Ngôi nhà “tự xoay” khiến dân mạng hoang mang, biết bí mật đằng sau còn bất ngờ hơn
Dù việc xem clip này khiến nhiều người chóng cả mặt nhưng số lượt xem đã lên tới con số hàng triệu.
Mới đây, đoạn video do 1 cô nàng tên là Hazel đăng tải trên TikTok đã khiến nhiều người “đứng ngồi không yên” khi được chứng kiến 1 ngôi nhà như thể sở hữu khả năng tự xoay thần sầu.
Được biết, ngôi nhà này nằm trên 1 cánh đồng gần sân bay Bankstowns ở Australia. Ban đầu, trông nó cũng giống các ngôi nhà khác, có vẻ cũng không có gì đặc biệt.
Nhưng khi bạn lái xe đi qua nó, điều kỳ lạ mới bắt đầu xảy ra.
Ngôi nhà “tự xoay” khiến dân mạng chóng cả mặt mà vẫn hút cả triệu view.
Hazel, với tài khoản TikTok mang tên @hazelann820 là 1 trong những người được chứng kiến điều kỳ lạ này nên đã ghi lại đoạn clip và đăng lên TikTok và ngay lập tức, nó đã được xem tới 1,6 triệu lần với 245.000 lượt thích và hơn 1400 bình luận.
Thực ra, ngôi nhà không hề tự xoay, chẳng qua là do hiệu ứng ảo ảnh thị giác mà thôi.
Hazel đã viết lời chú thích: “Ngôi nhà với ảo ảnh thị giác như thể nó tự xoay này vẫn cứ luôn làm tôi hoang mang”.
Hazel ngồi ở ghế hành khách và đã ghi lại đoạn video khi đi qua ngôi nhà “tự xoay”.
Sau khi xem đoạn clip của Hazel, các cư dân mạng đã thi nhau bình luận kiểu như: “Đúng, tôi cũng thấy thế. Thật là điên rồ. Ai đã thiết kế ra nó cũng thật là thông minh”, hay ” Lần nào đi qua đây tôi cũng suýt thì gây tai nạn”.
“Tôi cá nó hẳn đã gây ra vài vụ tai nạn mỗi năm mất thôi”, 1 người nữa có cùng ý kiến.
Được biết, ngôi nhà có tên là ‘Camofleur’ hay còn được gọi là “ngôi nhà xoay biểu tượng” đã được tạo ra bởi nghệ sĩ người Australia, Regina Walters.
Nó đã được tái tạo lại từ 1 căn nhà để máy bay được thiết kế giống như ngôi nhà có từ thời 1940, và theo tài khoản @hiddensydney, ý tưởng này bắt nguồn từ các công trình của các nghệ sĩ khác nhau thuộc nhóm Sydney Camouflage Group, những người “sử dụng các kỹ thuật thiết kế ngụy trang thí điểm để ngụy trang và đánh lừa những kẻ tấn công”.
Tấm ảnh gây lú khiến dân mạng dậy sóng vì không biết rốt cuộc có bao nhiêu màu trong đó
Hãy thử xem rốt cuộc thì bạn nhìn thấy bao nhiêu màu nhé!
Năm hết Tết đến, dù tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng ai nấy cũng đều háo hức mong chờ một năm mới an lành, thịnh vượng. Nhưng ở đâu đó giữa thế giới Internet bao la, cộng đồng mạng lại đang dậy sóng chỉ vì một tấm ảnh mà thôi.
Cụ thể, tấm ảnh này được một tài khoản trên Twitter đăng tải, kèm theo câu hỏi "Bạn thấy bao nhiêu màu trong đó?" và kéo theo tranh luận dài bất tận. "Chủ thớt" bảo rằng mình chỉ thấy 3 màu, nhưng bên dưới lại có bình luận nói rằng nhìn thấy tận 17. Hàng chục ngàn bình luận xuất hiện, khiến cuộc tranh luận trở nên sôi nổi hơn rất nhiều để tìm ra số màu thực sự ở đó.
Đáp án chính xác ở đây là 11 màu (có lẽ vậy). Nhưng tại sao mỗi người lại có đáp án khác nhau? Chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem.
