Ngôi sao đồng tính đầu tiên thi đấu ở NBA
Ngôi sao bóng rổ lão làng Jason Collins mới đây đã ký hợp đồng với CLB Brooklyn Nets của Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) trong một bản hợp đồng kéo dài 10 ngày.
Jason Collins (Nguồn Internet)
Với bảng hợp đồng này, Jason Collins sẽ sẵn sàng thi đấu trong trận đấu với đội Los Angeles Lakers ở giải NBA diễn ra cuối tuần này.
Trong suốt mười ba năm thi đấu chuyên nghiệp, cái tên Jason Collins chẳng hề xa lạ với người hâm mộ bóng rổ nhà nghề ở Mỹ khi từng khoác áo nhiều đội bóng danh tiếng ở NBA. Nhưng đây sẽ là lần đầu tiên cầu thủ bóng rổ 35 tuổi thi đấu ở NBA trong tư cách là một người… đồng tính luyến ái.
Trước đó vào ngày 29-4-2013, Jason Collins đã gây chấn động trong làng thể thao Mỹ khi chính miệng công khai anh là người đồng tính luyến ái. Thời điểm đó, Jason Collins đã hết hạn hợp đồng với đội Washington Wizards. Ngay lập tức, anh trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận suốt thời gian đó.
Nguồn Internet
Có lẽ như điều đó cùng với gánh nặng tuổi tác đã khiến Jason Collins “im hơi lặng tiếng” một thời gian dài trong làng bóng rổ Mỹ khi không tìm kiếm một đội bóng mới nào khác cho bản thân. Nhưng hôm 24-2 (giờ VN), đội Brooklyn Nets đã công bố việc ký hợp đồng với Jason Collins. Dù bản hợp đồng chỉ mang tính chất thử việc khi kéo dài vỏn vẹn 10 ngày nhưng cũng đủ biến Jason Collins thành một nhân vật của lịch sử, anh sẽ là VĐV thể thao đồng tính đầu tiên thi đấu tại một giải đấu thể thao hàng đầu ở Mỹ.
Ông Billy King, Tổng giám đốc của đội Brooklyn Nets nói với Hãng tin AFP: “Đây là một bản hợp đồng hoàn toàn mang tính chuyên môn. Chúng tôi đang rất cần một VĐV có nhiều kinh nghiệm và chúng tôi đã chọn Jason”. Bản thân Collins thì tuyên bố: “Bây giờ tôi chỉ quan tâm đến trận đấu trước mắt và không có thời gian suy nghĩ về quá khứ”.
Ông Adam Silver, ủy viên của Giải NBA bày tỏ: “Jason từng nói với tôi vào năm ngoái rằng anh ấy muốn tiếp tục thi đấu ở NBA. Ngày hôm nay tôi chúc mừng anh ấy vì đã được toại nguyện và tôi chắc rằng mọi người trong đại gia đình NBA đều có thể tự hào vì giải đấu rộng mở mang tính hòa nhập của mình”.
Jason Collins tập luyện trong màu áo của Brooklyn Nets (Ảnh Reuters)
Sau khi công khai việc mình bị đồng tính, Jason Collins đã nhận được những lời ngợi khen về lòng can đảm từ Tổng thống Mỹ Barack Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton và nhiều người khác.
Trước Jason Collins, tiền vệ bóng đá Robbie Rogers của CLB Los Angeles Galaxy là VĐV thể thao đồng tính đầu tiên thi đấu ở giải thể thao chuyên nghiệp Mỹ, khi anh ra sân ở Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) vào tháng 5- 2013, 3 tháng sau khi công khai việc đồng tính. Nhưng Jason mới là người đồng tính đầu tiên thi đấu ở một trong 4 giải thể thao hàng đầu của Mỹ gồm Giải Major League Baseball (bóng chày), National Football League (bóng đá), Hockey League (khúc côn cầu) và National Basketball Association (bóng rổ).
Theo VNE
Số phận bi thảm của sao thể thao thừa nhận giới tính thứ 3
Công khai giới tính, khao khát được sống với chính mình, nhưng kết cục họ bị kỳ thị, xa lánh, áp lực dồn nén tới mức từ bỏ cả sự nghiệp, thậm chí tìm tới cái chết.
Xã hội đang dần có cái nhìn thoáng hơn và dễ dàng chấp nhận những người thuộc giới tính thứ ba. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó trong làng thể thao, những cầu thủ gay, les vẫn phải chịu cuộc sống chui lủi trong bóng tối. Họ sợ ra ánh sáng, sợ bị kỳ thị, hắt hủi. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi không ít các tiền bối phải trả giá đắt khi công khai giới tính thật của mình. Những bài học nhãn tiền bi thảm khiến vận động viên đồng tính mất dần sự tự tin khi đối diện với chính mình.
