Ngôi nhà thời gian 470m2 ở Kon Tum: Mọi ngóc ngách đều mang đậm phong cách kiến trúc nhiệt đới tiêu tán tài lộc, gia đình bất hòa
Pha trộn giữa nét cổ điển và hiện đại, ngôi nhà 470m2 ở vùng Tây Nguyên này là nơi lý tưởng để quay về, để thả mình vào hương cỏ cây và nắng vàng mỗi cuối ngày mệt mỏi.
Dự án tọa lạc tại thành phố cao nguyên Kon Tum – nơi được dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhà được xây dựng trên lô đất có diện tích 8,4×56m, trên trục đường tiềm năng. Vì mang đậm làn hơi của sự cổ điển, bất chấp dòng chảy thời không nên ngôi nhà có cái tên vô cùng cô đọng là “Time House” – Ngôi nhà Thời Gian.
Cửa vào
Trong khi các công trình kiến trúc khác ở địa phương đang dần mất đi bản sắc kiến trúc nhiệt đới, thậm chí mang tác động tiêu cực của tiếng ồn và khói bụi vào không gian sống, thì dự án này lại đi theo hướng ngược lại: Quan tâm đến những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và xã hội, đồng thời giữ cho phong cách kiến trúc địa phương không bị mai một.
Ngay trong môi trường hiện đại, gia chủ vẫn quyết định giữ lại giếng nước cổ đã có từ bao đời nay. Giếng nước nằm trong khung kính bên cạnh bàn ăn, góp phần tạo nên bầu không khí ấm cúng xung quanh chiếc giếng, đồng thời giúp kết nối con người với thiên nhiên lại với nhau, thắt chặt hơn tình cảm các thành viên trong gia đình nhưng không hề phá vỡ sự riêng tư của họ.
Chiếc giếng trong khung kính
Bên cạnh điểm nhấn thẩm mỹ là chiếc giếng nước được bao phủ bởi cây xanh, phòng ốc và các khu chức năng cũng được bố trí như một dòng chảy bất tận, tách biệt với không gian hỗn độn, ồn ào ngoài phố xá đông người kia.
Dãy phòng ở hành lang
Nội thất ở phòng khách và góc thư giãn đều làm bằng gỗ mộc mạc, góp phần đề cao phong cách đồng quê gần gũi, giữ nguyên bản sắc mà dự án theo đuổi.
Phòng khách thoáng khí
Video đang HOT
Góc thư giãn và tầng gác phía sau
Nhà bếp tối giản
Ngôi nhà sử dụng các không gian xanh trong nhà làm vùng đệm nhằm ngăn tiếng ồn và khói bụi một cách thông minh. Cấu trúc mặt đứng hai lớp không những giảm bớt tác động của bức xạ gay gắt trực tiếp từ phía Tây, mà còn đón được ánh sáng và gió tự nhiên vào không gian sống.
Nhà vệ sinh
Phòng ngủ
Khu chức năng đầu tiên là không gian sinh hoạt chung, bao gồm khoảng thông tầng lớn liên thông với không gian đọc sách và bàn thờ phía trên gác.
Căn gác rộng và thoáng khí luôn tràn ngập những tia nắng đổi hướng 24/24 khiến cả ngôi nhà trở nên sinh động và thu hút hơn. Việc sử dụng tường gạch mộc, gốm sứ thủ công kết hợp với gỗ tự nhiên và ngói âm dương giúp không gian trở nên thanh thoát và gần gũi hơn cả. Bằng cách nào đó, những vật liệu này đã phảng phất rõ màu sắc đặc trưng vùng cao nguyên này.
Một góc trên gác
Trước cửa các phòng riêng là một hành lang dài, mở ra không gian tĩnh tại hơn bao giờ hết với những mảng xanh mát mắt chạy dài dọc hết hành lang. Ở đây, ta lại bắt gặp một chiếc giếng nước cổ kính tô điểm thêm phong cách địa phương của dự án.
Lối vào hành lang nằm bên cạnh bàn ăn.
Hành lang
Hàng lang với thông gió chạy suốt giúp hấp thụ tối ưu ánh sáng và gió tự nhiên, không ngừng thanh lọc và làm mới không gian sống.
