Ngôi nhà tự nhiên của “cô” hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đ.e dọ.a thế nào
“Siêu sao” Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan là một trong những cá thể hà mã lùn cuối cùng còn sót lại trên Trái Đất do môi trường sống tự nhiên của chúng đang dần bị thu hẹp bởi nạn phá rừng tràn lan và canh tác nông nghiệp thiếu bền vững.
Với dáng “người” tròn ủng mũm mĩm, đôi mắt tròn xoe dễ thương và những biểu cảm ngộ nghĩnh, “cô” hà mã lùn Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Ngôi sao đang lên này chào đời vào ngày 10/7/2024 và có hai anh chị em là Moo Toon và Moo Warn. Cả ba chú hà mã lùn này đều được đặt tên theo các món ăn Thái Lan, trong đó Moo Deng có nghĩa là “lợn quay”, Moo Toon là “thịt lợn hầm” và Moo Warn là “thịt lợn ngọt”.
Những hình ảnh và video của Moo Deng không chỉ phủ sóng mạng xã hội xứ Chùa Vàng và còn thu hút đông đảo người hâm mộ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn thú Khao Kheow hiện đang đón 3.000-4.000 người mỗi ngày trong tuần và tới hơn 20.000 du khách vào cuối tuần, hầu hết đều xếp hàng chỉ để ngắm nhìn Moo Deng. Trước đó, số lượng khách trung bình mỗi ngày của vườn thú này chỉ rơi vào khoảng 800 người.
Tuy vậy, điều đáng buồn là Moo Deng và những người anh chị em là những cá thể cuối cùng của loài hà mã lùn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hà mã lùn (tên khoa học là Choeropsis liberiensis) ước tính chỉ còn dưới 2.500 cá thể còn sống. Giới khoa học đã phát hiện rằng, số lượng loài này đã suy giảm với tốc độ chóng mặt. Một cuộc khảo sát kéo dài nhiều năm ở một công viên quốc gia thuộc Bờ Biển Ngà phát hiện có 12.000 con hà mã lùn vào năm 1982; 5.000 con vào năm 1997 và 2.000 con vào năm 2011. Ngày nay, người ta rất khó tìm thấy loài hà mã này ngoài tự nhiên, thậm chí là ở khu vực Tây Phi – quê hương của chúng.
Moo Deng và mẹ tại vườn thú Khao Kheow, Thái Lan. Ảnh: BBC
Lý do hà mã lùn dần biến mất trên Trái Đất
Bản tính nhút nhát là một trong những lý do khiến các nhà thám hiểm rất khó tìm thấy dấu vết của loài hà mã này. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi hà mã lùn cảm thấy thoải mái nhất khi ở sâu trong rừng. Những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đến Liberia vào thế kỷ XIX đã viết trong nhật ký của họ rằng loài hà mã này chọn kiếm ăn vào ban đêm và ẩn mình dưới nước hoặc dưới thảm thực vật rậm rạp vào ban ngày. Nếu ai đó đi ngang qua khu vực mà chúng thường xuyên lui tới, loài hà mã này sẽ từ bỏ tuyến đường đó trong một thời gian cho đến khi “không còn ngửi thấy hơi người”.
Tình trạng phá rừng tràn lan và sự xáo trộn liên tục trong môi trường sống quen thuộc đã khiến số lượng loài này suy giảm mạnh, bởi chúng cần sự kết hợp giữa mô hình rừng rậm kết hợp với đầm lầy để tồn tại. Rừng Tây Phi đã mất hơn 80% diện tích ban đầu, khiến hà mã lùn không còn đủ không gian để tìm kiếm thức ăn, phát triển và sinh sản.
Hiện chỉ còn số ít hà mã lùn hoang dã tập trung ở những điểm nhỏ trong Rừng quốc gia Gola (Sierra Leone) và Công viên quốc gia Sapo (Liberia). Một cuộc khảo sát ở rừng nhiệt đới Gola và khu vực xung quanh cho thấy nhiều con đang ẩn náu trên đất canh tác cũ bên ngoài khu vực được bảo vệ.
