“Ngôi sao ma” che giấu những trái đất khác có sự sống?
Các nhà khoa học Mỹ vừa giới thiệu một chiếc lược săn hành tinh mới, nhắm vào các phiên bản trái đất quay quanh – sao lùn trắng – bóng ma của những ngôi sao đã chết.
Đó là một hướng dẫn trường quang phổ được phát triển bởi các nhà sinh học không gian từ Viện Carl Sagan (Đại học Cornell, Mỹ), giúp dấn sâu vào các thế giới giống trái đất quay quanh dạng sao nhỏ bé, dày đặc, mạnh mẽ và bí ẩn của vũ trụ: sao lùn trắng.
Ảnh đồ họa mô tả những bản sao trái đất có “mặt trời” là một ngôi sao ma – ảnh: Jack Madden/Cornell University
Sao lùn trắng thực ra không phải là ngôi sao theo nghĩa trọn vẹn mà chỉ là một “bóng ma”, một “xác chết” của ngôi sao. Khi những ngôi sao – như mặt trời của chúng ta – dần cạn năng lượng và đi về phía cuối đời, nó sẽ “chết” bằng cách bùng nổ thành một siêu tân tinh, để rồi những gì còn lại co thành một vật thể dày đặc, nhỏ bé và giàu năng lượng là sao lùn trắng.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan, các hành tinh đá quay quanh các sao lùn trắng là ứng cử viên hấp dẫn cho sự sống ngoài hành tinh. Bản thân sao lùn trắng chỉ lớn cỡ trái đất và nhiều ngoại hành tinh quay quanh chúng cũng cùng kích cỡ, rất nhiều trong số đó là dạng hành tinh đá như hành tinh chúng ta.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters cho biết với ánh sáng yếu của một sao lùn trắng, việc quan sát và thực hiện các phép đo sinh học quang phổ trên các ngoại hành tinh quay quanh nó là hoàn toàn phù hợp. Điều đó sẽ giúp tìm kiếm các “chữ ký sinh học” trong bầu khí quyển của các hành tinh.
Tuy bản thân chỉ là phần còn lại của ngôi sao đã chết, nhưng sao lùn trắng vẫn tỏa ra nguồn năng lượng nhất định, đủ để một vài hành tinh quay rất gần nó có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho sự sống.
Những nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất đang trú ngụ trong dải Ngân Hà?
Sự tiến hóa của các thiên hà hình elip hoàn toàn khác với dải Ngân Hà. Chúng trải qua giai đoạn sơ khai có nhiều bức xạ đến nỗi không một hành tinh có sự sống nào có thể tồn tại được...
... và chính vì thế tốc độ hình thành của ngôi sao mặt trời và bất cứ hành tinh mới nào về cơ bản đều trở thành con số 0 - đó là nhận định của nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Daniel Whitmire.
Nhận định nói trên được trình bày trong một bài báo đăng trên tạp chí Thông báo tháng của Hiệp hội thiên văn hoàng gia hôm 1/5, hoàn toàn trái ngược với một nghiên cứu năm 2015 cho rằng các thiên hà hình elip khổng lồ có khả năng cao gấp 10.000 lần so với các thiên hà hình đĩa xoắn ốc để là nơi có điều kiện thuận lợi cho các hành tinh có nền văn minh tiên tiến.
Các tác giả của nghiên cứu năm 2015 cho rằng các thiên hà hình elip có khả năng nuôi dưỡng sự sống cao hơn vì chúng có nhiều sao hơn và tỷ lệ siêu tân tinh hủy diệt thấp hơn.
Nhưng ông Whimire, một giáo sư vật lý thiên văn học đã nghỉ hưu của Trường đại học Arkansas, Mỹ, lại cho rằng nghiên cứu năm 2015 mâu thuẫn với một quy tắc thống kê gọi là Nguyên lý tầm thường, hay còn gọi là nguyên lý Copernic. Theo nguyên lý này, nếu không có bằng chứng ngược lại thì một đối tượng hay một thuộc tính của một đối tượng phải được coi là điển hình cho lớp của nó chứ không phải là không điển hình.
Trong lịch sử, nguyên tắc này đã được áp dụng một số lần để dự đoán các hiện tượng vật lý mới, như là khi nhà vật lý học Isaac Newton tính toán khoảng cách tương đối từ Trái Đất đến sao Thiên Lang bằng cách giả định rằng Mặt Trời là một ngôi sao điển hình và so sánh độ sáng của hai vật thể này với nhau.
Ông Whitmire nói rằng "nghiên cứu năm 2015 có một vấn đề lớn với Nguyên lý tầm thường. Nói cách khác, sao chúng ta không tự nhận thấy mình đang sống trong một thiên hà rộng lớn hình elip? Đối với tôi điều này là một báo động nguy hiểm. Bất cứ khi nào anh thấy mình là một dị biệt, tức là không điển hình, thì đấy chính là vấn đề về Nguyên lý tầm thường." Ông cũng chỉ ra rằng hầu hết các ngôi sao và vì thế cũng là hầu hết các hành tinh của các ngôi sao đó cư ngụ trong các thiên hà lớn hình elip để bảo vệ ý kiến của mình rằng các nghiên cứu năm 2015 đã vi phạm Nguyên lý tầm thường.
Theo Nguyên lý tầm thường, Trái Đất và các tổ chức mang tính công nghệ của nó phải được coi là điển hình chứ không phải là không điển hình, cho các hành tinh có nền văn minh công nghệ ở bất cứ nơi nào khác trong vũ trụ. Điều đó có nghĩa là vị trí của Trái Đất trong thiên hà hình đĩa xoáy ốc cũng là điển hình. Nhưng nghiên cứu năm 2015 lại nhận định ngược lại, cho rằng hầu hết các hành tinh có thể có sự sống không nằm trong các thiên hà tương tự như thiên hà của chúng ta mà chỉ có ở những thiên hà lớn hình cầu bẹt.
Trong nghiên cứu của mình, ông Whitmire cho rằng một lý do vì sao các thiên hà lớn hình elip có thể không phải là cái nôi của sự sống là: chúng trôi nổi trong bức xạ hủy diệt khi chúng còn trẻ và nhỏ hơn, và chúng đã trải qua một loạt các vụ nổ siêu tân tinh và chuẩn tinh vào thời đó.
Theo Nguyên lý tầm thường, nếu các hành tinh có thể có sự sống thông minh không thể tồn tại trong các thiên hà lớn hình elip, nơi chứa hầu hết các ngôi sao và các hành tinh, thì các hành tinh mặc định như là dải Ngân Hà sẽ là những nơi đầu tiên có những nền văn minh như vậy.
Vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất của ngôi sao nặng gấp 100 lần Mặt Trời Các nhà khoa học ghi nhận 1 vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất từng quan sát được. Đó là 'cái chết' của 1 ngôi sao khổng lồ nặng gấp 100 lần Mặt Trời. Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh này đã giải phóng năng lượng nhiều gấp 2 lần bất kỳ vụ nổ siêu tân tinh nào...