Ngôi nhà trong hẻm ở Sài Gòn dùng gạch thông gió để tận dụng tối đa ánh sáng
‘ Nano House’ là mẫu nhà ống 3 tầng nằm trong hẻm ở TP.HCM được thiết kế 2 phòng ngủ có gác lửng đẹp cùng không gian thoáng mát.
Kiến trúc sư Phạm Thị Mỹ An chia sẻ, với một mảnh đất có diện tích 4×8m, mọi người hoàn toàn có thể xây dựng được một ngôi nhà 2 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi cho cả gia đình.
“Nano House” là mẫu nhà ống 3 tầng nằm trong hẻm ở TP.HCM được chị thiết kế 2 phòng ngủ có gác lửng đẹp cùng không gian thoáng mát.
Diện tích đất 4×8m nhưng không được vuông vắn. Tuy nhiên, từ chính sự không vuông vắn này, các kiến trúc sư đã tài tình biến hóa để giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho ngôi nhà. “Nano House” hướng đến các không gian chức năng nhằm tạo bầu không khí vui tươi, ấm cúng.
Với thiết kế có nhiều cửa sổ lớn và tường gạch thông gió, “Nano House” tạo nên cảm giác thoáng đãng cũng như giúp tận dụng tối đa nguồn sáng từ tự nhiên. Sự riêng tư và an toàn của công trình luôn được đảm bảo nhờ vào hệ gỗ trên mặt đứng.
Gam màu chủ đạo là trắng – nâu nhưng được điểm thêm các đồ dùng nội thất màu xanh và hồng, giúp tăng sự sinh động, trẻ trung cho ngôi nhà. Nhà phù hợp cho một gia đình trẻ 4 người. Nhà bao gồm 1 trệt, 1 gác lửng, hai lầu và 1 sân thượng.
Từ mặt tiền, mọi người thấy ngay cánh cổng độc đáo làm từ gỗ với nhiều gam màu nâu khác nhau. Trước cửa, kiến trúc sư đã bố trí thêm các khoảng không để trồng cây xanh. Điều này giúp tạo cảm giác tươi mát ngay từ khi khách bước vào nhà. Dọc lối vào là phần mái che gồm những thanh gỗ xếp song song nhau, vừa có chức năng cản bớt nắng, vừa giúp tạo điểm nhấn cho mặt tiền.
Cửa dẫn vào nhà được làm bằng kính giúp tăng khả năng lấy sáng và tạo cảm giác thoáng mát, rộng rãi cho ngôi nhà. Khi vừa bước bên trong, ta sẽ gặp ngay phòng khách với một bộ ghế sofa màu nâu đậm. Phía sau là phòng ăn và nhà bếp được thiết kế thông với phòng khách, giúp mở rộng không gian, “đánh bay” cảm giác tù túng, chật chội.
Tường bếp có màu xanh, trong khi hệ tủ màu nâu vừa tạo cảm giác trái ngược, vừa trung hòa lẫn nhau.
Bàn ăn cũng có màu xanh nhưng được điểm thêm bộ ghế xanh – hồng, giúp tạo cảm giác trẻ trung cho ngôi nhà ngay từ khi vừa mới bước vào.
Video đang HOT
Cầu thang dẫn lên tầng lửng được bố trí phía bên phải phòng ăn. Không gian dưới cầu thang được các kiến trúc sư tận dụng để làm kệ để sách. Gần cầu thang là một phòng vệ sinh.
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng được bố trí một bộ ghế sofa, một bàn trà, tivi và kệ sách. Gia chủ có thể tận dụng khoảng không gian này để làm nơi tiếp khách hoặc phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Phần trước của tầng gác lửng mẫu thiết kế nhà ống 4×8m 3 tầng này sẽ được thông với tầng trệt để giúp tạo khoảng không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Tại phần không vuông vắn của ngôi nhà, các kiến trúc sư đã tinh tế xây dựng không gian trồng cây bên ngoài phòng. Khu vực này sẽ thông với tầng hai và được bao bọc bởi các thanh lam dọc bằng gỗ, vừa có tác dụng điều hòa ánh nắng, vừa giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Tầng một là không gian rộng rãi với một phòng ngủ và một nhà vệ sinh. Phòng ngủ được bố trí hai giường, phù hợp để làm phòng trẻ em. Phòng có tông màu chủ đạo là trắng với phần ván lót sàn màu nâu nhạt sẽ tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái sau những ngày dài bận rộn. Phòng có một cửa sổ lớn, bên ngoài vẫn là các thanh lam dọc bằng gỗ giúp đón nắng vào phòng.
Tầng hai có một phòng ngủ và một nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khác với tầng một, phòng ngủ tầng hai được bố trí một giường lớn cho vợ chồng chủ nhà. Nhà vệ sinh ở tầng này cũng khác so với tầng một. Theo đó, nhà vệ sinh sẽ kết hợp nhà tắm với một bồn tắm cỡ vừa nằm ở góc. Tô điểm cho không gian này là những chiếc tủ màu hồng đậm được treo trên tường.