Sản xuất ca cao có lẽ là nguyên nhân lớn nhất gây mất rừng, sau đó là khai thác vàng và khai thác gỗ không bền vững. Những hoạt động này hiện đang xâm phạm vào các khu bảo tồn rừng và thu hẹp nơi sinh sống của các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài hà mã lùn.
Những nỗ lực bảo tồn rừng trước đây đã thất bại. Các nhà hoạch định chính sách đã đề xuất nhiều phương án mới nhằm cải thiện tình hình này: bao gồm việc trao thưởng cho người dân cho các hành động bảo vệ môi trường, trao quyền cho các cộng đồng lâm nghiệp địa phương trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Điều này đi ngược lại với mô hình quản lý của nhà nước từ trên xuống, gây nên khá nhiều tranh cãi trong giới.
Cần bình đẳng trong bảo vệ môi trường tự nhiên
Trước khi bắt đầu công tác thực địa sâu rộng vào năm 2016, các nhà khoa học đã đán.h giá thấp giá trị của rừng Tây Phi, đặc biệt là khả năng lưu trữ carbon, được cho là giải pháp cho vấn đề nóng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân của sự lầm tưởng này là do rừng Tây Phi thường xuyên bị mây che, khiến việc quan sát từ vệ tinh trên cao trở nên khó khăn. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học phương Tây dường như đã bỏ bê khu vực này và dành nhiều sự chú ý cho các hệ sinh thái khác.
Đồng loại của Moo Deng không phải là những cá thể duy nhất phải đối mặt với nguy hiểm. Rừng Tây Phi là nơi sinh sống của hơn 900 loài chim và gần 400 loài động vật có vú – chiếm hơn 1/4 tổng số loài động vật có vú ở Châu Phi. Tương lai của chúng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn phá rừng tràn lan.
Việc đán.h giá thấp giá trị của rừng Tây Phi đã khiến chúng không được đưa vào danh sách ưu tiên phục hồi rừng toàn cầu. Thật đáng buồn khi tình trạng phá rừng vẫn tiếp diễn. Chỉ tính riêng năm 2022, Ghana đã mất 43.745 ha (gấp đôi diện tích của Manchester), tăng gần 70% so với năm 2021.
Mỗi cánh rừng nhiệt đới đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái toàn cầu, do chúng là môi trường sinh sống tự nhiên của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà quản lý và giới khoa học cho rằng, cần chính phủ cần xây dựng các kế hoạch chi tiết nhằm khôi phục hệ sinh thái rừng, bao gồm việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong việc trực tiếp tham gia vào quá trình này.
Vào tháng 12/2022, hơn 190 quốc gia đã thông qua “Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal” – một cam kết quốc tế nhằm bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Cam kết này bao gồm 23 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3, thường được gọi là “30×30″, kêu gọi các chính phủ bảo vệ và quản lý hiệu quả ít nhất 30% diện tích đất liền, vùng nước nội địa, vùng ven biển và vùng biển của thế giới vào năm 2030.
Mục tiêu này cũng chỉ ra mọi hệ sinh thái trên Trái Đất đều có vai trò bình đẳng và cần nhận được sự quan tâm như nhau, để ngôi nhà sinh học của Moo Deng cũng như nhiều giống loài khác sẽ không biến mất một cách đáng tiếc trong tương lai.
Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.
Một chú hà mã con ướt át mũm mĩm có đôi má ửng hồng đến từ vườn thú Khao Kheow thuộc tỉnh Chonburi (Thái Lan) đã dự đoán ông Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris qua màn lựa chọn trái cây.
Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chính xác ông Trump thành Tổng thống Mỹ .
Buổi dự đoán diễn ra vào ngày 4/11 tại vườn thú. Nhân viên tại đây mang ra 2 đĩa trái cây bằng bí đỏ. Bên trong có táo, cà rốt, thanh long, dưa hấu. Một đĩa khắc tên ông Donald Trump và đĩa trái cây còn lại có tên của bà Kamala Harris.
Video được đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy, cả hai đĩa trái cây được đặt trong chuồng của chú hà mã. Xung quanh là đám đông du khách hào hứng chờ đợi kết quả.