Hệ thống nan gỗ, gạch thông gió, giếng trời giúp phòng ốc và khu chức năng dễ dàng tiếp cận với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho từng không gian. Đi dọc hết ngôi nhà là một bãi cỏ lớn, có bàn ghế và lò nướng phục vụ cho những buổi tụ tập ăn BBQ cuối tuần, đồng thời cũng đủ rộng cho trẻ em vui chơi thoải mái.
Khu vườn sau nhà
Time House là sự hòa phối nhịp nhàng của không gian và thời gian. Mái ấm này kết hợp sử dụng vật liệu cũ – mới một cách khéo léo, xử lý vật liệu tự nhiên ở mức độ vừa đủ để không làm mất đi sự mộc mạc vốn có. Đúng như tên gọi, “Ngôi nhà Thời gian” như sợi dây vô hình kết nối hiện tại, quá khứ và tương lai lại với nhau. Sự chan hòa giữa con người với con người, sự gắn kết giữa con người với môi trường xung quanh chính là giá trị cốt lõi mà dự án đã cố gắng đạt được.
Nhà hướng Đông đặt bếp hướng nào cho hợp phong thủy, hút tài lộc?
Nhà hướng Đông đặt bếp hướng nào để đúng phong thủy và giúp thu hút tài lộc là băn khoăn của nhiều gia chủ khi xây dựng tổ ấm.
Thường các gia chủ sẽ nhờ thầy phong thủy xem, chọn hướng và kết hợp với kiến trúc sư bài trí phù hợp.
Nhà hướng Đông nên đặt bếp hướng nào?
Xét về phương vị, hướng Đông là hướng mặt trời mọc, xua tan đêm tối. Có ánh nắng mặt trời thì vạn vật mới sinh trưởng và phát triển, hướng Đông còn tượng trưng cho sự sinh tồn, niềm hy vọng, sự hưng vượng và tiến tới.
Vì là hướng hưng vượng nên không ít gia chủ khi xây nhà đã chọn hướng này. Theo phong thủy, hướng Đông thuộc hành Mộc, tượng trưng cho sức khỏe của gia chủ.
Tuy vậy, không phải cứ xây nhà hướng Đông là tốt. Theo các chuyên gia phong thủy, muốn biết nhà hướng Đông có tốt hay không phải dựa trên nhiều yếu tố như mệnh gia chủ, vị trí của ngôi nhà, kiến trúc và thiết kế xây dựng nhà.
Hướng Đông là hướng mang lại sự hưng vượng, nhưng nếu gia chủ muốn chọn xây nhà theo hướng này phải xem xét các yếu tố liên quan đến cung mệnh. (Ảnh minh họa)
Theo phong thủy Bát trạch, cùng với hướng Nam, Đông Nam và hướng Bắc, gia chủ có cung Chấn, Tốn, Ly và Khảm thuộc Đông tứ mệnh sẽ hợp với nhà hướng Đông.
Xét về vị trí, nhà hướng Đông có phong thủy vượng khi hội tụ các yếu tố như: Hướng nhà hướng ra biển hoặc có sông nước; hướng Đông cao, phía Tây thấp; hướng Đông có ngôi nhà nhỏ bằng 1/3 ngôi nhà; phía Đông của ngôi nhà không có các tòa nhà cao tầng khác chắn ánh nắng; hướng Đông của ngôi nhà có chỗ nhô ra không vượt quá 1/3 ngôi nhà.
Sau khi xác định được hướng Đông để xây nhà, vấn đề khiến không ít gia chủ lúng túng là đặt bếp hướng nào hợp phong thủy, hút tài lộc?
Để có không gian sống hoàn hảo, hướng nhà tốt phải được cộng hưởng với hướng bếp. Bởi bếp không đơn thuần là nơi nấu ăn hằng ngày cho cả gia đình mà nơi đây còn đại diện cho sức khỏe, tài lộc của gia chủ.
Theo quan niệm phong thủy, hướng nhà thường là hướng tốt theo quẻ mệnh của gia chủ. Nhà hướng Đông sẽ hợp với gia chủ thuộc Đông tứ mệnh. Trong Bát trạch, nhà hướng Đông thì nên đặt bếp ở hướng xấu trong Đông tứ trạch như hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
Việc đặt bếp ở những hướng này sẽ giúp cho lửa của bếp thiêu đốt đi những điều không may mắn. Trong các hướng bếp nói trên thì hướng Tây Nam để bếp nhìn về hướng Đông Nam để đón những điều may mắn.
