Ngôi nhà mẹ nhốt con điên
Nhiều năm nay, người làng Yên Cảnh, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) chứng kiến cảnh chị Cao Thị Hằng phải tự tay trói, giam cầm những đứa con của mình. Bởi chị Hằng sinh được bốn người con gái thì có ba người mắc bệnh tâm thần!
Hiện nay, hai trong số ba người con mắc bệnh ấy đang phải sống chung với dây trói và bị nuôi nhốt trong phòng hàng ngày.
Ba lần nghe tin sét đánh
Chị Hằng mở cửa phòng – nơi những đứa con của chị đang héo hắt từng ngày vì căn bệnh tâm thần.
Sinh con, mong con mạnh khoẻ, lành lặn trưởng thành là tâm nguyện của mọi bậc cha mẹ. Nhưng niềm vui giản dị ấy không phải ai cũng được hưởng.
Video đang HOT
Chị Hằng tâm sự: “Ba mươi năm trước tôi kết hôn với anh Ngô Ngọc Bài, rồi sinh được bốn người con gái, gồm: Ngô Thị Hường (sinh năm 1981), Ngô Thị Sử (1984), Ngô Thị Thành (1986), Ngô Thị Tâm (1990). Dù cuộc sống ở thôn quê còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vợ chồng tôi thật hạnh phúc khi có những đứa con xinh xắn.
Nhưng đến đầu năm 2002, tai hoạ bỗng dưng ập xuống gia đình tôi khi Sử – đứa con gái thứ hai chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì đổ bệnh. Sử kêu mệt, đau đầu, đang học thì ngã vật ra lớp. Tôi cùng chồng đưa con gái ra bệnh viện Tâm thần Trung ương để chữa trị, nhưng chỉ giúp Sử ổn định trong thời gian ngắn. Từ đó, Sử phải nghỉ học. Mất trí nhớ, Sử ngơ ngác không nhận ra người thân, hàng ngày đi lang thang…”.
Chưa hết bàng hoàng trước bệnh tình của Sử, năm 2003, Thành – người con gái thứ ba của chị Hằng (cũng đang học lớp 12) đột nhiên có những biểu hiện khác thường. Thành cười cả ngày không ngưng được với những cơn nấc sặc sụa. Chị Hằng lại một lần nữa đưa đứa con mới mắc bệnh đi bệnh viện khám mà trong lòng không khỏi lo âu nghĩ đến những điều chẳng lành.
Khi nhận kết quả khám bệnh của con từ tay bác sĩ, chị oà khóc trong nỗi đau tột cùng, vì Thành cũng mắc bệnh tâm thần! Thành la hét suốt ngày, nhiều lần cởi hết quần áo chạy lang thang ngoài đường. Nỗi đau chồng chất nỗi đau lên cuộc đời chị Hằng khi năm 2004, con gái út là Ngô Thị Tâm (khi đó đang học lớp chín) cũng đổ bệnh tâm thần. Trong một buổi học, cả lớp bất ngờ khi thấy Tâm chửi thầy cô giáo, bạn bè, rồi la hét hoảng loạn. Những lần lên cơn đau đầu, Tâm còn lao vào đánh, chửi cả mẹ mình.
Không người sẻ chia
Một đứa con tâm thần của chị Hằng bị trói, nhốt trong căn phòng lạnh lẽo.
Sau những năm tháng quá mệt mỏi với ba đứa con mắc bệnh tâm thần, chị Hằng đành nhốt hai trong số ba đứa con mắc bệnh trong căn phòng rộng chừng mười mét vuông. Hàng ngày, Thành và Tâm nằm ngơ ngác dưới nền nhà với vài tấm chăn mỏng đã thành màu đất và những sợi dây trói chằng chịt quanh người. Trên người Thành và Tâm, ruồi muỗi đậu kín đen, cùng mùi hôi nồng nặc toát ra từ căn phòng.
Chị Hằng cho biết: “Dù rất thương con, nhưng tôi không còn cách nào khác, đành phải dùng dây tự tay trói những đứa con mình lại, đem nhốt trong phòng. Mọi sinh hoạt của Thành và Tâm đều trong căn phòng nhỏ hẹp này. Đến bữa, tôi mang cơm vào cho con rồi dọn dẹp vệ sinh luôn. Dù đã nhốt con trong phòng kín, nhưng tôi vẫn phải dùng một sợi dây vải to, một đầu trói cả chân và tay Thành lại, đầu kia buộc vào chiếc đinh đóng trên vách tường.
