Ngôi nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ gần gũi với thiên nhiên dành cho 3 thế hệ ở Hội An
Giữa phố Hội tĩnh lặng, dịu dàng, có một công trình đẹp nổi bật nhờ vẻ đẹp thân thiện với kiến trúc địa phương, gần gũi với thiên nhiên.
Căn nhà trong hẻm được kiến trúc sư Tô Hữu Dũng dành nhiều tâm huyết thiết kế, sáng tạo, vừa mang lại cảm giác gần gũi, tiện nghi cho các thành viên trong gia đình vừa hòa nhập với kiến trúc bản địa như mái dốc, cửa lam gỗ…
Kiến trúc sư Tô Hữu Dũng cho biết: “Ngôi nhà này nằm sâu trong một con ngõ nhỏ của phố cổ Hội An, một di sản văn hóa của thế giới.
Do đó khi thiết kế, chúng tôi bắt buộc phải tuân thủ theo một số quy định của thành phố về quy hoạch, kiến trúc và mật độ xây dựng để đảm bảo hài hòa với cảnh quan và môi trường của thành phố di sản”.
Căn nhà xây theo lối kiến trúc địa phương để hài hòa với không gian xung quanh.
Không gian ngập tràn cây xanh.
Ánh sáng cùng cửa xếp hài hòa với kiến trúc ngoại thất tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi nhà.
Góc đơn giản, ấm cúng của lối vào.
Không gian đẹp ấn tượng khi nhìn từ trên cao.
Căn nhà được xây nên “vừa vặn” dành cho nhu cầu và thói quen sinh hoạt của 3 thế hệ với 5 thành viên. Các khu vực chức năng vừa đảm bảo cuộc sống hiện đại nhưng vẫn gần gũi với môi trường. Dù không theo lối thiết kế cổ của phố cổ Hội An nhưng ngôi nhà vẫn mang nét đặc trưng cơ bản của kiến trúc bản địa.
Đặc biệt, tổ ấm có thành viên lớn tuổi là bố của chủ đầu tư do ảnh hưởng của bệnh tật nên rất cần một không gian yên tĩnh, riêng tư để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, việc đi lại đối với ông rất khó khăn nên cần bố trí không gian phù hợp với hoạt động thường ngày cũng như kích thích về tinh thần để ông luôn vui vẻ, lạc quan hơn trong cuộc sống.
Ở giữa có khoảng giếng trời đẹp tinh tế với cây xanh.
Không gian ngập nắng và gần gũi với thiên nhiên.
Tầng một được kiến trúc sư bố trí không gian sinh hoạt chính của cả gia đình. Giải pháp được đưa ra chính là bố trí khu vực tiếp khách, nơi nấu nướng và ăn uống có sự liên kết chặt chẽ với phòng ngủ dành cho bố mẹ cùng điểm nhấn là khoảng sân giữa. Ở khoảng sân này, kiến trúc sư khéo léo đưa cây xanh, nắng ấm và thật nhiều ánh sáng, gió trời để mọi góc nhỏ đều cảm nhận được sự thoải mái, thông thoáng cần thiết.
Video đang HOT
Đây là nơi mọi người yêu thích ngồi thưởng trà, đọc sách và thư giãn. Những giải pháp trong kiến trúc tuy đơn giản nhưng có thể giúp căn nhà thoát khỏi sự tối tăm, ẩm thấp, ngột ngạt. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh mà còn giúp các thành viên luôn thư thái, khỏe mạnh.
Từ các phòng đều tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh.
Góc thư giãn yêu thích của mọi người trong gia đình.
Khoảng sân và bầu trời đầy nắng.
Góc nhỏ hiên nhà được trồng nhiều cây xanh.
Góc ăn uống kết nối với phòng khách.
Không gian đầy đủ chức năng.
Góc nhỏ xanh tươi, đẹp mắt.
Khu vực phòng ngủ ở tầng 1.
Khu vực tầng 2 được kiến trúc sư bố trí phòng ngủ của vợ chồng và thêm phòng ngủ của con trai mới chào đời. Cả hai không gian nghỉ ngơi đều có những mảng cửa kính lớn nhìn ra giếng trời vừa để lấy sáng vừa tạo đối lưu không khí. Do đó những không gian này luôn giúp mọi người cảm nhận được sự tươi mới, vui vẻ.
Không gian ngập tràn ánh sáng tự nhiên nhờ những bức tường kính.
Tầng áp mái được phân chia hợp lý với phía trước là phòng thờ cùng với một khoảng sân được trồng nhiều cây xanh để giảm bớt cường độ nắng chiếu xuống sàn bê tông gây nóng cho tầng phía dưới. Đây là cách khá đơn giản mà hiệu quả giúp ngôi nhà chống nóng. Phía sau được bố trí thêm phòng ngủ để dự phòng cho mỗi lần bạn bè, người thân đến thăm nhà và muốn ở lại.
Góc nhỏ trên sân thượng cũng được kiến trúc sư lắp đặt sàn chịu nhiệt và góc trồng các loại cây lọc không khí. Không gian bình yên, ấm cúng đủ để mọi người đều cảm thấy yêu thích và háo hức ngay từ những ngày đầu sống ở đây.
