Ngôi nhà phố dịu dàng bởi hương thơm của những gốc hồng rực rỡ trên ban công ở Quận 1, Sài Gòn
Ai có dịp đi ngang qua nhà chị Hiền, chắc chắn sẽ dừng lại để có thể được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của những gốc hồng rực rỡ, nở rộ trên ban công các tầng.
Chị Hiền đang sống cùng chồng và 2 con tại ngôi nhà phố quận 1, TP. HCM. Vì yêu hoa nên dù ban công ít nắng nhưng chị vẫn tạo nên vẻ đẹp rực rỡ nhờ cách chăm chút tận tâm, tận tụy của mình. Đối với chị, hoa hồng luôn là loài hoa đặc biệt với vẻ đẹp quyến rũ và ngọt ngào rất riêng. Bị mê hoặc bởi sắc màu và hương thơm của loài hoa này, đặc biệt là khi có dịp được ngắm những gốc hồng nở rực rỡ của bạn bè, trên các bài báo, chị Hiền như có thêm động lực để quyết tâm phủ kín “thảm hoa” cho mặt tiền của gia đình mình.
Chị Hiền yêu hoa và phủ kín các ban công bằng 50 gốc hồng.
Hoa hồng rực rỡ.
Những chùm hồng đẹp mê hoặc.
Không gian ngát hương hoa.
Những ban công rực rỡ.
Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc, hoa hồng chị trồng thường còi cọc, chậm lớn, thậm chí chết do mắc nhiều bệnh nhưng chưa được chữa trị đúng cách. Chị Hiền cho biết: “Cây mua ở nhà vườn sau khi mang về, mình cũng chăm đơn giản. Thời gian đầu do còn phân thuốc của nhà vườn nên cây vẫn nở hoa, tươi tốt. Tuy nhiên sau một thời gian, khi chế độ chăm không phù hợp, cây bắt đầu còi cọc, chậm phát triển. Lúc này, mình đã không quản khó khăn để tìm tòi, học hỏi từng chút một từ các anh chị em đi trước. Sau đó mình rút kinh nghiệm và tìm ra chế độ phù hợp với cây nhà mình”.
Một vấn đề khó khăn nữa trong quá trình trồng hồng, đó là ban công nhà chị Hiền khá ít nắng. Ban công hướng Đông, nắng sáng chỉ có 3 giờ nên hơi thiếu nắng cho hoa hồng. Chị Hiền tận dụng 4 ban công có diện tích 4×1,2m mỗi ban công để trồng khoảng 50 gốc. Chị Hiền thường ưu tiên chọn cây to khỏe, sắp đặt các chậu cây thông thoáng giúp cây phát triển tốt nhất.
Video đang HOT
Chị vừa chăm hoa vừa học hỏi thêm kinh nghiệm.
Theo kinh nghiệm của chị, vì ban công thiếu nắng nên chị ưu tiên chọn các giống hồng có thể thích nghi với nơi mát mẻ như Red Eden, Soeur Emmanuelle, Carey, Mac Spice, Tranquility, Eckart Witzigmann, Purple Ice Cream, Ramukan…
Bên cạnh đó, về đất trồng, chị Hiền học được công thức trộn bao gồm: lót 5 phân đất nung dưới đáy chậu, sau đó giá thể trộn chung với nhau theo tỉ lệ 40-40-20 (đất thịt hoặc đất đỏ 30-40%- 30-40% phân trùn quế hiệu SFARM- 20% đất nung và 10% các thứ các bạn có sẵn: vỏ thông, trấu hun….). Nếu không có thời gian, chị Hiền thường mua giá thể trộn sẵn của các nhà vườn uy tín.
Đối với chậu trồng, chị Hiền lưu ý nên chọn chậu phù hợp với kích thước của cây, có nhiều lỗ thông thoáng đảm bảo thoát nước tốt. Chậu nên kê cao trên gạch để tránh úng.
Về chế độ dinh dưỡng, chị ưu tiên dùng phân hữu cơ. Chị thường dành ngày cuối tuần để tranh thủ bón phân cho hoa hồng. Một số loại được chị chọn lựa là phân mầm, phân dê, phân cá, phân gà, phân đậu tương ủ, bánh dầu, neem cake… để bón xen kẽ cách nhau 7 – 10 ngày. Tùy vào mỗi giai đoạn để bón một loại phân phù hợp giúp cây phát triển tốt nhất.
