Ngòi nổ cho thùng thuốc súng ở Trung Đông
Ả Rập Xê Út đang đứng trước lằn ranh mong manh trong các mối quan hệ quốc tế, theo báo Hayom của Israel.
Người dân tại Baghdad, Iraq ngày 4.1 đốt vỏ xe phản đối Ả Rập Xê Út tử hình nhà truyền giáo Nimr al-Nimr – Ảnh: Reuters
“Chỉ cần tham khảo các sự kiện của năm 2011 và 2012, với tên gọi Cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, và vào năm 2015, khi Ả Rập Xê Út đạt mức thâm hụt ngân sách kỷ lục là đủ hiểu tại sao vương quốc này hiện đang lo sợ. Ngày nay, Vịnh Ba Tư được biết đến không chỉ như là thùng dầu khổng lồ với giá dầu liên tục giảm mà còn là một thùng thuốc súng với nguy cơ bùng nổ cực kỳ cao”, bài báo viết.
Bài báo đánh giá cao vai trò của nhà thuyết giáo Nimr al Nimr đối với người Shiite và cho biết họ rất bất bình vì Ả Rập Xê Út đã quyết định tử hình người được coi là một phát ngôn viên đầy uy tín của cộng đồng thiểu số Shiite tại vương quốc này.
“Người Shiite, sống chủ yếu ở phía đông của đất nước, trong khu vực Qatif giàu dầu mỏ, luôn khiếu nại về nạn phân biệt đối xử vô lý, chẳng hạn họ không được phép xây dựng nhà thờ Hồi giáo hoặc giữ các chức vụ trong các lĩnh vực công cộng như y tế, giáo dục”, bài báo viết.
Video đang HOT
Kể từ khi bùng nổ cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, giáo sĩ Nimr al-Nimr bắt đầu gia tăng các hoạt động của mình, lên tiếng phản đối sự can thiệp của Ả Rập Xê Út vào nội tình Bahrain, nơi Riyadh tập trung hỗ trợ chính quyền người Sunni sở tại đàn áp người Shiite chiếm đa số ở nước này. Năm 2012, ông al-Nimr bị bắt sau khi bị bắn gãy chân trong một cuộc biểu tình ở phía đông Ả Rập Xê Út và hai năm sau đó đã bị kết án tử hình.
Tình hình phức tạp tại Yemen, Iraq và Syria, sự bất ổn tại Lebanon và Jordan, đã khiến Ả Rập Xê Út lo ngại cho sự tồn vong của chế độ tại vương quốc này. Các cuộc bạo loạn năm 2012 và thực trạng người Shiite thiểu số ở Ả Rập Xê Út ngả về phía Iran là những mối quan ngại lớn đối với vương quốc. Trên thực tế, Washington đã không còn tích cực ủng hộ Riyadh như trước đây và điều đó đã khiến hoàng gia Ả Rập Xê Út cảm thấy thiếu tự tin, bài báo cho biết.
Trong thời gian gần đây, tại những cuộc đàm phán song phương với các nước phương Tây, Ả Rập Xê Út luôn né tránh việc thảo luận về vấn đề Palestine và Israel, đồng thời cũng tảng lờ sáng kiến hòa bình do chính Riyadh đề xuất hồi năm 2002 về nhu cầu bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia Ả Rập với Israel, bài báo nhấn mạnh.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Arab Saudi ra điều kiện khôi phục quan hệ với Iran
Arab Saudi hôm qua cho biết sẽ khôi phục quan hệ với Iran nếu Tehran dừng can thiệp vào vấn đề của các nước khác.
Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubier. Ảnh: Reuters.
Arab Saudi ngày 3/1 cắt đứt quan hệ với Iran sau khi đại sứ quán của nước này ở thủ đô Tehran bị ném bom xăng và phá hủy nội thất ngày 2/1 do liên quan đến việc Riyadh xử tử giáo sĩ dòng Shiite Nimr al-Nimr. Hiện cuộc tuần hành của người biểu tình ở Iran và Iraq để phản đối vụ xử tử đã bước sang ngày thứ ba.
"Rất đơn giản, Iran phải ngừng và chấm dứt can thiệp vào vấn đề nội bộ nước khác, trong đó có của chúng tôi", Reuters dẫn lời Đại sứ Arab Saudi tại Liên Hợp Quốc Abdallah al-Mouallimi trả lời khi được hỏi cần có điều kiện gì để hai nước khôi phục quan hệ.
"Nếu họ làm vậy, chúng tôi tất nhiên sẽ có những mối quan hệ bình thường với Iran", ông al-Mouallimi cho biết thêm. "Chúng tôi không phải kẻ thù tự nhiên của Iran".
Bahrain và Sudan hôm qua cắt đứt quan hệ với Iran. Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubier thông báo Riyadh dự kiến còn dừng hoạt động hàng không và quan hệ thương mại giữa hai nước. Ông lý giải có hành động ngoại giao trên là vì "những chính sách hung hăng" của Iran.
Bahrain và Sudan sau đó cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, trong khi Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người Iran, hạ cấp quan hệ với Iran. Các quốc gia Arab Vùng Vịnh khác như Kuwait, Qatar, Oman hiện chưa có phản ứng.
Iran cáo buộc Arab Saudi lợi dụng vụ tấn công vào đại sứ quán làm "cái cớ" để cắt đứt quan hệ và làm căng thẳng giáo phái leo thang. Iran và Arab Saudi là hai quốc gia theo Hồi giáo. Phần lớn dân số Iran theo dòng Shiite trong khi người dân Arab Saudi theo dòng Sunni.
Mỹ và Đức đều đã kêu gọi các bên kiềm chế. Nga đề nghị làm trung gian hòa giải nhưng một quan chức ngoại giao Mỹ nói Iran và Arab Saudi phải tự tìm cách xóa bỏ khác biệt.
Như Tâm
Theo VNE
Quan hệ đầy sóng gió Iran - Ả Rập Xê-Út Ngày 3.1, Ả Rập Xê-Út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau vụ Tehran phản đối Riyadh xử tử nhà thuyết giáo dòng Shiite nổi tiếng Nimr al-Nimr. Quan hệ giữa 2 nước này lâu nay rất sóng gió. Người ủng hộ giáo sĩ Moqtada al-Sadr dòng Shiite ở Kerbala (Iraq) đốt ảnh vua Salman của Ả Rập Xê-Út ngày 4.1.2016...