Ngôi nhà thiết kế 2 lớp mặt tiền chống bụi ở Bình Dương
Ngôi nhà có diện tích 32 m2 ở tỉnh Bình Dương có thể tránh được khói bụi nhờ thiết kế mặt tiền hai lớp độc đáo.
BOUNDARY house được xây dựng trên khu đất có vị trí nằm giữa ba khu công nghiệp lớn thuộc tỉnh Bình Dương.
Dưới bất lợi chung từ bối cảnh, KTS AD studio xây dựng phương án thiết kế ban đầu là đóng kín công trình, cải thiện chất lượng môi trường sống bên trong.
Tuy nhiên, cách xử lý này lại mâu thuẫn với nếp sinh hoạt hướng ngoại của một số thành viên trong gia đình ba thế hệ với cuộc sống quen thuộc trong hẻm phố này.
Do đó, để ngôi nhà có phương án thiết kế hợp lý, KTS AD studio tập trung sử dụng từ khóa “đường bao”. KTS tạo ra những đường bao phương ngang và phương đứng. Đường bao phương đứng là ranh giới tiếp xúc giữa không gian bên trong và bối cảnh bên ngoài.
BOUNDARY house nằm giữa ba khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Ngôi nhà có diện tích 32 m2 nên đòi hỏi KTS có giải pháp tối ưu nhất.
Thay vì cách tiếp cận đóng kín ban đầu, một tấm màn che đặc-rỗng được sử dụng cho mặt đứng. Vách ngăn chia phía sau có chức năng như một lớp mặt đứng thứ hai, vách ngăn này còn kết hợp lõi cầu thang và hệ cây xanh nằm giữa.
Tổ hợp này tạo thành một cấu trúc hai lớp, có vai trò như một vùng đệm chuyển tiếp, giảm thiểu tác động bất lợi của môi trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả thông gió, lấy sáng. Đặc biệt giữ được tính tương tác giữa công trình và con hẻm trước nhà.
Mặt tiền được thiết kế nhiều gam màu gạch nung, từ đậm cho đến nhạt dần.
Video đang HOT
Mặt tiền ngôi nhà là lớp gạch nung che chắn, được sơn màu tùy theo góc độ để làm nổi bật ngôi nhà giữa khu công nghiệp.
Gạch đất nung, một loại vật liệu địa phương có khả năng tạo hình linh hoạt được sử dụng ở tấm màn che mặt đứng công trình.
Sự chuyển tiếp được thể hiện qua màu sắc và độ đặc-rỗng, tương ứng với ý đồ riêng-chung của các không gian phía sau, phân cấp theo độ cao và chức năng sử dụng.
Sự tương tác sẽ giảm dần ở những tầng cao nhất, nơi là phòng ngủ riêng tư của cặp vợ chồng mới cưới, là không gian làm việc sáng tạo của họa sĩ đồ họa đòi hỏi sự tập trung.
Với diện tích nhỏ nên cách bố trí nội thất phải tối giản nhất có thể.
Nếu đường bao phương đứng là cách giao tiếp giữa công trình và bối cảnh, thì đường bao phương ngang là cách giao tiếp giữa các không gian bên trong.
Sự tương tác của các thành viên trong gia đình sẽ nảy sinh qua khoảng trống giữa các bản sàn cao thấp khác nhau.
Thủ pháp này kết hợp với lõi thang dịch chuyển, vòng quanh công trình làm giảm nhận thức về từng phòng chức năng nhỏ hẹp. Tầm nhìn xuyên suốt qua nhiều không gian giúp hình dung một tổng thể bao quát hơn trong diện tích xây dựng giới hạn 4 x 8 m.
Một phần của phòng bếp nằm dưới cầu thang tận dụng được diện tích ngôi nhà.
Lối cầu thang vẫn đầy đủ ánh sáng vào ban ngày.
Ngoài ra, KTS thiết kế thông gió vừa mang lại ánh sáng và gió tự nhiên cho các không gian từ phòng khách – phòng ngủ – phòng bếp.
Phòng tắm đơn giản.
Vách kính ngăn lõi cầu thang.
Đây là không gian giải trí, là nơi chủ nhà (là một họa sĩ) tập trung làm việc với nhiều cây xanh.
Độc đáo ngôi nhà cha xây tặng con gái đầu lòng ở Bình Dương
Ngôi nhà mang cái tên mộc mạc: Gạo House - Nhà của Gạo là món quà tâm huyết mà một kiến trúc sư dành tặng vợ và con gái.
Ngôi nhà có diện tích sử dụng 90m2, nằm trên mảnh đất 130m2 tại Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Thiết kế bên ngoài của căn nhà đơn giản với mái chóp vuốt nhọn, kết hợp cùng cửa sổ hình chữ nhật.
Trước nhà có một lối nhỏ dẫn vào cửa. Buổi sáng nắng nóng thì lối nhỏ phát huy tác dụng là không gian đệm, chắn bức xạ và hạ nhiệt dần giữa hai không gian ngoài trời và trong nhà. Về chiều tà thì khoảng không này lại tạo thành luồng hút gió cho ngôi nhà.
Mặt tiền ngôi nhà nằm theo hướng Tây Nam nên rất nắng vào buổi chiều. Để khắc phục điều này, các KTS đã hạn chế số lượng và tiết diện của cửa sổ. Ngoài ra, để đảm bảo ánh sáng tự nhiên, hai giếng trời được bố trí bên trong, một nằm giữa bếp và phòng khách, một ở phía sân sau, đảm bảo ánh sáng và thông gió đầy đủ cho cả căn nhà.
Nhờ hệ thống giếng trời, ban ngày ngôi nhà không cần hỗ trợ của ánh sáng nhân tạo, tiết kiệm được điện năng.
Giếng trời, vừa là nơi tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên, vừa là cầu nối giữa hai không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi, tạo mối liên kết giữa những thành viên trong gia đình với nhau.
Tone màu chủ đạo của Gạo House là màu trắng sáng và xám xi măng, nhấn nhá thêm bằng màu xanh địa trung hải. Những màu sắc này tạo cảm giác sáng sủa, tươi mát cho ngôi nhà.
Trong nhà trang trí thêm vài chậu cây tạo mảng xanh, trong đó có 1 cây khế được đặt ở giữa giếng trời. Mùa hoa nở, cây khế tạo nên một góc thơ mộng cho ngôi nhà.
Dù ở không gian nào, căn nhà cũng ngập tràn ánh nắng và thông gió tự nhiên.
Phòng ngủ, theo quan điểm của team thiết kế - là nơi để thả lỏng tinh thần sau khi kết thúc một ngày dài, vậy nên tất cả những thiết bị phục vụ cho hoạt động làm việc, giải trí khác như tivi, laptop... đều được lược bỏ.
Thiết kế cửa vòm tạo điểm nhấn kiến trúc ấn tượng cho căn nhà
KTS kiêm chủ nhân của ngôi nhà bộc bạch, thiết kế ngôi nhà cho chính mình đôi khi còn khó hơn thiết kế cho khách hàng. Anh mong chờ đây sẽ là món quà ý nghĩa dành cho cô con gái đầu lòng để bé Gạo có một tuổi thơ bình yên, hạnh phúc.
Nhiều sáng tạo trong mùa dịch Covid-19 Dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho khắp các lĩnh vực. Tuy vậy, trong 'cái khó ló cái khôn', nhiều ý tưởng mới mẻ, thiết thực cho cộng đồng đã ra đời. Những chiếc kính bảo hộ ngăn giọt bắn cho các y bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong mùa dịch Covid-19 do bác sĩ Lâm làm ra - THANH...