“Ngòi nổ” Crimea: Nước xa khó cứu lửa gần
Bán đảo Crimea của Ukraine về cơ bản đã không còn nằm trong tầm kiểm soát của Kiev. Vùng đất du lịch nổi tiếng thanh bình giờ đây trở thành “ngòi nổ’ không chỉ bên trong Ukraine, trong quan hệ Nga – Ukraine, mà còn cả trong quan hệ quốc tế.
Xe tăng quân đội Nga áp sát biên giới Ukraine
Chỉ một ngày sau khi Thượng viện Nga “bật đèn xanh” cho việc sử dụng quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine để đối phó với tình hình bất ổn gia tăng tại bán đảo Crimea, hàng loạt các động thái mạnh đã được Matxcơva đưa ra. Những chiếc tàu ngầm của Nga đã xuất hiện ngoài khơi Crimea, quân nhân Nga đã thu gom vũ khí ở một căn cứ radar và cơ sở huấn luyện hải quân của Ukraine và chính quyền Crimea về thực chất đã nằm trong tay những người thân Nga.
Đây có thể coi là các biện pháp khẩn cấp của Nga sau khi nhận được đề nghị của Thủ tướng nước cộng hòa tự trị Crimea S. Aksenov yêu cầu Tổng thống V. Putin “giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea” trước mối đe dọa từ những kẻ cực đoan ở Kiev. Đa số người dân Crimea ủng hộ cựu Tổng thống Ukraine V. Yanukovych và tin rằng ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Suy nghĩ này đã dẫn đến các nỗ lực của quốc hội Crimea muốn đẩy nhanh một cuộc bỏ phiếu về việc liệu vùng đất này có nên tách khỏi Ukraine hay không, bất chấp sự ngăn cản và đe dọa của Kiev.
Tuy nhiên, động thái của Nga không chỉ xuất phát từ tình hình căng thẳng ở Crimea mà còn từ những vấn đề lịch sử phức tạp của vùng đất này. Kể từ năm 1783, Nga đã kiểm soát hoàn toàn bán đảo Crimea. Tuy nhiên, năm 1954, dưới thời lãnh đạo của ông N. Khrushchev (người Ukraine), Crimea được chuyển giao cho Ukraine quản lý. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, Nga và Ukraine thỏa thuận biến Crimea thành khu tự trị thuộc Ukraine.
Dù thuộc Ukraine nhưng người Nga chiếm tới 58% trong tổng số 2,3 triệu cư dân Crimea so với 24% là người Ukraine. Tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ của ba phần tư dân số Crimea, trong khi chỉ có 10% người dân Crimea tuyên bố tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Ukraine. Các thủ tục hành chính công ở Crimea vẫn được thực hiện bằng tiếng Nga. Thêm vào đó, thành phố Sevastopol của Crimea là nơi đồn trú của Hạm đội Biển Đen có vai trò chiến lược với Nga.
Video đang HOT
Chính vì thế, Nga hoàn toàn có thể can dự vào Ukraine mà trước hết là bán đảo Crimea để bảo vệ an toàn cho người Nga ở vùng đất này. Luật Quốc phòng của Nga cho phép hành động quân sự ở hải ngoại để “bảo vệ các công dân Nga”. Nga thậm chí có thể đưa quân tới các khu vực có nhiều người Nga sinh sống ở đông Ukraine nếu sự an toàn của họ bị đe dọa.
Sự xuất hiện của binh lính Nga tại Crimea dưới lý do bảo vệ người Nga đương nhiên bị Ukraine coi là hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước này. Nhưng Kiev khó có thể hành động mạnh tay với Crimea bởi quá khứ cho thấy việc Gruzia, năm 2008 bất ngờ tiến đánh Nam Ossetia, vùng đất đang đòi li khai khỏi Gruzia, đã dẫn đến việc Nga đưa quân vào đánh bại Gruzia. Kết quả là về thực chất Gruzia đã mất kiểm soát Nam Ossetia.
