Ngôi nhà trình tường đẹp nhất cực Bắc
Ngôi nhà đã làm nền cho phim nhựa “Chuyện của Pao” do đạo diễn Quang Hải thực hiện đoạt giải Cánh diều Vàng từ năm 2006 cùng nhiều thành công rực rỡ. Nhưng hầu như, ít ai biết đến ngôi nhà trình tường cổ trứ danh ấy còn có những điều thú vị khác.
Không gian ngôi nhà trình tường với cửa gỗ, hiên đá, ngói máng
Biệt thự bằng… đất
Ngôi nhà trình tường cổ kính đó là của ông Mua Súa Páo ở xã biên giới Sủng Là (Đồng Văn – Hà Giang). Giữa vùng núi đá tai mèo như Hà Giang lại “mọc” lên một ngôi nhà bằng đất cao hai tầng thì quả là sự lạ. Điều ấy đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa mới trong tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc.
Ông Mua Súa Páo cũng là một người nổi tiếng và có vai vế ở Tây Bắc. Ông từng giữ chức Trung đội trưởng đội quân của Vua Mèo thời trước Cách mạng tháng Tám 1945. Người ta bảo, ông Páo võ nghệ hơn người, lại có sức khỏe phi thường, có thể một mình tay không đánh thắng hổ. Chính những khả năng ấy đã khiến “Vua Mèo” yêu quý và tin tưởng cho vời ra để giữ chức vụ cao nhất trong đội quân tháp tùng.
Có tiền, ông Páo thuê thợ giỏi nhất về xây dựng ngôi nhà trong mấy năm ròng. Ngôi nhà trình tường vững chãi 2 tầng với 3 dãy nhà ghép thành hình chữ U để lộ phần sân nhỏ lát đá tảng được đánh bóng cẩn thận. Bây giờ ở bản Lũng Cẩm Trên chỉ còn ông Mua Vản Sấu là còn nhớ được chuyện nhà ông Páo. Ông Sấu bảo: “Ngôi nhà của ông Páo thuộc loại đẹp nhất không đâu sánh được”. Ông Mai Bá Nin – Phó Chủ tịch UBND xã Sủng Là dẫn chúng tôi đi quanh ngôi nhà, chợt thấy một tấm đá nhỏ khắc dòng chữ tiếng Pháp. Hỏi ra, mới biết gia đình mới “khai quật” được ở góc chuồng lợn.
Từ ngôi nhà trình tường này, đi ngược ra sau leo lên một ngọn núi cao nhìn xuống mới thấy nó có giá trị nhất vùng cực Bắc. Giữa những làn sóng đá vôi xám ngoét, đen kịt dưới thung lũng, bên kia là nước bạn Trung Quốc, bên này là nhà cổ vững chãi như cột mốc trấn giữ vùng biên. Ngôi nhà trình tường cao hai tầng này theo lời ông Mai Bá Nin như là “điểm tựa” để cho bà con dân tộc nơi đây. Đó còn là điểm đến không thể bỏ qua của những người ưa khám phá vùng núi đá Hà Giang.
Ông Mua Sín Già và chiếc cối xay cũ
Tứ đại đồng đường
Qua lời ông Vàng Mỹ Tính – Trưởng bản Lũng Cẩm Trên thì gia tộc Mua Súa Páo thuộc hàng “danh gia vọng tộc” của người Mông ở Sủng Là này. Bản Lũng Cẩm Trên cũng chỉ có 2 dân tộc là Mông và Hoa sinh sống nên cả một vùng rộng lớn chỉ đếm được có 62 gia đình với 292 nhân khẩu.
Ngôi nhà cổ của ông Páo xếp vào hàng “tứ đại đồng đường”, năm 1979 con trai ông Páo là Mua Súa Vừ qua đời, một năm sau thì ông Páo cũng về với tổ tiên. Anh Mua Phái Tủa đứng ra gánh vác việc gia đình và lấy chị Ly Thị Chúa làm vợ. Anh Tủa thì cứ đi biền biệt, làm thuê ở vùng biên. Anh làm đủ thứ nghề, từ bốc vác đến thồ hàng, ai thuê gì anh cũng làm để có tiền nuôi vợ con.
