“Ngòi nổ” kỳ thị chủng tộc ở Israel
Tại Israel lại đang dậy sóng căng thẳng chủng tộc mới, không phải cuộc đối đầu giữa người Do thái với người Palestine mà chính giữa những người Do thái với nhau.
Lực lượng an ninh Israel bắt giữ một người biểu tình Do thái gốc Ethiopia
Làn sóng biểu tình của cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia nhằm phản đối hành vi bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát Israel đã bước sang ngày thứ năm, kể từ ngày 30-4, song chưa có dấu hiệu chấm dứt. Không những thế, biểu tình còn lan rộng tới Thủ đô Tel Aviv với những cuộc đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và hàng nghìn người biểu tình.
Con số cảnh sát đưa ra chỉ có 3.000 người tham gia cuộc biểu tình tại Tel Aviv, trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin, khoảng 10.000 người đã đổ xuống đường phố, phong tỏa nhiều trục đường chính tại Thủ đô Israel từ đêm 3-5. Một số người biểu tình quá khích đã dùng đá và chai thủy tinh ném về phía lực lượng an ninh khi tìm cách xông vào một tòa nhà chính quyền tại Tel Aviv, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông.
Cuộc đụng độ giữa những người biểu tình Do thái gốc Ethiopia với cảnh sát khiến 46 nhân viên an ninh và 7 người biểu tình bị thương, 26 người biểu tình đã bị bắt giữ. Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nội vụ Israel Yitzhak Aharonovitch, do không xác định được thủ lĩnh phong trào biểu tình nên việc giải tán những cuộc biểu tình mà ông cho là “cuộc bạo động” gặp khó khăn, cũng như không xúc tiến được các cuộc đối thoại.
Những cuộc biểu tình phản đối tình trạng kỳ thị chủng tộc hiện nay tại Israel bắt nguồn từ việc một đoạn băng ghi hình được công bố ngày 27-4 vừa qua cho thấy, 2 cảnh sát tại khu vực Holon (phía Nam Tel Aviv) đã vô cớ tấn công 1 binh sĩ Israel người gốc Ethiopia. Vụ việc này ngay sau khi được công bố đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia tại Israel.
Video đang HOT
Hiện có khoảng 125.500 người Do thái từ Ethiopia đã đến Israel trong hai làn sóng nhập cư năm 1984 và 1991. Mặc dù được Chính phủ Israel hỗ trợ nhất định song cộng đồng này không mấy thành công trong việc hoà nhập xã hội Israel và thường phàn nàn về sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực giáo dục và nhà ở.
Chính những mâu thuẫn, bất mãn vốn âm ỉ và tích tụ từ lâu trong cộng đồng người Do thái từ Ethiopia đã ngay lập tức bùng lên thành làn sóng phản đối gay gắt khi có được “mồi lửa” từ vụ việc công bố ngày 27-4. Bất chấp từ Tư lệnh cảnh sát quốc gia Israel Yohanan Danino tới Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng khẳng định sẽ “không dung thứ cho hành vi không thể chấp nhận được” của 2 cảnh sát đối với binh sĩ người gốc Ethiopia, đồng thời sẽ thành lập nhóm điều tra vụ việc, cộng đồng người Do thái gốc Ethiopia vẫn xuống đường để “xả” nỗi bất mãn kìm nén lâu ngày.
Trước “ngòi nổ” kỳ thị chủng tộc trong bối cảnh vẫn chưa thành lập được chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo cộng đồng người Ethiopia với sự tham dự của đại diện các Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Nhập cư và Bộ Phúc lợi Xã hội nhằm giải quyết cơn phẫn nộ hiện nay của người Do thái gốc Ethiopia cũng như căn nguyên sâu xa.
Theo_An ninh thủ đô
Những ngòi nổ trên biển: Cái gai trong quan hệ song phương
Dù là đồng minh chí cốt và có thể đồng thuận hầu như mọi vấn đề, tranh chấp biển đảo không có chỗ để nhường nhịn, như trường hợp Mỹ - Canada.
Ngọn hải đăng của Canada trên đảo Machias Seal - Ảnh: Shutterstock
Khi phong trào bài Nhật ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm vào năm 2012 vì tranh chấp tại Hoa Đông, giới truyền thông đồng loạt đưa tin về các vụ đập phá xe cộ mang mác Nhật Bản, thậm chí một số người quá khích còn hành hung tài xế lái ô tô do nước này sản xuất. Ít ai biết được các cuộc tranh chấp lãnh hải tương tự, tất nhiên ít kích động hơn, vẫn đang diễn ra giữa hai láng giềng vốn "tương thân tương ái" ở Bắc Mỹ.
Đảo Machias Seal và đá North Rock
Lâu lâu, báo chí lại đưa tin dân câu tôm ở Maine (Mỹ) và New Brunswick (Canada) lại choảng nhau vì giành tôm hùm khổng lồ tại đây, và thế là người Canada với Mỹ lại loáng thoáng nhớ rằng hình như hai nước vẫn còn tồn tại tranh chấp lãnh thổ. Vào năm 2012, tờ The New York Times có bài bình luận về tình trạng của đảo Machias Seal và bãi đá North Rock kế bên, cho rằng đây là vấn đề có thể gây ra xung đột Canada - Mỹ, sau hơn 230 năm tranh giành và chưa có dấu hiệu mệt mỏi. Trong đó, đảo Machias Seal có diện dích 8,1 ha, thuộc dạng đảo trọc nằm cách đều Maine và New Brunswick. Cả Machias Seal và bãi đá North Rock nằm trong khu vực được ngư dân địa phương gọi là "vùng xám", tức khu vực rộng 717,4 km2 trong vùng chồng chéo tuyên bố chủ quyền của cả Canada và Mỹ.