Công trình được hoàn thiện với sự háo hức của các thành viên trong gia đình dành cho ngôi nhà mới chính là phần thưởng vô cùng lớn dành cho kiến trúc sư cùng các cộng sự.
Hình ảnh: Tô Hữu Dũng
"Phố cổ Hội An thu nhỏ" trong căn biệt thự đẹp bên sông thơ mộng
Biệt thự được thiết kế theo tiêu chí phải toát lên không khí và tinh thần không gian của Hội An nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại, đương thời.
Tọa lạc tại phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, căn biệt thự có diện tích 140m2 được xây dựng trên mảnh đất rộng 280m2. Công trình được đặt tên là "Hội An ơi" bởi sở hữu không gian mang đậm tinh thần vùng đất phố cổ.
Gia chủ mong muốn biệt thự phải mang được không khí và tinh thần không gian của Hội An nhưng vẫn toát lên hơi thở hiện đại và đương thời.
Kiến trúc sư Lê Viết Hội cùng các cộng sự quyết định xây dựng công trình có kết cấu đặc biệt, thể hiện đậm nét kiến trúc cổ Hội An.
Dựa trên ý tưởng từ cấu trúc nhà ống đặc trưng của phố cổ Hội An, gồm nhà trước, nhà cầu và nhà sau, kiến trúc sư thiết kế căn biệt thự thành tổ hợp từ 3 khối chính kết hợp với các khối phụ. Khối chính tương ứng với không gian ngủ, khối phụ tương ứng với nhà vệ sinh hay khu sinh hoạt chung. Tất cả kết nối với nhau tạo thành nhịp điệu thống nhất về mặt đứng và hòa hợp với bối cảnh địa phương xung quanh.
Biệt thự Hội An ơi nổi bật giữa khu phố với phần mái gạch ngói đỏ. Chiếc cổng nhỏ là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở Hội An được áp dụng vào thiết kế trong công trình này, tạo sự thân thuộc và gần gũi.
Kiến trúc sư sử dụng hệ cửa "Thượng song hạ bản" - nét đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Hội An vào công trình. Các thanh song có thể trượt kín lại, điều chỉnh việc thông gió và riêng tư cho căn nhà.
Tầng trệt của biệt thự được bố trí thành 2 khu vực là không gian công cộng và không gian ở, kết nối với nhau bằng không gian sảnh phụ và cầu thang.
Không gian công cộng gồm phòng khách, khu vực bếp và phòng ăn, được thiết kế mở tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng. Những chiếc đèn lồng được trang trí bắt mắt, vừa tạo điểm nhấn, vừa tỏa ra ánh sáng vàng làm không gian ấm cúng hơn, gợi nhớ đến những đêm rằm phố cổ.
Phía ngoài là hồ bơi bố trí dọc ngôi nhà, vừa giúp điều hòa vi khí hậu, vừa đóng vai trò làm nơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng cho các thành viên sử dụng khi cần.
Không gian ở là phòng dành cho gia đình được bố trí cuối khu đất, tách biệt khu vực sinh hoạt chung, đồng thời được mở rộng về phía sau để tạo nên khoảng hiên rộng.
Ở tầng 1 và tầng 2, mỗi tầng bố trí 3 phòng. Các phòng được ngăn cách với nhau bởi công trình phụ và không gian sinh hoạt chung. Giải pháp này giúp đảm bảo tính riêng tư, nhất là về vấn đề âm thanh, tạo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh.
Vì công trình nằm ven sông Thu Bồn nên các phòng đều được thiết kế có thể khai thác tối đa tầm nhìn hướng ra sông với hệ cửa kính lớn. Nhờ thế mà căn phòng luôn đón được làn gió trong lành từ ngoài thổi vào, giúp không gian trở nên thông thoáng, dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên.
Ở ban công mỗi phòng đều được thiết kế mái hiên, gợi cảm giác quen thuộc như nhà ở truyền thống xưa của người Việt. Giải pháp này cũng góp phần hạn chế nắng gắt và mưa tạt vào ban công.
Phòng ngủ được thiết kế nhiều cửa sổ lớn giúp lưu thông không khí, lấy sáng và đón gió hiệu quả.
Những chi tiết đặc trưng của kiến trúc Hội An như lan can con tiện cũng được lồng ghép vào công trình.
Vòm cong trong thiết kế nội thất được phát triển từ những đường cong của chiếc lồng đèn, giúp không gian có điểm nhấn và bớt đơn điệu.
Sự tương phản giữa tông màu trắng - đen của không gian và nội thất, nét hiện đại - truyền thống trong đường nét và kiến trúc tạo nên một tổng thể hài hòa.
Căn biệt thự đẹp lung linh khi lên đèn.
Ảnh: Hiroyuki Oki
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ Hội An, ngôi nhà vẫn ngập tràn nắng gió bởi tư duy thiết kế khoa học của kiến trúc sư Tổ ấm của một gia đình ba thế hệ là một ngôi nhà trong con ngõ nhỏ, bao bọc bởi cây xanh và nắng gió, khiến ai cũng phải tự hỏi giữa lòng phố cổ Hội An lại có một ngôi nhà xanh và đẹp đến thế. Ngôi nhà với diện tích 75m 2, giữa lòng di sản văn hóa thế giới -...