển của thiên thể. Hỗn hợp này khiến SDSS J1240 6710 khác hẳn mọi sao ngược với hướng thiên hà xoay tròn. Ngoài ra, nó có khối lượng đặc biệt thấp so với sao lùn trắng thông thường, chỉ bằng khoảng 40% khối lượng Mặt Trời. “Khi chúng tôi nhận thấy ngôi sao lùn trắng khác thường này có khối lượng thực sự thấp và di chuyển rất nhanh, tôi lập tức tò mò về những gì đã xảy ra với nó trong quá khứ”, trưởng nhóm nghiên cứu Boris Gnsicke, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Warwick, Anh, chia sẻ.
Video đang HOT
Boris và cộng sự cho rằng một vụ nổ siêu tân tinh không hoàn chỉnh đã khiến phần còn lại của ngôi sao bắn ngang qua dải Ngân Hà. Siêu tân tinh là vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ, lấn át ánh sáng của cả thiên hà trong phút chốc. Vụ nổ tân tinh có thể xảy ra khi một ngôi sao lùn trắng chết do hút quá nhiều khối lượng từ ngôi sao đồng hành. Tất cả khối lượng tăng thêm đè lên lõi của sao lùn trắng, khiến nhiệt độ và mật độ ở phần lõi tăng cao tới mức kích hoạt chuỗi phản ứng nhiệt hạch. Kết quả là sao lùn trắng phát nổ dữ dội.
Trong trường hợp SDSS J1240 6710, nhóm nghiên cứu nhận thấy tất cả nguyên tố trong khí quyển ngôi sao đều sinh ra trong các phản ứng nhiệt hạch đầu tiên của vụ nổ siêu tân tinh. Tuy nhiên, nhóm nguyên tố sắt như sắt, kền, chrom và mangan vắng mặt. Những nguyên tố nặng hơn này thường được tạo ra từ nguyên tố nhẹ hơn và sự vắng mặt của chúng cho thấy ngôi sao lùn trắng chỉ trải qua một phần vụ nổ siêu tân tinh, không đạt nhiệt độ và mật độ cần thiết để sản sinh nguyên tố nhóm sắt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng SDSS J1240 6710 khá nhỏ so với các sao lùn trắng khác. Do đó, năng lượng của vụ nổ không hoàn chỉnh yếu đến mức phần lớn sao lùn trắng vẫn nguyên vẹn. Vụ nổ tách SDSS J1240 6710 khỏi ngôi sao đồng hành, khiến nó văng vào không gian sâu, theo Boris. Điều này có thể lý giải tốc độ, kích thước khiêm tốn và khí quyển kỳ lạ của ngôi sao lùn trắng.
Dựa theo khối lượng và nhiệt độ của SDSS J1240 6710, nhóm nghiên cứu ước tính vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách đây khoảng 40 triệu năm. Dù còn nhiều điều chưa biết về ngôi sao còn lại trong hệ, các nhà nghiên cứu suy đoán đó có thể là sao lùn trắng giống SDSS J1240 6710.
Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất
Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu vì sao, bằng cách nào mà một ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn.
Trong số các giả thuyết được đưa ra, có thể ngôi sao đã mất độ sáng và bị bụi vũ trụ che khuất, nhưng cũng có thể nó đã chết. Một nhóm nhà vật lý thiên văn đưa ra vài giả thuyết, trong đó cách giải thích hợp lý nhất là ngôi sao khổng lồ chết và sụp đổ thành hố đen mà không trải qua vụ nổ siêu tân tinh.
"Chúng ta có thể đã phát hiện một trong những ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ của chúng ta biến mất nhẹ nhàng vào màn đêm", Jose Groh, nhà thiên văn học tại Trinity College Dublin (Dublin, Ireland) và là đồng tác giả của một nghiên cứu mới về ngôi sao cho biết.
"Nếu đúng, đây sẽ là phát hiện trực tiếp đầu tiên về một ngôi sao tầm cỡ như vậy kết thúc cuộc đời theo cách này", tác giả chính của nghiên cứu Andrew Allan, cũng thuộc Trinity College Dublin cho biết.
Ngôi sao kỳ lạ này nằm cách chúng ta khoảng 75 triệu năm ánh sáng, trong Thiên hà lùn Kinman, thuộc chòm sao Bảo Bình, vốn được các nhà khoa học quan sát nghiên cứu từ năm 2001 - 2011. Nó là một ví dụ hoàn hảo về sao biến quang xanh (LBV), ngôi sao lớn sắp kết thúc vòng đời và thường trải qua những biến động khó dự đoán về độ sáng. Những ngôi sao kiểu này rất hiếm gặp, chỉ có vài trường hợp được xác nhận trong vũ trụ.
Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra sự biến mất kỳ lạ của nó trong thời gian gần đây, khi quay lại tìm kiếm ngôi sao này để tìm hiểu thêm về việc những ngôi sao lớn chết như thế nào. Nhưng khi hướng Kính thiên văn cực lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) vào đó, họ không còn thấy ngôi sao.
Không ai giải thích được lý do tại sao và bằng cách nào mà ngôi sao này biến mất.
Thông thường, khi một ngôi sao lớn hơn rất nhiều so với Mặt trời của chúng ta chết đi, nó sẽ biến mất trong một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ. Những vụ nổ này rất dễ được phát hiện, vì chúng nhuộm màu bầu trời xung quanh chúng với khí ion hóa và bức xạ mạnh trong nhiều năm ánh sáng ở mọi hướng. Sau vụ nổ, lõi dày đặc của vật liệu còn sót lại của ngôi sao có thể sụp đổ thành lỗ đen hoặc sao neutron - hai vật thể bí ẩn và to lớn nhất của không gian.
Để tìm hiểu điều bí ẩn, nhóm nghiên cứu xem xét lại những quan sát trước đây về ngôi sao từ năm 2002 đến 2009. Họ phát hiện ngôi sao trải qua một vụ bùng phát mạnh trong suốt thời gian này, bắn ra lượng lớn vật liệu sao ở tốc độ nhanh hơn nhiều bình thường. LBV có thể bùng phát nhiều lần như vậy ở cuối vòng đời, khiến chúng trở nên sáng rực. Theo nhóm nghiên cứu, quá trình bùng phát nhiều khả năng kết thúc sau năm 2011.
Điều này có thể lý giải tại sao ngôi sao có vẻ sáng chói trong những quan sát ban đầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết điều gì khiến ngôi sao biến mất. Một cách lý giải là ngôi sao mờ đi đáng kể sau đợt bùng phát và bị che khuất bởi đám bụi vũ trụ dày đặc. Nếu giả thuyết đúng, ngôi sao có thể sẽ tái xuất hiện trong các quan sát tương lai. Cách lý giải khác là ngôi sao không bao giờ phục hồi sau khi bùng phát mà sụp đổ thành hố đen nhưng không trải qua vụ nổ siêu tân tinh. Đó sẽ là sự kiện rất hiếm gặp.
Những nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất đang trú ngụ trong dải Ngân Hà? Sự tiến hóa của các thiên hà hình elip hoàn toàn khác với dải Ngân Hà. Chúng trải qua giai đoạn sơ khai có nhiều bức xạ đến nỗi không một hành tinh có sự sống nào có thể tồn tại được... ... và chính vì thế tốc độ hình thành của ngôi sao mặt trời và bất cứ hành tinh mới nào...