Hiện tượng cách đây cả thế kỷ
Trên thực tế, tấm ảnh đó là một dạng ảo ảnh thị giác, được nhà vật lý học người Áo Ernst Mach đề cập tới. Mach cũng chính là nhà khoa học được đặt tên là đơn vị của tốc độ âm thanh.
Trong thời gian làm giáo sư toán và vật lý tại ĐH Graz vào thập niên 1860, Mach đã có hứng thú về lĩnh vực thị giác và thính giác. Năm 1865, ông tập trung vào các loại ảo ảnh thị giác, trong đó có loại giống như bức hình trên. Nghĩa là một dải màu có sắc thái tương đồng, lúc đặt cạnh thì phân biệt được, nhưng khi tách rời thì rất khó nhận ra.
Mach khi đó hiểu rằng có thứ gì đó khá kỳ lạ xảy đến với nhãn cầu, đặc biệt là trong các mô cảm nhận ánh sáng ở võng mạc. Sau này, hiện tượng còn được biết đến với cái tên "ảo ảnh Mach Bands", và giới khoa học đã sử dụng công nghệ để khám phá ra cơ chế đằng sau đó.
Về cơ bản, võng mạc của chúng ta tựa như một màn chiếu vậy, nhận ánh sáng bên ngoài thông qua con ngươi. Màn chiếu ấy được bao phủ bằng các thụ thể, với một số phản ứng mạnh khi độ sáng lớn hơn và gửi tín hiệu về cho não bộ.
Hãy tưởng tượng, khi 2 tế bào gửi 2 tín hiệu giống nhau đến não bộ, chúng ta sẽ nhận định chúng giống nhau. Não bộ là vậy, nó thích những con đường tắt, nên sẽ luôn giả định mọi thứ cho thật nhanh chóng.
Tự nhiên cũng cho phép não bộ dễ phân biệt được các dải màu sắc có sắc thái tương đồng. Khi một tế bào cảm nhận ánh sáng gửi tín hiệu, nó sẽ lập tức thông báo để các tế bào lân cận "trật tự" một chút. Nhưng khi nhóm im lặng kia phải ở cạnh một hàng xóm quá ồn ào, một phản ứng đặc biệt sẽ xảy ra, giúp làm tăng sự tương phản giữa các sắc thái màu sắc.
Biểu đồ mô tả quá trình cảm nhận ánh sáng từ các thụ thể. Ánh sáng mạnh hơn sẽ khiến tế bào thần kinh phản ứng mạnh hơn, và đồng thời làm giảm khả năng phản ứng của các tế bào lân cận
Cũng chính bởi vậy, các tế bào thần kinh nằm ở ranh giới các mảng màu sẽ gửi tín hiệu để làm rõ sự tách biệt, giúp bạn thấy được có đường chia cắt khá rõ ở đó. Tuy nhiên, nó lại không thể giải thích được việc chúng ta không thể phân biệt được những màu sắc có độ tương phản thấp, giống như trong ảo ảnh thị giác lần này.
Dù sự ức chế trong tế bào là điều ai cũng phải trải nghiệm, nhưng nó không hoàn toàn ảnh hưởng đến khả năng não bộ phân tích hình ảnh. Các hình ảnh trong từng bộ não là khá riêng biệt, phụ thuộc nhiều yếu tố: mắt, độ hiển thị của màn hình máy tính và cả môi trường xung quanh.
Chẳng hạn như nguồn sáng từ màn hình sẽ tác động đến nhãn cầu và võng mạc, khiến não bộ phải "chỉnh sửa" lại tín hiệu tiếp nhận. Đó là lý do vì sao mỗi người trong chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau dù nhìn vào cùng một hình ảnh.
Cô gái khoe căn "biệt phủ" do bố tự thiết kế và xây 10 năm Loạt hình ảnh khoe khéo ngôi nhà trang hoàng xa hoa đón Tết được chia sẻ mới đây khiến đông đảo dư luận không khỏi bàn tán xôn xao. Chủ nhân của những tấm hình cho biết mình "nghiện" nhà là do di truyền từ bố, bố thích nhà nên bây giờ cô cũng làm thiết kế luôn. Hình ảnh ngôi biệt phủ...