Ngôi nhà ngập hoa hồng, lãng mạn như cổ tích giữa phố Sài Gòn
Giữa phố xá chen chúc bê tông cốt thép, một ngôi nhà ngập tràn sắc hương rực rỡ của hàng trăm bông hoa hồng trên ban công ngay mặt phố khiến bất cứ ai đi qua cũng phải ngỡ ngàng.
Chị Diệu Hiền (quận 11, TP. HCM) có niềm yêu thích đặc biệt với các giống hồng ngoại. Sau một thời gian nghiên cứu về cách trồng, cách chữa trị những loại bệnh dễ mắc phải của loài hoa này, chị đã bắt đầu trồng nhiều giống hồng trên ban công và sân thượng. Sau 3 năm, sân thượng và ban công ngôi nhà chị Hiền đã ngập tràn màu sắc của hàng chục giống hồng ngoại tuyệt đẹp khiến bất cứ ai đặt chân tới đều phải ngưỡng mộ.
Chị Diệu Hiền hiện đang làm công việc nội trợ và phụ ông xã kinh doanh thêm. Mặc dù bận rộn công việc chăm sóc gia đình nhưng chị vẫn dành thời gian cho niềm đam mê của mình khi chị tự tay trồng và chăm sóc vườn hồng.
Với không gian sân thượng và phần ban công của căn nhà, chị sắp đặt khéo léo tới hơn 60 chậu hồng với đủ các loại giống. Những cây hồng được chị Hiền chăm sóc cây nào cũng tươi tốt, nảy mầm và cho ra hoa sai trĩu, giữ phom hoa chuẩn không kém những bông hoa nhập.
Vườn hồng nhà chị có hàng chục loại hồng ngoại từ hồng leo, hồng bụi tới các loại thân tree như Red Eden, Soeur Emmanuelle, Carey, Mac Spice, Tranquility, Eckart Witzigmann, Purple Ice Cream, Ramukan…
Chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa hồng, chị Hiền cho hay: “Hồng rất thích nắng ngoài yếu tố cần 3 giờ nắng trở lên thì nhất đất, hai chậu, ba giống còn phân bón chỉ là phần phụ cuối cùng. Cho nên mọi người cứ loay hoay bón cái gì cho cây khoẻ, kích cái gì cho mầm lên mà ko chú ý những phần chính thì cứ loay hoay mãi cây vẫn không phát nổi”.
Về việc trồng hồng ở không gian ban công chị Hiền cũng chia sẻ thêm: “Ở ban công ít nắng nên các bạn chỉ nên tưới xịt lá kỹ vào buổi sáng, nếu trời nóng quá thì chiều chỉ phun sương trên lá và phun trước 5 giờ. Chế độ bón phân thì giảm phân có nhiều đạm, ít nắng mà nhiều đạm cây dễ sinh bệnh. Sân thượng nhiều nắng gió thì tưới nước ngày 2 lần phun xịt lá kỹ sáng chiều. Che mát cho mặt chậu bằng rơm, vỏ thông… hoặc trồng những loại rau, hoa mà rễ ngắn vừa cung cấp oxy vừa mát cho bộ rễ hồng!”.
Video đang HOT
Cô con gái nhỏ của chị Hiền cũng rất thích chăm sóc vườn hồng cùng mẹ
Theo chị Hiền, ngoài những việc chính trên thì việc cắt tỉa cực kỳ quan trọng trong việc chăm hồng có ra hoa hiệu quả hay không. Khi hoa tàn đối với những dòng leo, cắt cành thì cứ canh từ hoa xuống 5-6 nách lá chọn ngay nách có mắt mầm đẹp nhất mà cắt. Dòng bụi thì cứ 2-3 nách lá hoặc chỉ cắt vỏn vẹn hoa khi kế đó mắt mầm đẹp.
Chia sẻ với báo Gia đình Việt Nam, chị Hiền tâm sự, sau hơn 3 năm chăm hoa, có khoảng thời gian chị stress đến mất ngủ vì hồng, nhưng may mắn nhất là tới thời điểm hiện tại, chị đã học hỏi được thật nhiều kinh nghiệm và có cách chăm phù hợp nhất cho vườn hồng của mình: “Nhiều lúc cực lắm nhưng vui. Nhìn thành quả là vườn hồng nở 4 mùa tươi tốt, chồng con thích thú ngắm nhìn là mình lại thấy hạnh phúc. Hạnh phúc nhất là được tự tay ngắt hồng mình trồng trang trí trong nhà hay tô điểm trong những dịp kỷ niệm quan trọng của gia đình”.
Vườn hồng đủ sắc màu gia đình chị Hiền
Mẹ Hà Nội chia sẻ bí quyết tự mua phụ kiện tạo nên vườn hồng đẹp mê ly ở ban công
Với tình yêu hoa hồng, chị Phương đã mày mò từ việc trồng, chăm hoa đến việc mua những phụ kiện để tạo góc ban công tuyệt đẹp với loài hoa mà mình yêu thích.