Mỹ và phương Tây tuy lớn tiếng cảnh báo hành động của Nga và đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa cứng rắn, nhưng họ cũng khó có thể “động thủ” với bất cứ hành động quân sự chóng vánh nào địch lại Nga vì khu vực này quá xa nước Mỹ và quá gần nước Nga. Nước xa khó cứu lửa gần. Mỹ và phương Tây từng can thiệp quân sự vào nhiều nước nhưng dưới cái cớ mà thế giới phản đối như “bảo vệ quyền con người”, ngăn độc tài…Trong khi đó mối đe dọa với người Nga ở Ukraine là có thật và Matxcơva đương nhiên không thể làm ngơ. Bán đảo Crimea vì thế đã trở thành điểm nóng va chạm giữa Đông và Tây về lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Theo ANTD
Mỹ sợ Nga tiến hành "Cuộc chiến 5 ngày" ở Ukraine như với Gruzia
Ngày 23-2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đa cảnh báo Nga không nên triên khai quân đôi đên Ukraine, giưa luc khung hoang chinh tri chưa co lôi thoat tai nươc lang giêng thuôc Liên Xô cu nay, va cho răng đông thai nay se là một "sai lầm nghiêm trọng."
Phát biểu trong chương trình "Gặp gỡ báo chí" trên kênh truyên hinh NBC, ba Susan Rice noi: "Ukraine, Nga, châu Âu hay Mỹ đều không muốn chứng kiến Ukraine bị chia re. Không ai muốn bạo lực tái diễn và tình hình leo thang".
Tuyên bô của bà Rice được đưa ra sau khi một báo cáo đăng tải trên tơ "Thơi bao tai chinh" hôi tuần trước dẫn lơi một quan chức cao cấp giấu tên của Nga nói rằng, nươc nay có thể can thiệp để bảo vệ ngươi Nga ở bán đảo Crimea (Crưm) thuộc lãnh thổ Ukraine - nơi có một căn cứ hải quân cua Nga.
"Nếu Ukraine bị chia căt, nó sẽ gây nên một cuộc chiến tranh. Họ sẽ mất bán đảo Crimea trươc tiên vì chúng tôi sẽ tới đó và bảo vệ nó, giống như chúng tôi đã làm tai Gruzia", quan chức này noi, ám chỉ đến "Cuộc chiến 5 ngày" giữa Nga với Gruzia năm 2008, nhằm bảo vệ nước Cộng hòa ly khai Nam Ossetia ở Gruzia.
Mỹ lo ngại viễn cảnh Nga tung quân vào Ukraine như đã từng làm với Gruzia
Bà Rice cho rằng, tình hình ở Ukraine "không phải là vấn đề của Mỹ hay Nga" mà là "công việc nội bộ" của người dân nước này và cho rằng mối quan hệ gần gũi hơn của Ukraine với châu Âu sẽ không nên đươc đôi băng môi quan hê lịch sử của nước này với Nga.
Trong cuộc điện đam với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 23-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự "ủng hộ mạnh mẽ" của Mỹ đôi với quyết định của Quốc hội Ukraine, vê viêc chuyên nhiêm vu tông thông cho Chủ tịch Quốc hội Aleksandr Turchinov, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Ông Kerry cũng nhấn mạnh: "Mỹ hy vong chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lưa chon tự do dân chủ của Ukraine sẽ được tất cả các nước tôn trọng".
Trong khi đo, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố răng, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói với ông Kerry rằng, "phe đối lập Ukraine đã nắm được quyền lưc thưc tê, nhưng vẫn từ chối hạ vũ khí và tiếp tục đấu tranh bạo lực".
Người biểu tình thân Nga ở Crimea
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh với người đồng cấp Mỹ rằng, một thỏa thuận hòa bình được ký kết hôm 21-2 giữa Tổng thống Yanukovich và cac lãnh đạo đối lập Ukraine kêu gọi bầu cử Tổng thống sớm và cải cách hiến pháp phải được thực thi va nhân manh răng, Mỹ đã hoan nghênh thỏa thuận này vào thời điểm đó.
Trong khi đo, cung trong ngày 23-2, Nga đã triệu hồi đại sứ nước này tại Ukraine về nước để tham vấn về "tình hình đang xấu đi" ở Kiev, một ngày sau khi Tổng thống Viktor Yanukovich bị phế truất.
Trong môt thông báo, Bộ Ngoại giao Nga cho răng: "Do tình hình ngày một xấu đi ở Ukraine và cần có sự phân tích tình hình một cách toàn diện, đã có quyết định triệu đại sứ Nga tại Ukraine về nước để tham vấn".
Theo ANTD
Mỹ và NATO bất lực trước hành động quân sự của Nga Hôm 01-03, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi Nga ngừng can thiệp quân sự vào Ukraine. Ông Putin đã thẳng thừng từ chối và tuyên bố: "Nga có quyền bảo vệ công dân tại đó". Mỹ xoay xở tìm mọi cách giúp đỡ chính phủ mới ở Ukraine Thủ tướng tạm quyền của...