Justin Fashanu
Năm 1990, Justin Fashanu là cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên công khai giới tính và cũng là người chịu kết cục bi thảm nhất trong lịch sử bóng đá. Bị kỳ thị và cô lập, Fashanu buộc lòng phải treo giày 4 năm sau đó. Chưa hết, năm 1998, anh trở thành nghi phạm trong một vụ xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Dù không có bằng chứng phạm tội nhưng Fashanu đã treo cổ tự tử ở tuổi 37 vì không chịu nổi sức ép dư luận. Tấn bi kịch của Fashanu là nỗi đau, mất mát lớn của giới đồng tính nói riêng và người yêu thể thao nói chung.
Eudy Simelene
Eudy Simelene, sinh năm 1977, từng chơi cho đội tuyển bóng đá nữ Nam Phi, là một trong những nữ cầu thủ đầu tiên thừa nhận bị les. Nhưng tại thời điểm ấy, đồng tính nữ vẫn đang bị kịch liệt lên án, tẩy chay ở đất nước Nam Phi. Năm 2008, một tấn bi kịch xảy đến với nữ vận động viên xấu số. Cô bất ngờ bị một nhóm các phần tử hồi giáo cực đoan bao vây, hiếp dâm tập thể rồi sát hại bằng 25 vết đâm.Vụ sát hại man rợ khiến cả thế giới rúng động, là hồi chuông báo động về tình trạng phân biệt giới tính tại các đất nước châu Phi.
Robbie Rogers
Đẹp trai như tài tử điện ảnh, cầu thủ chạy cánh người Mỹ Robbie Rogers của CLB Leeds United là người đàn ông trong mộng của hàng nghìn fan nữ. Nhưng bất ngờ, tháng 2/2013, Robbie tuyên bố là dân dồng tính khiến người hâm mộ sụp đổ. Sau đó, anh bị cô lập, hắt hủi tại Anh tới mức phải quay trở lại Mỹ. Hiện tại, cầu thủ 18 lần khoác áo đội tuyển Mỹ đang cân nhắc việc giải nghệ khi mới chỉ 25 tuổi, độ tuổi đáng lẽ đang ở đỉnh cao phong độ vì không chịu được sức ép dư luận.
Jason Collins
Ngôi sao bóng rổ Jason Collins từng khiến cả nước Mỹ bị sốc khi tuyên bố "thích đàn ông hơn đàn bà". May mắn, anh nhận được nhiều sự ủng hộ cho hành động dũng cảm này, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama. Được sống thật với giới tính của mình, nhưng Jason Collins chẳng ngày nào được yên ổn. Anh liên tiếp phải nhận những lời chỉ trích, lăng mạ, thậm chí là dọa giết đến từ những kẻ lạ mặt. Hơn ai hết, Collins hiểu đó không chỉ là lời đe dọa suông. Trước đây, một chàng sinh viên có tên Matthew Shepard cũng từng trở thành nạn nhân của một vụ sát hại dã man sau khi thú nhận bị gay.
Jonathan De Falco
Jonathan De Falco là một cựu cầu thủ người Bỉ. Sau khi công khai thuộc giới tính thứ ba, De Falco bị cô lập tới mức không thể tiếp tục sự nghiệp. Giải nghệ năm 26 tuổi, De Falco quyết định đổi nghề làm vũ công và diễn viên khiêu dâm với nghệ danh Stany Falcone. Anh cũng là cầu thủ bóng đá đầu tiên cởi bỏ quần đùi áo số để làm diễn viên phim nóng.
Ji Wallace
Cựu vận động viên thể dục dụng cụ người Úc Ji Wallace đang sống trong những ngày tháng bi kịch nhất cuộc đời. Không chỉ hứng chịu những lời dè bỉu và ánh mắt khinh bỉ của người đời sau khi thừa nhận đồng tính, Ji Wallace còn đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV. "Tôi biết sẽ rất khó khăn khi mọi người biết rõ về tôi, và chắc chắn tối sẽ phải đối mặt với sự gièm pha của dư luận, thậm chí tồi tệ hơn là từ chính gia đình, bạn bè của mình", Ji Wallace nghẹn ngào chia sẻ.
David Testo
Năm 2011, cầu thủ Mỹ David Testo gây bất ngờ khi thừa nhận "không chuẩn men". Anh không thể ngờ tuyên bố này đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp bóng đá của mình. Một tháng sau khi biết Testo bị gay, CLB chủ quản Montreal Impact yêu cầu chấm dứt hợp đồng với anh. Chàng cầu thủ sinh năm 1981 phải "ngồi chơi xơi nước" hơn một năm trời vì chẳng có đội bóng nào chịu ký hợp đồng. Ở tuổi 32, Testo ngậm ngùi chia tay trái bóng để bắt đầu một sự nghiệp mới - giáo viên dạy tập Yoga.
Theo VNE
Những "hot boy" đồng tính trong làng thể thao Những nam VĐV thể thao dưới đây từng khiến hàng triệu fan nữ mê mẩn bởi vẻ điển trai và tài năng của mình, tuy nhiên, họ đều là những người đồng tính... Mới đây, cựu tuyển thủ Đức, cầu thủ từng khoác áo Aston Villa và Everton, Thomas Hitzlsperger đã lên tiếng thừa nhận mình là GAY. Trong giới thể thao nói...