Khu vườn hồng ở ban công nhà chị Phương ở Hà Nội được sắp đặt khá hợp lý để có thể trồng được nhiều loại hồng mà mình yêu thích.
Vì thích trồng nhiều loại hồng nhưng khoảng diện tích ban công hạn chế nên chị Phương tìm cách sắp xếp không gian sao cho hợp lý.
Cũng chính vì thiết kế hợp lý, khoảng diện tích ban công vừa là nơi để mọi người trong nhà có thể tận hưởng hương thơm dịu dàng của hoa hồng vừa là nơi chị thỏa mãn niềm yêu thích với việc chăm và ngắm hoa.
Thông thường, khi mua hoa từ vườn về, những gốc hồng sẽ để ở trong chậu có sẵn, chống bằng que nứa và buộc dây thép hoặc dây nhựa.
Vì có một chút cầu toàn nên chị Phương chọn cách thay chậu trắng, chậu nâu bằng chậu Monrovia màu xanh lá để tạo vẻ đẹp đồng bộ, thay que nứa bằng que sắt xanh, cắt hết dây để kẹp bằng kẹp nhựa và gắn một cái tag ghi tên giúp chị tìm hiểu kỹ hơn về đặc tính của hoa hồng cũng như nhớ được tên hoa.
Chị Phương chia sẻ về việc mua chậu cây: "Mình thường dùng chậu Monrovia màu xanh lá. Loại này có cả màu đen nhưng mình cảm thấy màu xanh đẹp hơn, mang cảm giác tươi mới hơn. Mình ưng loại chậu này vì dưới đáy có 6 lỗ thoát nước, độ sâu vừa phải và rộng đều từ miệng xuống đáy, rễ tha hồ phát triển. Mình nên dùng chậu cân đối với kích thước cây là tốt nhất".
Ban công là nơi chị Phương trồng đủ loại hoa hồng.
Chị thiết kế khéo léo để các cây hồng có thể nhận nắng gió bên ngoài.
Bên cạnh chậu cây, chị Phương cũng ưu tiên việc mua tag ghi tên. Chị mua loại tag nhựa ghi bằng bút nhớ vĩnh viễn không phai. Loại tag này giúp chị không quên tên cây hồng, không sợ mưa nắng phai màu.
Để cố định các cây hồng, chị Phương còn mua kẹp nhựa, que chống. Với kẹp nhựa, chị đã dành nhiều ngày để tìm được loại kẹp ưng ý, đó là kẹp cà chua. Ưu điểm của loại kẹp này so với kẹp nhỏ kẹp hoa lan chính là vòng tròn thoáng hơn, không kẹp chặt vào cành mà vẫn chắc chắn, hạn chế việc gãy cành do ban công nhiều gió.
Với que chống, chị ra cửa hàng chậu hoa cây cảnh tìm mua que sắt xanh chống hoa lan để mang về chống hoa hồng thay que nứa vì một thời gian, que nứa dễ bị mốc và mủn.
Chị Phương sắp xếp các chậu cây phù hợp với diện tích ban công bằng giá treo. Chị tận dụng thanh lan can để treo thêm một hàng hoa. Nhờ "bí quyết" nho nhỏ này, các cây hồng treo lên được đón nắng gió nên phát triển đâm chồi, nảy nhiều mầm nhiều nụ vô cùng đẹp mắt.
Ngoài ra, chị Phương còn "sắm sửa" thêm dụng cụ làm vườn. Chị sử dụng xẻng xúc đất, kéo tỉa cành, bình tưới với bình xịt để xịt thảo mộc trị sâu bọ, cũng là để xịt nước mạnh để hạn chế nhện, trĩ cho hoa hồng.
Về bón phân và sử dụng thuốc trị bệnh cho hoa hồng, chị Phương chọn cách tránh xa các loại thuốc hóa học. Chị phun dầu Neem hoặc thảo mộc khiến nhện trĩ hút nhựa cây dính phải sẽ chán ăn và chết. Với phân bón, chị dùng đa dạng 2 - 3 tuần 1 lần bón một loại rắc xa gốc, luân phiên cả hữu cơ và vô cơ để cung cấp đủ chất cho cây hồng.
Chị Phương luôn chăm sóc, tìm hiểu cách trồng hoa bằng tất cả niềm đam mê của mình. Nhờ vậy khoảng ban công nhỏ của chị thêm đẹp hơn, rực rỡ hơn mỗi ngày với đủ loại hồng đua nhau khoe sắc, tỏa hương.
Ban công 3m phủ kín hoa hồng rực rỡ của mẹ trẻ ở Hà Nội Không gian ban công có diện tích hạn chế nhưng vì tình yêu với hoa hồng, chị Phương đã sắp xếp khéo léo để có thể trồng hoa, chăm hoa, ngắm hoa hàng ngày. Khoảng diện tích khá khiêm tốn ở ban công của căn hộ nhà chị Phương được phủ kín hoa hồng. Đối với chị, mỗi ngày sau khi đi làm...