Hình ảnh từ video cho thấy, chú hà mã lùn chậm rãi bước tới đĩa trái cây có khắc tên ông Trump và thưởng thức luôn. Trong khi đó, mẹ của Moo Deng lại từ tốn nhai nốt đĩa còn lại.
Chú hà mã gần 4 tháng tuổ.i dự đoán chính xác ông Trump thành Tổng thống Mỹ thứ 47 (Ảnh cắt từ clip).
Ngày 6/11, hàng loạt các hãng truyền thông lớn của Mỹ đưa tin về việc ông Donald Trump đã đán.h bại bà Kamala Harris, giành đủ số phiếu tối thiểu 270 phiếu đại cử tri để trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Ngay lập tức, đoạn video về màn dự đoán chính xác của chú hà mã Moo Deng lại gây sốt. Cùng với đó, lượng tìm kiếm thông tin về con vật cũng tăng vọt.
Với đôi má ửng hồng, hai tai nhỏ xinh cùng vài chiếc răng sữa, hà mã lùn Moo Deng gần 4 tháng tuổ.i, trở thành hiện tượng mạng khiến nhiều người "phát cuồng" sau những video gây sốt trên mạng xã hội.
Sinh vào tháng 7/2024, tên của Moo Deng có nghĩa là "lợn nhảy" trong tiếng Thái Lan. Chú hà mã này là cháu của con hà mã nhiều tuổ.i nhất Thái Lan. Đó là hà mã Malee, 59 tuổ.i.
Hà mã lùn Moo Deng gây sốt trong thời gian qua nhờ vẻ ngoài đáng yêu (Ảnh: The Nation).
Những video ghi lại khoảnh khắc Moo Deng tắm nắng trong vườn thú, lăn lộn trên sân thu hút hàng triệu lượt xem. Cùng với đó, lượng du khách đổ dồn về vườn thú để tận mắt chứng kiến con vật ngoài đời thực cũng tăng vọt.
Ông Narungwit Chodchoy, giám đốc vườn thú Khao Kheow, tỏ rõ sự tự hào xen lẫn những bất ngờ khi chứng kiến lượng khách tới ngày một đông.
"Vào những ngày trong tuần hay đợt du lịch thấp điểm, tháng mùa mưa, chúng tôi chỉ đón khoảng 800 khách mỗi ngày. Nhưng từ khi có Moo Deng xuất hiện, lượng khách vào đợt thấp điểm cũng lên tới 3.000 đến 4.000 lượt. Cuối tuần, khách có thể tăng vọt lên 20.000 lượt. Hầu hết trong số đó đều có mục đích muốn nhìn thấy chú hà mã lùn này", vị giám đốc chia sẻ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đại diện vườn thú cho biết sẽ sắp xếp các dịch vụ đi vào quy chuẩn hơn để ngày càng nhiều người biết tới.
Là một trong những du khách tới vườn thú dịp này, bà Ekaphak Mahasawad, 45 tuổ.i, cho biết đã lái xe từ Bangkok lúc 6h30 và trải qua hơn 2 tiếng để tới đây cũng chỉ với mục đích nhìn thấy chú hà mã đáng yêu.
"Nhìn thấy Moo Deng trên mạng chưa đủ. Tôi muốn thấy nó bên ngoài trông như thế nào", bà Mahasawad vui vẻ nói.
Moo Deng thuộc giống hà mã lùn, có kích thước chỉ bằng một nửa so với loại hà mã thông thường. Loài hà mã này có nguồn gốc từ Tây Phi với tuổ.i thọ trung bình khoảng 27 năm.
Năm 2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã coi hà mã lùn là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một cuộc khảo sát do IUCN tiến hành năm 1993 cho thấy chỉ còn khoảng 2.000-3.000 cá thể này trên toàn thế giới.
Những ngôi nhà thách thức thần chế.t ở Bolivia 1/5 số ngôi nhà đã đăng ký ở Lapaz của Bolivia ở mức độ nguy hiểm cao hoặc rất cao do nằm trên vùng đất không ổn định. Nằm giữa những ngọn núi ở độ cao hơn 3.500 mét), La Paz có hơn 300 con sông và suối chạy ngang dọc, khiến đất đai trở nên không ổn định. Theo chính quyền thành...