Video đang HOT
Nhà giữa cùng sân với anh Tủa là nơi ở của ông Mua Sín Già. Chúng tôi bước vào phía trong, căn nhà được soi sáng bởi ánh lửa trong bếp ở gian bên cạnh. Ông Già thấy nhà có khách thì cười ha hả lôi chum rượu ra mời. Ông Già bảo: “Tao có 2 vợ cùng sống chung một nhà, vui lắm. Ở Sủng Là không ai được như tao”.
Theo quan hệ gia tộc, ông Già là cháu gọi ông Páo là bác ruột. Ông Già lấy vợ đã lâu nhưng không có con. Mấy năm vừa rồi, bà vợ cả đã đi tìm vợ hai cho chồng. Bây giờ, con cái đã đề huề, ông Già chỉ còn mỗi việc trông nhà và uống rượu để hai bà vợ lên nương trồng ngô, làm sắn.
Chị Ly Thị Chúa ôm con bên bậu cửa, hình ảnh quen thuộc của phụ nữ người Mông
Bảo tồn nhà cổ
Ông Vàng Mý Tính – Trưởng bản Lũng Cẩm Trên cho hay: “Ngôi nhà cổ của ông Páo là tài sản quý nhất của bản. Khách du lịch dưới xuôi lên, người Tây cũng đến ngắm nghía suốt ngày, nhưng không ai dám vào bên trong vì sợ phong tục, sợ bóng tối, sợ ngôi nhà bị sập, vì xuống cấp quá rồi”.
Chợt tôi nghĩ tới buổi nói chuyện trước đó với ông Lầu Mí Pó – Phó chánh văn phòng UBND huyện Đồng Văn. Ông Pó vui mừng thông báo về đề án xây dựng và phát triển bản Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là trở thành Làng văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu gắn với nông thôn mới.
Đứng ngay cạnh bờ rào được xếp bằng đá núi tai mèo bên cổng vào, ông Mai Bá Nin – Phó Chủ tịch UBND xã Sủng Là bảo: “Xã này đang được chọn làm xã điểm để xây dựng Nông thôn mới của huyện Đồng Văn, ngôi nhà cổ của ông Páo cũng sẽ được đầu tư, tôn tạo và nâng cấp để kết hợp làm làng văn hóa du lịch các dân tộc”.
Phía bên kia hàng rào đá, chị Chúa đang ôm đứa con nhỏ trong lòng, nghe lãnh đạo địa phương nói vậy thì nở nụ cười rất tươi. Chị bảo: “Ngôi nhà này được tôn tạo vững chãi như xưa là mừng rồi, ngôi nhà vẫn còn đẹp lắm. Khách du lịch dưới xuôi lên thăm, ai cũng khen ngợi. Họ bảo, ngôi nhà đáng giá tiền tỷ. Tôi không mong có nhiều tiền như vậy, chỉ mong làm sao ngôi nhà còn mãi với thời gian”.
“Nhà trình tường nói chung là một nét văn hóa đặc sắc của bà con dân tộc vùng cao. Nhà người Mông ở Sùng Là dù to hay nhỏ, dù mới hoặc truyền thống đều được xây 2 cửa, một chính và một phụ. Nhà cổ của ông Páo cũng thế, đó không chỉ là biểu hiện kiến trúc của người Mông mà còn mang giá trị tư tưởng, là chỗ dựa văn hóa của bà con dân tộc”, ông Mai Bá Nin – Phó chủ tịch UBND xã Sủng Là.
Theo ANTD
Những hủ tục ma chay "rùng rợn" chỉ có ở Việt Nam
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...
Hủ tục rùng rợn của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ
Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống
"Dọ-tơm-amí" là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên. Theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang bú sữa mẹ mà mẹ chết, thì đứa trẻ cũng bị kết tội "dọ-tơm-amí", hoặc sẽ bị chôn sống theo mẹ, hoặc sẽ bị mang bỏ mặc giữa rừng ma. Khi đó, đứa trẻ sẽ chết vì kiệt sức hoặc không thì cũng chết vì rắn độc cắn hoặc thú dữ ăn.
Người dân nơi đây thừa nhận hủ tục "dọ-tơm-amí" có thật chứ không phải lời đồn, nhưng hủ tục có tự bao giờ thì không ai biết. Đây là hủ tục truyền đời nên dù gia đình không muốn thì trẻ sơ sinh vẫn bị chôn theo mẹ. Áp lực từ phía dân làng, dòng họ khiến cha của đứa bé không dám đấu tranh bảo vệ con.
