“Ngôi sao công nghệ” Phan Sào Nam lợi dụng công nghệ đánh bạc online nghìn tỷ
Phan Sào Nam là một cái tên không xa lạ trong giới công nghệ. Đại gia kín tiếng với cộng đồng doanh nghiệp nói chung nhưng nổi tiếng trong làng công nghệ. Phan Sào Nam là sáng lập viên VTC Intecom, VTC Online và là cha đẻ cuộc thi Miss Teen đình đám. Nhưng lại lợi dụng công nghệ dấn thân vào một lĩnh vực kinh doanh ngàn tỷ phi pháp và có lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Vụ việc ông Nguyễn Thanh Hoá, nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát ( Bộ Công an) vừa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng vì hành vi tổ chức đánh bạc khiến dư luận xôn xao.
Phan Sào Nam cùng với Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), là hai người điều hành đường dây kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng internet lên đến hàng ngàn tỷ đồng này.
Đây là đường dây đánh bạc thông qua mạng Internet có quy mô rất lớn, lên tới hàng ngàn tỷ đồng với sự tham gia của hàng nghìn người trong và ngoài nước. Thống kê ban đầu, Công an Phú Thọ đã thu được trên 1.000 tỷ đồng, số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài ước chừng 3,6 triệu USD.
Phan Sào Nam (1979) tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh công nghệ của Trường đại học Thông tin liên lạc Hàn Quốc vốn được biết đến là ngôi sao công nghệ ở đúng vào thời điểm thị trường Internet Việt Nam phát triển bùng nổ.
Năm 2006, khi lãnh đạo VTC quyết định đầu tư vào nội dung số, ông Phan Sào Nam được bổ nhiệm làm Phó giám đốc VTC Intecom. Sau 2 năm, VTC Online chính thức ra đời và ông Nam giữ Giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT.
Phan Sào Nam là sáng lập viên VTC Intecom, VTC Online và là cha đẻ cuộc thi Miss Teen đình đám nhưng lại lợi dụng công nghệ dấn thân vào lĩnh vực siêu lợi nhuận là đánh bạc online nghìn tỷ (Ảnh: IT)
Dưới sự điều hành của ông Phan Sào Nam, VTC Online từng là một trong 3 nhà phát hành game online lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, quỹ đầu tư DWS Vietnam Fund – nay là Vietnam Phoenix Fund, đã rót 10 triệu USD để sở hữu 19,5% cổ phần của VTC Online.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 6/2010, Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam của doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng đã trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của VTC Online và đang nắm giữ 9,2% vốn điều lệ công ty.
Mặc dù nhận được vốn nước ngoài nhưng hoạt động kinh doanh của VTC Online sa sút trong vài năm gần đây với khoản lỗ ròng 102 tỷ đồng trong năm 2014 của hoạt động kinh doanh game.
Công ty có lãi trở lại trong năm 2015-2016, nhưng cũng rất khiêm tốn, đạt lần lượt là 8 tỷ và 10 tỷ đồng.
VTC Online gần đây bán đấu giá hơn 1 triệu cổ phần (gần 45%) với giá chào bán 107.388 đồng/cp, chỉ bằng 1/5 so với mức định giá của DWS Vietnam Fund cách đây 5 năm.
Trong khi đó, đại gia bí ẩn Nguyễn Văn Dương là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao CNC. Đây được cho là một doanh nghiệp kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng Internet.
Nguyễn Văn Dương (1975), thường trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội. CNC là một doanh nghiệp được thành lập trong tháng 9/2011, có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Cổ đông ban đầu của CNC gồm ông Nguyễn Văn Dương (góp 18 tỷ đồng) và bà Vũ Kim Hà (góp 2 tỷ đồng). Đến tháng 3/2016, bà Vũ Kim Hà thoái vốn khỏi CNC và thay vào đó là bà Lưu Thị Hồng.