Chị phun phòng bệnh bằng những loại thuốc không độc hại, thân thiện với môi trường.
Với thời tiết nắng nóng như Sài Gòn, chị Hiền thường tưới ít nhất 2 lần 1 ngày để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Chị Hiền lưu ý: “Không phải là chúng ta tưới máy móc mà chịu khó quan sát. Sáng tưới, nếu trưa có thời gian nên quan sát giá thể trồng có khô quá không, cào xuống vài cm thấy còn ẩm, hoa không bị rũ, ngọn không bị rũ là đủ nước. Nếu không phải tưới đẫm vào gốc, nếu chậu nhiều lỗ thoát nước thì không lo úng. Chiều tránh tưới lên lá, tránh tưới đêm vì cây dễ bệnh”.
Trồng hồng ở ban công, chị Hiền cũng thường thấy hoa hồng gặp một số bệnh phổ biến như bộ trĩ, nhện đỏ, nấm lá, rệp, phấn trắng… Ngoài việc phun xịt lá kỹ vào buổi sáng thì hàng tuần, chị phun phòng bệnh bằng những loại thuốc không độc hại, thân thiện với môi trường.
Ban công đẹp ngọt ngào.
Trong quá trình trồng, kinh nghiệm chăm cây, trị bệnh cho cây ngày một nhiều. Chị Hiền cũng cảm thấy vui hơn khi mỗi ngày, sở thích, niềm vui của mình được nhân lên gấp bội nhờ được chăm chút cho từng gốc hồng, giúp tổ ấm của mình luôn thoảng nhẹ hương thơm.
Theo afamily
Ban công ít nắng vẫn thơm hương hoa hồng trong ngôi nhà phố của mẹ hai con ở Quận 11, TP HCM
Vì yêu cây, yêu hoa nên khoảng mặt tiền dài đến 6m nhà chị Diệu Hiền (35 tuổi) được phủ kín hương sắc của thiên nhiên.
Ngôi nhà của chị Diệu Hiền ở quận 11, TP HCM luôn khiến những ai có dịp đi ngang qua phải ngước nhìn thật lâu. Chị là người yêu hoa, dù bận rộn với công việc, chăm hai con và gia đình nhưng khoảng diện tích ban công của mỗi tầng vẫn được chị chăm chút cẩn thận, phủ kín bởi hương sắc của các loại hoa, trong đó nhiều nhất là hoa hồng.
Chị Hiền chia sẻ rằng: "Chắc hẳn ai ngắm hoa hồng cũng bị mê hoặc ngay lập tức bởi vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm của loài hoa này. Mình cũng vậy, luôn có tình yêu đặc biệt với hồng. Lúc nào cũng bị mê hoặc bởi những ban công hoa hồng quyến rũ khi đọc các bài báo. Vì lý do ấy, mình quyết định tìm hiểu, đặt những giống hồng ưa thích".
Ngôi nhà có mặt tiền dài đủ để chị Hiền trồng khá nhiều hồng trên các ban công.
Vì ban công ít nắng nên chị lựa chọn các giống hồng phù hợp.
Không gian luôn ngát hương hoa.
Một góc rực rỡ với hoa hồng.
Vì chưa có kinh nghiệm trồng hồng nên khi mua các cây về, chị Hiền gặp khá nhiều khó khăn. Cây mua ở nhà vườn chị Hiền chăm theo cách mà mình biết. Cây thường đẹp một thời gian đầu do còn phân thuốc của nhà vườn. Tuy nhiên, sau thời gian trồng và chăm, chế độ chăm không phù hợp thường khiến cây còi không ra hoa và chậm phát triển. Trước khó khăn ấy, chị Hiền dành thời gian, kiên trì vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và áp dụng cho việc chăm hoa của mình.
Vì là nhà phố, một phần diện tích chị Hiền để trồng cây hoa leo, 4 ban công rộng 4x1,2m được chị đặt khoảng 50 gốc hồng. Ban công nhà chị Hiền ở hướng Đông, nắng buổi sáng chỉ có 3 giờ nên hơi thiếu nắng cho hồng. Chính vì thế, chị Hiền không cố trồng nhiều hồng mà thường ưu tiên chọn lựa cây to khỏe, đặt khoảng cách đủ thoáng để cây phát triển tốt nhất.