Lưu ý khi thiết kế bếp cho nhà hướng Đông
Nguyên tắc đầu tiên khi đặt bếp là "tọa hung, hướng cát", tức phải đặt bếp ở hướng dữ và nhìn về hướng lành. Đối với nhà hướng Đông, không nên đặt bếp hướng Tây, bởi đây là hướng thuộc hành Kim, khắc với hành Hỏa của bếp. Đặt bếp theo hướng này cũng không tốt vì hướng bếp đối diện với cửa chính của ngôi nhà.
Không chỉ với những ngôi nhà hướng Đông, khi thiết kế bếp nói chung, gia chủ cần lưu ý một số nguyên tắc sau để vừa đáp ứng chức năng sử dụng vừa phù hợp phong thủy:
Không nên đặt bếp đối diện phòng ngủ: Bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng hằng ngày của gia đình. Quá trình nấu sẽ phát sinh khói, mùi dầu mỡ. Do vậy, nếu đặt bếp đối diện hoặc quá gần phòng ngủ mà không có giải pháp khử mùi, làm sạch không khí thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngủ trong phòng.
Trần nhà bếp không nên có xà ngang: Phong thủy có câu: "Dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao", nghĩa là đặt bếp dưới xà ngang thì người phụ nữ của gia đình sẽ bị bệnh tật, ốm đau. Ngoài bếp, cũng không nên đặt giường ngủ hoặc ghế sofa dưới xà ngang.
Nhà hướng Đông thì không nên đặt bếp ở hướng Tây. (Ảnh minh họa)
Tránh đặt bếp ở nơi nhiều hướng gió: Theo phong thủy nhà bếp, bếp phải được đặt ở nơi "tàng phong tụ khí", tức là nơi đặt bếp cần tránh có gió lớn để có thể tụ được những luồng khí tốt lành. Nếu nhà bếp có hướng nhìn thẳng ra cửa chính của ngôi nhà hay phía sau bếp có cửa sổ lộng gió thì sẽ gia chủ khó thăng quan, phát tài.
Nền nhà bếp nên thấp hơn nền nhà chính: Về khía cạnh chức năng, phòng khách thường được xem là không gian chính của ngôi nhà, còn nhà bếp là không gian phụ. Do đó, nếu sàn nhà bếp cao hơn sàn nhà chính thì sẽ làm đảo lộn vị trí không gian chính - phụ. Xét về phong thủy, việc đảo lộn này sẽ ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia chủ.
Tránh đặt bếp đối diện nhà vệ sinh: Là nơi diễn ra hoạt động nấu ăn hằng ngày của gia đình nên khu vực nhà bếp cần phải thoáng đãng, sạch sẽ. Nếu đặt bếp đối diện hoặc quá gần nhà vệ sinh thì những khí uế trong nhà vệ sinh sẽ làm ảnh hưởng đến không khí nhà bếp.
Bên cạnh đó, bếp thuộc hành Hỏa, còn nhà vệ sinh thuộc hành Thủy. Hai hành này khắc nhau nên nếu đặt gần nhau khiến cho tình cảm vợ chồng dễ xung đột, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
Không nên đặt bếp ở giữa nhà, không có điểm tựa: Trung tâm của ngôi nhà là nơi mạch khí, cần sự ổn định và yên tĩnh. Trong khi đó, bếp được xem là nơi mang nguồn năng lượng Hỏa. Do vậy, đặt bếp ở giữa nhà thì năng lượng của Hỏa sẽ phá vỡ sự yên tĩnh và ổn định của mạch khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thành viên trong gia đình.
Không nên đặt bếp quá gần bồn rửa: Bếp thuộc hành Hỏa, còn bồn rửa thuộc hành Thủy. Đặt bếp quá gần bồn rửa cũng như để Hòa và Thủy xung đột nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh và may mắn của gia chủ.
Lưu ý phong thủy cho phòng khách nhỏ giúp gia chủ đón tài lộc Phòng khách nhỏ vẫn cần tuân theo những quy tắc phong thủy. Vì vậy, cách trang trí phòng khách nhỏ hợp phong thủy mà lại đẹp là điều vô cùng quan trọng. Sắp xếp các đồ nội thất trong phòng không hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tài vận gia chủ. Phòng khách chính là trái tim, là trung...