Hiện Canada vẫn duy trì đài hải đăng trên đảo Machias Seal. Bất chấp hải đăng hoạt động theo cơ chế tự động, hai nhân viên luôn túc trực tại đây và cứ 28 ngày lại có cặp khác từ đất liền ra thay. Vào năm 1984, Canada và Mỹ dàn xếp mọi bất đồng về lãnh hải tại vịnh Maine bằng cách đệ trình các tuyên bố lên Tòa án Công lý quốc tế. Tuy nhiên, tranh chấp ở "vùng xám" nói trên đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Quần đảo Falkland/Malvinas
Quần đảo Falkland/Malvinas bao gồm Đông Falkland, Tây Falkland và 776 đảo nhỏ hơn. Thủ phủ và cũng là thành phố duy nhất mang tên Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, với dân số 2.115 người. Đây là lãnh thổ tự trị, nhưng quần đảo này đang thuộc quyền quản lý của Anh, có nghĩa là London chịu trách nhiệm về các vấn đề phòng thủ và ngoại giao. Vào thế kỷ 16, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Anh đều tuyên bố đã tìm thấy quần đảo trên; và theo thời gian, các cộng đồng dân cư của Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Argentina đua nhau mọc lên. Đến năm 1833, Anh bắt đầu kiểm soát quần đảo này, và kể từ đó Argentina luôn thách thức tuyên bố chủ quyền của London. Đến năm 1982, chiến tranh Falkland nổ ra suốt 2 tháng và kết thúc bằng thất bại của phe Argentina. Và đến nay, có khoảng 3.000 người định cư tại đây, tất cả là công dân Anh.
Sau nhiều năm tưởng chừng như lắng dịu, tranh chấp song phương lại bùng nổ với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon rằng nước này lên kế hoạch tăng cường lá chắn phòng thủ cho quần đảo. Về phần mình, Argentina cũng đẩy mạnh chiến dịch "đòi lại Malvinas" từ tay Anh. Tờ The Sun đưa tin Nga đang xúc tiến thỏa thuận cho Argentina thuê 12 oanh tạc cơ tầm xa, một động thái mà theo các nguồn thạo tin nhằm phục vụ cho sứ mệnh giành lại quần đảo trên.
Quần đảo Chagos
Quần đảo Chagos là nhóm gồm 7 đảo san hô vòng được tạo thành từ hơn 60 đảo nhiệt đới riêng lẻ tại Ấn Độ Dương. Chagos từng là một phần của đảo quốc Mauritus (châu Phi) cho đến thế kỷ 18 khi những người Pháp bắt đầu đến nơi này. Vào năm 1810, Pháp nhượng lại cho Anh, và đến năm 1965, chính quyền London tách Chagos khỏi Mauritius để thành lập Vùng lãnh thổ Ấn Độ Dương của Anh. Vào năm 1971, Anh cho Mỹ thuê lại đảo san hô vòng Diego Garcia để xây căn cứ quân sự, và trục xuất toàn bộ dân bản xứ. Ngày nay, Diego Garcia là nơi duy nhất có người ở tại quần đảo Chagos.
Vào tháng 4.2010, Anh biến Chagos thành khu bảo tồn đại dương lớn nhất thế giới, nhằm ngăn chặn người dân bản địa quay lại, theo báo The Guardian dẫn tiết lộ từ WikiLeaks. Vào tháng 12.2010, Mauritus nộp đơn kiện Anh dựa trên các quy tắc của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) với hy vọng thách thức tính hợp pháp của khu bảo tồn tự nhiên. Năm năm sau, vụ kiện được chuyển đến Tòa Trọng tài quốc tế, và các đại diện của Mauritius cũng như Anh hiện vẫn tiếp tục tranh biện trong những phiên xử kín theo tờ The Guardian.
Đảo Swains
Đảo Swains là đảo san hô vòng ở phía bắc Samoa tại Thái Bình Dương, hiện thuộc quyền kiểm soát của lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ. Điều rắc rối là nó cũng nằm trong chuỗi đảo Tokelau, vốn thuộc về New Zealand.
Đảo Swains có tổng dân số 37 người Tokelau, sinh sống bằng nghề hái dừa. Vào năm 1856, một người Mỹ tên Eli Hutchinson Jennings tuyên bố rằng đã được trao quyền sở hữu hòn đảo từ chủ trước là một thuyền trưởng người Anh tên Turnbull. Sau khi chuyển đến hòn đảo sinh sống và xây dựng một đồn điền dừa, gia đình Jennings nghiễm nhiên trở thành kẻ thống trị Swains từ năm 1856 đến 1925, thời điểm hòn đảo được sáp nhập vào lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ.
Vào ngày 25.3.1981, New Zealand xác nhận chủ quyền của Mỹ đối với đảo Swains theo Hiệp ước Tokehega, nhưng trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2006, người dân Tokelau vẫn cho rằng hòn đảo này thuộc chuỗi đảo Tokelau (cũng đồng nghĩa với việc thuộc về New Zealand).
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Dân Trung Quốc di cư sang Mỹ đông nhất Số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy nền văn hóa và tôn giáo của nước này sẽ bị ảnh hưởng lớn do làn sóng người Trung Quốc di cư sang Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong cuộc họp tại San Diego hôm 1/5, Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay trong năm 2013, 147.000 người...