Mặt tiền với các ban công hoa của chị Diệu Hiền.
Bà mẹ hai con Diệu Hiền, chủ nhân xinh đẹp của những ban công hoa hồng.
Chị Hiền cho biết: "Vì ban công nhà mình thiếu nắng nên mình ưu tiên chọn những giống hồng có thể thích nghi được như Red Eden, Soeur Emmanuelle, Carey, Mac Spice, Tranquility, Eckart Witzigmann, Purple Ice Cream, Ramukan... Còn lại sẽ có một số điều cơ bản mà mình học hỏi được.
Về đất trồng:Mình học được công thức trộn giá thể như sau: lót 5 phân đất nung dưới đáy chậu (viên size to hơn viên bi), sau đó giá thể trộn chung với nhau theo tỉ lệ 40 - 40 - 20 (đất thịt hoặc đất đỏ 30 - 40% - 30 - 40% phân trùn quế hiệu SFARM - 20% đất nung và 10% vỏ thông, trấu hun... Nếu không có nhiều thời gian thì mình có thể mua giá thể trộn sẵn của các nhà vườn uy tín.
Về chế độ dinh dưỡng cho hồng mình ưu tiên sử dụng phân hữu cơ. Trong tuần mình sẽ dành ngày cuối tuần để bón phân cho hồng. Mình chọn phân mầm, phân dê, phân cá, phân gà, phân đậu tương ủ, bánh dầu, neem cake để bón xen kẽ nhau cách 7 - 10 ngày. Và tùy vào mỗi giai đoạn mình sẽ bón 1 loại phân phù hợp để cây phát triển tốt nhất. Tưới nước: Với thời tiết như Sài Gòn, hồng cần tưới ít nhất 2 lần 1 ngày. Thông thường tầm 6 - 8h sáng tưới 1 lần và 4 - 5h chiều tưới một lần và phun xịt mạnh lên lá để rửa trôi bớt những côn trùng nấm bệnh trên cây".
Chị Hiền lưu ý, trong khi tưới, chị luôn chịu khó quan sát. Sáng tưới, nếu trưa có thời gian, chị lại quan sát giá thể trồng có khô quá không, cào xuống vài cm nếu thấy còn ẩm, hoa không bị rũ, ngọn không bị héo là đủ nước. Nếu không phải tưới đẫm vào gốc, nếu chậu nhiều lỗ thoát nước thì không lo úng. Chiều tránh tưới lên lá, tránh tưới đêm vì cây dễ bệnh.
Trong quá trình trồng hồng, chị Hiền cho biết hoa hồng thường gặp một số bệnh phổ biến như bọ trĩ, nhện đỏ, nấm lá, rệp, phấn trắng... Để phòng bệnh cho cây, ngoài việc phun xịt lá kỹ vào buổi sáng thì hàng tuần chị phun phòng các bệnh. Chị ưu tiên dùng các loại không độc hại và thân thiện với môi trường. Ví dụ như ngừa trĩ bằng dầu neem, nhện đỏ tinh dầu cam, nấm lá dùng nano bạc...
Ngoài ra, chăm hồng cũng cần chú ý đến việc cắt tỉa cành. Chị Hiền quan sát cây mỗi ngày, vặt hết lá vàng lá đốm đen để tránh lây lan. Để có hoa đẹp một đợt hoa thì bỏ một đợt hoa tiếp theo, ngắt hết nụ hoa để cây dưỡng sức phát triển, đợt sau hoa sẽ đẹp hơn.
Hàng ngày, cuộc sống của chị Diệu Hiền tuy bận rộn nhưng mỗi sáng mai thức dậy, mở cửa ban công, được ngắm nhìn hoa hồng nở, chị cảm thấy có động lực hơn trong việc chăm hoa, làm đẹp tổ ấm.
Lam Thanh (Ảnh NVCC)
Theo thoidai
Choáng ngợp trước khu vườn trăm gốc hồng dịu dàng trong sắc nắng miền Trung Khu vườn đẹp mê man với những cành hồng rộn ràng tỏa sắc khoe hương, dường như khiến mọi người ngắm nhìn quên mất cái nắng nóng oi ả của mùa hè miền Trung. Chị Hồng Hạnh (Gia Lai) là một người phụ nữ yêu hoa, thích làm vườn. Mỗi ngày, ngoài công việc chính tại một Ngân hàng lớn cũng như chu...