“Ngòi nổ” trong hệ thống tài chính
Hơn 7 năm trôi qua từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ “kích nổ” cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng nhất trong 7 thập kỷ qua, hệ thống tài chính toàn cầu hiện vẫn đứng trước không ít nguy cơ đe dọa.
Sự phục hồi yếu và không ổn định của nền kinh tế toàn cầu đang đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu
Trong báo cáo “Ổn định Tài chính toàn cầu” công bố ngày 15-4, Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) cảnh báo, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi yếu và không ổn định, các nguy cơ đe dọa sự ổn định tài chính càng trở nên khó đánh giá và khó giải quyết hơn. Cảnh báo này được IMF đưa ra ngay trước thềm Hội nghị mùa Xuân của tổ chức này và Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến diễn ra trong hai ngày 17 và 18-4 tại Washington (Mỹ).
Video đang HOT
Lên tiếng với báo giới trước thềm hội nghị thường niên quan trọng nhất của 2 định chế tài chính lớn nhất thế giới, Giám đốc bộ phận thị trường vốn của IMF Jose Vinals cho rằng, trong 6 tháng qua, tăng trưởng không đồng đều và các chính sách tiền tệ là hai nhân tố làm gia tăng căng thẳng tại các thị trường tài chính toàn cầu, kéo theo những biến động về tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lãi suất. Trong khi đó, các nguy cơ đe dọa hệ thống tài chính cũng gia tăng, bắt rễ vào hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nhỏ, đe dọa khả năng thanh toán và tính thanh khoản của thị trường, tác động tiêu cực tới các nền kinh tế phát triển và mới nổi.
Vị đại diện của IMF cũng liệt kê ra 5 thách thức lớn mà định chế tài chính này cho rằng đang đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu. Theo đó, thách thức lớn nhất hiện nay là tăng cường sự ổn định của các chính sách tài chính của chính phủ các nước phát triển trong khi kiểm soát được những tác dụng phụ không mong muốn của việc duy trì lãi suất thấp. Bốn thách thức còn lại mà IMF cảnh báo gồm có: bảo đảm sự ổn định tại các thị trường mới nổi, giải quyết các nguy cơ địa chính trị, ngăn chặn tình trạng thổi phồng về tính thanh khoản của thị trường và kiểm soát tình trạng dư thừa vốn là hệ quả của chính sách nới lỏng tiền tệ bất thường.
Trước khi đưa ra các cảnh báo trên, cả IMF và nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế-tài chính thế giới cũng đã tỏ ra lo ngại trước việc hệ thống tài chính toàn cầu vẫn chưa thực sự vững chắc sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2007 vốn mở đường cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngay sau đó. Trong đó, 2 mối đe dọa lớn nhất là tăng trưởng kiểu “phập phù” không ổn định và chính sách lãi suất của các cường quốc, trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là Mỹ.
Ngay trước thềm cuộc họp mùa Xuân của IMF-WB, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde ngày 9-4 cho rằng, tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2014 ở mức khiêm tốn 3,4% không đủ để “chữa lành những tổn thương” do cuộc Đại suy thoái kinh tế 2007-2009 gây ra và điều này khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng thấp trong dài hạn cùng hàng loạt thách thức lớn. Cùng lúc đó, việc Mỹ đang cân nhắc khả năng tăng lãi suất vốn duy trì ở mức 0% suốt từ tháng 12-2008 tới nay sẽ tác động tiêu cực, có thể gây rối loạn trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Bởi thế, làm thế nào để những mối đe dọa tiềm tàng không trở thành “ngòi nổ” trong hệ thống tài chính toàn cầu sẽ được đặt ra với các quan chức, nhà hoạch định chính sách của các quốc gia trong Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF-WB năm nay.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc "gây mất ổn định" trên Biển Đông
Ngày 9/4, Mỹ đã cảnh báo rằng nỗ lực của Trung Quốc mở rộng lãnh thổ trên Biển Đông bằng hoạt động xây dựng trên các hòn đảo tranh chấp là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn: nytimes.com)
Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho biết: "Theo quan điểm của chúng tôi, hoạt động bồi đắp đất đai và hoạt động xây dựng của Trung Quốc đang gây thêm lo ngại trong khu vực. Do đó, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến này và tiếp tục nêu những quan ngại của chúng tôi với Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực nhằm hối thúc tất cả các bên tránh các hoạt động gây mất ổn định."
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Washington quan ngại rằng Bắc Kinh "có thể quân sự hóa các tiền đồn trên các điểm có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông."
Những hình ảnh thu được từ vệ tinh mới được công bố cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một bãi đá ngầm tại vùng biển tranh chấp, nhiều khả năng là nhằm củng cố các tuyên bố về chủ quyền của nước này./.
Theo Vietnam
Huy động quân đội vô hiệu quả bom nặng 230 kg còn ngòi nổ Quả bom có đường kính 30 cm, dài 1,6 mét, được phát hiện trong tình trạng cắm sâu dưới lòng đất 1,5 mét, nghiêng 45 độ. Trong khi làm rẫy cách cầu số 6 đường tránh nam hầm Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) gần 400 m, một người dân phát hiện một quả bom nặng 230...