Mặt cắt 3D tổng thể nhà. Phần sân thượng được thiết kế rộng rãi, chiếm gần như trọn cả tầng.
Những mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp, đơn giản nhất
Giếng trời cuối nhà ống vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa mang lại nét thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu chưa có ý tưởng cho giếng trời nào của ngôi nhà thì bạn có thể tham khảo những mẫu sau.
Lợi ích của giếng trời trong nhà ống
Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng từ tầng mái đến tầng trệt của công trình. Ngôi nhà có thiết kế giếng trời sẽ giúp cho các không gian bên trong nhà đón nhận nhiều ánh sáng và gió hơn.
Với những ngôi nhà ống thì việc thiết kế giếng trời càng trở nên bức thiết hơn bởi đây là hạng mục sẽ giúp cải thiện môi trường sống cho gia chủ.
Giếng trời trong nhà ống có nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa)
Trước tiên, ưu điểm của việc thiết kế giếng trời cuối nhà ống đó là giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sinh hoạt. Tiếp đó, giếng trời giúp đối lưu không khí giữa các không gian bên trong nhà và môi trường tự nhiên.
Bên cạnh việc góp phần tạo nên vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời cuối nhà ống còn có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Vì được thiết kế nằm ở vị trí thông tầng nên khu vực giếng trời sẽ là nơi chịu sự thay đổi thời tiết quanh năm. Do vậy, khi thiết kế giếng trời cần phải đảm bảo không bị dột vào mùa mưa hoặc nắng chói chang vào ngày nắng.
Những mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp
Là một phần không thể thiếu trong thiết kế công trình nhà ở, giếng trời cần có kiểu dáng kiến trúc phù hợp và đồng nhất với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Sau đây là những mẫu giếng trời cuối nhà ống có thể tham khảo:
Giếng trời có mái che: Việc lắp thêm hệ thống mái che cho giếng trời cuối nhà ống sẽ giúp cho gia chủ linh hoạt điều chỉnh ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lắp đặt mái che cố định hoặc di động cho giếng trời.
Giếng trời có mái che. (Ảnh minh họa)
Mái che giúp gia chủ điều chỉnh cường độ ánh sáng từ giếng trời vào nhà. (Ảnh minh họa)
Cách âm cho giếng trời: Có cấu tạo giống như một bộ loa khuếch đại nên nhược điểm của giếng trời là âm thanh truyền đi xa. Để tiêu âm, giải pháp hiệu quả thường được các gia chủ sử dụng là tạo độ nhám, sần sùi trên các bức tường ở khu vực giếng trời.
Tường khu vực giếng trời được thiết kế sần sùi để tiêu âm. (Ảnh minh họa)
Trang trí tiểu cảnh tại giếng trời: Hầu hết những ngôi nhà ống có thiết kế giếng trời cuối nhà đều tận dụng khu vực này để trang trí tiểu cảnh. Có hai loại tiểu cảnh thường gặp là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Tiểu cảnh khô gồm cây xanh kết hợp với đá và hòn non bộ. Còn tiểu cảnh nước là mô hình thác nước hay hồ nước thu nhỏ có sỏi đá và cây xanh.
Tiểu cảnh khô tại một giếng trời cuối nhà. (Ảnh minh họa)
Giếng trời có tiểu cảnh nước. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi làm giếng trời cuối nhà ống
Với những giếng trời không có mái che, việc thoát nước ở khu vực giếng phải được chú trọng. Luôn ảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
Giếng trời có mái thì khi xây dựng phải có giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
Với giếng trời không có mái che, gia chủ nên chú trọng đến vấn đề thoát nước. (Ảnh minh họa)
Tại một số vùng, ngày hè nắng rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa. Nắng gắt chiếu trực tiếp ở giếng trời có thể làm cho một số hạng mục, đồ vật bằng gỗ dễ hư hỏng. Do vậy, ngoài mái che, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống rèm để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Nếu dưới giếng trời không phải tiểu cảnh thư giãn mà là không gian sinh hoạt, nơi thành viên trong nhà đi lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng ở phía trên để hạn chế nguy hiểm.
Hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Khi trang trí giếng trời, với những vật trang trí như cây cảnh treo hay đèn trang trí thì nên đặt trong tầm với, vừa thuận tiện trong việc chăm sóc vừa dễ sửa chữa.
Bí quyết giúp căn phòng không cửa sổ mà vẫn thoáng sáng Trong bối cảnh hiện đại hóa với những công trình nhà ống, nhà phố, thật không khó bắt gặp những căn nhà không có đủ khoảng không để bố trí được cửa sổ trong phòng. Cửa sổ là nơi hút nguồn sáng tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, cũng giúp cho căn phòng được ấm cúng hơn. Vậy nên nếu không có...