Ngôi nhà ống hẹp ở Sài Gòn với mặt tiền ‘uốn cong’ vô cùng ấn tượng
Ngôi nhà ống có diện tích 60m2 ở Sài Gòn được thiết kế vô cùng ấn tượng khi mặt tiền được bao phủ bởi hệ thống lam hoa gió uốn cong mềm mại vừa tạo điểm nhấn cho công trình vừa đảm bảo an toàn và sự riêng tư cho gia chủ.
Với mong muốn ngôi nhà như một nơi trú ẩn bình yên và đảm bảo sự riêng tư sau mỗi ngày làm việc bận rộn của gia chủ, các kiến trúc sư thiết kế mặt tiền ngôi nhà vô cùng độc đáo với hệ song và lam hoa gió uốn cong bao phủ nhằm tạo điểm nhấn cho công trình và đảm bảo an toàn và sự riêng tư cần thiết.
Ngoài chức năng bảo vệ, hệ song còn đóng vai trò như giàn cho cây leo để làm mát và để mảng xanh bao trùm công trình.
Do không có nhu cầu nhiều về không gian sống trên tầng thượng nên ngôi nhà được làm thon dần lên để giảm diện tích của các tầng trên để tạo thành mặt tiền hình cong giúp cho ánh sáng tự nhiên len lỏi vào sâu trong ngôi nhà ống hẹp và dài này.
Tầng trệt gồm các không gian sinh hoạt chung như nhà bếp, phòng ăn và nhà vệ sinh chung…
Thiết kế phòng bếp đơn giản với hệ tủ kệ bằng gỗ màu sáng tạo cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà.
Video đang HOT
Cầu thang dẫn lên các tầng được thiết kế ở khu vực bố trí giếng trời.
Phía trong cùng tầng trệt kiến trúc sư thiết kế một phòng ngủ rộng rãi.
Ánh sáng, cây xanh đi sâu vào giữa căn nhà thông qua giếng trời.
Kiến trúc sư khéo léo đưa mảng xanh cho ngôi nhà với dàn cây dây leo buông rủ mềm mại.
Phòng tắm được thiết kế mở hướng ra khu vực giếng trời ngập tràn cây xanh giúp gia chủ có những phút giây thư giãn như hòa mình với thiên nhiên, khi cần kín đáo gia chủ sẽ kéo rèm xuống.
Không gian các phòng được thiết kế mở với hệ cửa kính cỡ lớn giúp gia chủ không có cảm giác bí bức, chật chội.
Hệ thống lam hoa gió với các viên gạch được sắp xếp theo mô hình không đều vừa đảm bảo an ninh, thông gió và nhấn mạnh thẩm mỹ.
Trên tầng thượng được bố trí làm nơi giặt là, phơi đồ. Ảnh: Thiết Vũ.
LÂM VỸ
Mắc 5 sai lầm này khi thiết kế giếng trời, gia chủ chỉ rước thêm "thiệt hại"
Trong thiết kế ngày nay, các gia đình thường đưa giếng trời vào không gian sống giúp ngôi nhà thoáng đãng và thoải mái hơn
Là giải pháp kiến trúc quen thuộc trong những ngôi nhà ống không có nhiều mặt thoáng, giếng trời (skylight) đem lại ánh sáng tự nhiên, giúp không khí lưu thông. Tuy nhiên, nếu tính toán không cẩn thận, giếng trời sẽ khiến nhà trở nên ngột ngạt, bức bối, gây phản tác dụng. Dưới đây là 5 sai lầm khi thiết kế giếng trời mà gia chủ cần tránh.
1. Thiết kế quá rườm rà, nhiều chi tiết thừa
Cần tránh vì quá nặng về trang trí mà quên mất chức năng cơ bản của giếng trời là thông gió, chiếu sáng. Nếu ngôi nhà đã đủ ánh sáng cần thiết hay giếng trời làm ảnh hưởng quá nhiều đến kiến trúc ngôi nhà thì nên hạn chế hoặc không thiết kế giếng trời trong nhà và sự sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Tránh thiết kế rườm rà, nhiều chi tiết và bộ phận vì một số thứ có thể ảnh hưởng đến chức năng lưu thông và chiếu sáng ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của bạn.
2. Tường giếng trời phẳng nhẵn
Bản chất giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Nếu mặt tường trong giếng trời làm trơn, phẳng sẽ khiến âm thanh bị vang, người ngồi tầng dưới nói chuyện, người tầng trên có thể nghe thấy, làm mất sự riêng tư. Do đó, mặt trong tường nên có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Đây cũng là thủ pháp trang trí cho khu vực thông tầng.
3. Không lưu tâm đến hệ thống thoát nước sàn
Nếu bạn muốn tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn cảnh trong nhà, bạn nên có một hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây nên tình trạng ứ động nước khiến cho mặt sàn bị ẩm và hư hỏng, ngoài ra còn khiến cho cây xanh dễ chết hơn.
Vì vậy việc làm hệ thống thoát nước là rất cần thiết hoặc mái che tại cổng giếng trời để hạn chế những điều kiện tự nhiên trong thời tiết mua quá nhiều hoặc nắng quá nhiều.
4. Mái che quá mỏng
Mùa hè ở một số vùng thường có nắng rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa khi mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời gây thừa sáng, chói lóa. Bởi vậy, sàn, cầu thang gỗ hoặc các đồ đạc trong khu vực này có thể bị phai màu sơn, hư hỏng. Chủ nhà nên lắp đặt thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
5. Hệ thống lan can thấp, khe hở rộng
Các khu thông tầng là khoảng không có chiều sâu hun hút nên gia chủ phải làm phần ngăn cách với giếng trời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Nếu sử dụng lan can, gia chủ cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cần thiết kế đảm bảo để trẻ không thể trèo qua phần ngăn cách này.
Loan Mạc (Tổng hợp) (emdep.vn)
Nhà ống 3 tầng có giếng trời giúp lấy gió và sáng Ngôi nhà ống vốn nằm trong một con hẻm nhỏ, bị nhiều công trình lớn bao quanh. Giải pháp đặt ra là sử dụng giếng trời, ngay cạnh cầu thang để lấy sáng. Phòng khách hướng ra khu vực sân trước để lấy sáng. Với chiều rộng 4m, sâu 20m, thật khó để ánh sáng tự nhiên có thể đi vào tất cả...