Một góc rừng ma ở Tây Nguyên. Ảnh minh họa.
Những người già từng chứng kiến tục "dọ-tơm-amí" giải thích, nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống nơi núi rừng xưa kia có nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Nếu mẹ chết, con không được bú mẹ rồi cũng sẽ chết đói và người ta tin rằng, chôn đứa bé về thế giới ma sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn. Chỉ vì suy nghĩ đơn giản, lạc hậu ấy mà trước đây, nhiều trẻ em bị chết oan. Còn những người từng chứng kiến cảnh hủ tục được thi hành thì không khỏi rùng mình sợ hãi.
Hủ tục kinh hoàng này cũng được tộc người Ma Coong sống dọc dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình lưu giữ ngàn đời nay. Hủ tục ấy bắt đầu bị xoá bỏ khi anh Nguyễn Diệu-một người dân tộc Kinh đến bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch lập thân.
Nếu sinh đôi, sẽ giết người sinh sau
Người J'rai ở Gia Lai quan niệm, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi. Nếu "chẳng may" sinh ba thì quả thật đó là một sự ghê rợn, là nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Vì thế, những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con. Để diệt trừ "tai họa" đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để "con ma" không còn biết đường quay về làng gây họa.
Cách đây hơn chục năm, chị Rơ Châm Thon ở làng Klă vừa hạ sinh 2 đứa con trai thì người dân trong làng kéo đến đòi đem đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Già H'Blâm liền chạy đến báo với ông Ksor Hoài - Trưởng công an xã lúc bấy giờ, đến can ngăn. Khi đó, hai người tới nơi thì may mắn, đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ, dân làng chưa kịp lấy đi.
Chị Siu Klơng (thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, Chư Prông) cũng suýt mất một cô con gái song sinh vì hủ tục lạc hậu.
Bằng mọi cách, già H'Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang "nung nấu" ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.
Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả hai đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Hai cậu bé Phót và Phét may mắn được cứu sống cũng chính là người "chặt đứt" hủ tục của người dân nơi đây.
Phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng
Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế. Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời mọc mới được khiêng người chết vào nhà. Hủ tục rùng rợn đó của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc... rời ra thì họ vẫn phải "cúng" cho đúng ngày, đúng tục.
Gần đây, người Mông không còn còn phơi xác người chết hàng chục ngày như xưa nữa, nhưng tục này vẫn được duy trì. Theo đó, tùy theo số con, cháu đông hay ít mà người sống giữ, phơi xác người chết từ 1-3 ngày rồi sẽ mang đi mai táng.
Người Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La) xưa kia cũng tồn tại hủ tục tương tự. Họ thường đặt xác người chết trên giàn, treo lơ lửng vách nhà cả nửa tháng để làm ma. Sau từng ấy ngày làm ma, không hề có phương pháp bảo quản, ướp lạnh nên xác phân hủy nặng.
Ám ảnh hủ tục "ma trùng"
Ở hai thôn Xuân Thiên Thượng và Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân bao đời nay còn lưu truyền một hủ tục rùng rợn, gọi là tục "ma trùng". Theo hủ tục này, khi không may trong họ tộc có người chết, trùng với thời điểm người thân đột nhiên sinh bệnh nặng, thì con cháu trong gia đình người bệnh sẽ chuẩn bị xăng dầu, cuốc xẻng đi xới tung mộ người chết để yểm bùa chú. Phải qua 49 ngày hoặc tròn một năm thì người chết mới có thể bình thản nghỉ ngơi, người sống không đổ oan cho người chết được nữa.
Việc canh chừng mồ mả vừa khiến người thân của người đã qua đời luôn lo lắng, bất an. Lực lượng công an xã và người dân phải nhiều lần phối hợp truy bắt, canh giữ nghĩa địa trước nguy cơ những người mê tín đào xới. Quan niệm lạc hậu này kéo theo hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng tới việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của người dân nơi đây.
Theo xahoi
Gia đình 4 người có 104 ngón tay, chân Cuối bản Ka Ai, thủ phủ của người Mày ở xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) là căn nhà sàn xập xệ của một gia đình vô cùng kỳ lạ. Lạ là bởi 4 người trong căn nhà ấy có tới 104 ngón tay, chân. Chủ nhân ngôi nhà này là một phụ nữ, chị Hồ Thị Keo. Thiên hạ...