Riêng Sử, dù bị tâm thần nhưng nhẹ hơn, chưa có hành động nào gây nguy hiểm cho người khác, nên tôi chăm sóc ở căn phòng ngoài, không phải nhốt như hai người em. Biết nhốt con như vậy là nguy hiểm, nhưng còn hơn cả ngày cứ phải thấp thỏm lo âu, sợ chúng gây hoạ cho người xung quanh”.
Được biết, sau khi ba đứa con bị mắc bệnh tâm thần, anh Ngô Ngọc Bài – chồng chị Hằng cũng bắt đầu có những biểu hiện không ổn định về tâm lý. Từ năm 2005 đến nay, anh Bài hay hành hung vợ vô cớ, nhiều lần anh cầm dao phá phách nhà cửa. Rồi anh Bài bỏ nhà đi lang thang, lâu lâu mới về một lần.
Cuộc sống gia đình của chị Hằng vốn đã khốn khổ giờ lại thiếu vai trò trụ cột của người chồng, người cha. Nỗi lo thường nhật càng đè nặng lên đôi vai gầy của người đàn bà chỉ biết đến nỗi buồn và nước mắt. Tôi hỏi chị Hằng mong muốn của mình, chị nói trong nước mắt: “Tôi chỉ mong những đứa con bị bệnh tâm thần của tôi được nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội, để chúng được chăm sóc và chữa bệnh tốt hơn…”
Theo An Bình
Sài Gòn tiếp thị
Kết án tù chung thân cho .. khỉ
Vừa được &'phóng thích' sau 1 năm giam cầm thì nó lại lập tức tái phạm hành vi &'quấy rối' nữ du khách để rồi nhanh chóng phải quay lại với bản án trung thân.
Nghịch ngợm và thích trêu ghẹo người khác là cá tính đặc trưng của loài khỉ; và cũng chính những hành động thú vị đáng yêu này khiến mọi người luôn dành cho chúng tình cảm trìu mến và thân thiện.
Tại hầu hết tại các vườn thú trên thế giới, khu vực &'mỹ hầu vương' luôn được xem như địa điểm lui tới đầu tiên của các em nhỏ và phụ huynh. Tuy nhiên, mới đây khách du lịch đã phát hiện ra một &'vụ án' vô cùng kỳ lạ ở Thiên Tân.
Ánh mắt đáng thương của chú khỉ "dại dột"
Chú khỉ 10 tuổi từ 2 năm nay đã bị giam cầm sau khung sắt chỉ vì thói quen tinh nghịch. Hành động hất váy trêu đùa một khách du lịch nữ bị ban quản lý &'quy tội' &'quấy rối' và thực hiện &'công cuộc' giáo dưỡng đặc biệt.
Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng thử thách, chú khỉ này không những không có dấu hiệu &'cải tà quy chính' mà còn liên tiếp tái phạm. Kết quả là sau khi trêu ghẹo 37 khách du lịch nữ, nó đã bị &'kết án trung thân' và không bao giờ được phép ra ngoài tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Khi biết được trường hợp trên, nhiều người đã phản ánh với ban quản lý và nhận được câu trả lời: "Cách đây 1 năm từng cho nó cơ hội sửa chữa nhưng vừa mới &'phóng thích' ra ngoài thì chú ta lại lập tức &'gây án': chạy tới đám đông khách du lịch nữ dở trò &'tốc váy'. Điều này làm ảnh hưởng đến những con vật cùng đàn nên chúng tôi lại phải nhốt nó lại".
HChâu (theo fiditour.com)
"Tai hoạ" nên tránh nơi công sở Quan hệ công sở tuy đơn giản mà lại vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Nếu chỉ vô tình "đắc tội" với cá nhân ai đó, dù là sếp hay đồng nghiệp đều "chuốc họa vào thân". Dưới đây là một số đối tượng bạn cần hết sức lưu ý. 1. Ngài sếp ưa nịnh, phiến diện Rất nhiều ông sếp xử...