Ông Nguyễn Văn Dương còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư UDIC. CTCP đầu tư UDIC của ông Nguyễn Văn Dương không mấy nổi bật cho đến khi được chấp thuận đứng đầu liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, trong đợt tăng vốn từ vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Văn Dương sở hữu 99,29%. Trong đợt tăng vốn này, 2 cổ đông sáng lập là PVCombank) và CTCP Thương mại Việt Hồng đã thoái hết vốn khỏi Đầu tư UDIC. Bản thân Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cũng giảm tỷ lệ sở hữu từ 12,5% về 0,71%.
Tuy nhiên mới đây, Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn (SBRC) cho biết, SBRC đã nắm 51% vốn cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư UDIC (tổng vốn điều lệ 781,73 tỷ đồng). Với việc SBRC công bố sở hữu quá nửa cổ phần của UDIC, rất có thể ông Nguyễn Văn Dương đã thoái lượng lớn cổ phần tại doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông này.
Tháng 7/2017, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC cũng đã bố cáo thay đổi thông tin. Theo đó, người đại diện của UDIC hiện nay là ông Nguyễn Hữu Hùng (SN 1975).
Theo H.Tú (Vietnamnet)
Bộ Công an đối phó với tin xấu lan truyền trên mạng xã hội thế nào?
Liên tiếp trong thời gian gần đây, rất nhiều thông tin sai lệch được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và cuộc sống của những nhân vật trong tin đồn. Dư luận thắc mắc, trước những vấn đề này, lực lượng công an sẽ xử lý như thế nào?
Chiều nay (15.1), tại buổi họp báo thông tin tình hình hoạt động năm 2017 của ngành công an tại Bộ Công an, rất nhiều câu hỏi được đặt ra với lãnh đạo Bộ Công an về thông tin liên tiếp xuất hiện các thông tin sai lệch về những lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát có liên quan tới một vụ án đang được điều tra của Bộ này.
Cụ thể, nhiều thông tin được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng, ông Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và ông Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) có liên quan tới một vụ án đang được Bộ Công an phối hợp điều tra với Công an Phú Thọ về đường dây đánh bạc qua mạng.
Thậm chí, thông tin còn lan truyền cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ đối với vị nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát.
Ông Trần Đăng Yến - Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) trả lời về những thông tin lan truyền trên mạng xã hội về lãnh đạo một số cơ quan thuộc Bộ Công an.
Tại buổi họp báo, ông Trần Đăng Yến cho biết, Bộ cũng đã trả lời về thông tin sai lệch, không có căn cứ.
Trả lời cho thắc mắc: "Những luồng thông tin xấu liên tiếp xuất hiện trên mạng xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, danh dự của nhân vật bị lan truyền thông tin, Bộ Công an xử lý vấn đề này thế nào?", Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết, ngay từ rất sớm, Bộ Công an đã thấy được tầm quan trọng của việc này, vì thế Bộ đã thành lập Cục An ninh mạng (A68).
"Thực tế Cục An ninh mạng có những đóng góp quan trọng. Những vấn đề nêu lên đang giao cho A68 thực hiện rất có kết quả" - Thứ trưởng Bùi Văn Nam nói.
Trước đó, ngày 12.1, trao đổi về thông tin lan truyền trên mạng rằng, trung tướng Phan Văn Vĩnh bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố, thiếu tướng Lương Tam Quang - Chánh Văn phòng Bộ Công an khẳng định: "Hiện chưa có thông tin gì về việc khởi tố này. Đây là thông tin không có căn cứ, cơ sở".
Một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cho biết thêm: "Thông tin này là tin đồn, không có căn cứ".
Ông Vĩnh từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19.5.1955, quê Nam Định. Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Vĩnh nhất chính là vụ điều tra thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện. Trong quá trình điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra, tướng Vĩnh chính là trưởng ban chỉ đạo chuyên án.
Ông cũng là trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.
Ông Vĩnh thôi giữ chức tổng cục trưởng từ tháng 4.2017 để nghỉ chế độ. Ông từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.
Theo Danviet
Bộ Công an nói về thông tin lan truyền "bắt tướng Phan Văn Vĩnh" Tại buổi họp báo thông tin tình hình kết quả công tác năm 2017 của Bộ Công an, đại diện Bộ Công an đã thông tin về những vấn đề dư luận đang lan truyền về lãnh đạo bộ này. Trước thông tin lan truyền về việc ông Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an)...