Ngôi nhà mang tên Jasmine House
Jasmine House nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội – ngày xưa thuộc làng hoa Ngọc Hà. Giống như nhiều vùng đất xung quanh nội đô, nơi đây đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ…
Nhưng có một đặc điểm rất riêng, nhờ vào vị trí gần trung tâm thành phố và các trụ sở ngoại giao, khu vực dần trở thành nơi cư trú của một bộ phận không nhỏ những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Điều này đang tạo nên một sự thay đổi lớn về diện mạo và tính chất các công trình kiến trúc nhà ở nơi đây. Không chỉ còn là những ngôi nhà nhỏ với quy mô của một hộ gia đình, giờ đây xen kẽ là những toà nhà lớn hơn, để đón chào những người khách mới đến chung sống, đó chính là các toà nhà với những căn hộ cho thuê đang trở nên rất thịnh hành.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Jasmine House
Địa điểm: phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội
Chức năng: Nhà ở, căn hộ cho thuê
Diện tích xây dựng: 700 m2
Năm thiết kế: 2018
Năm xây dựng: 2018 – 2019
Thiết kế: Xưởng VUUV
Nhà thầu thi công chính: B-up construction
Ảnh: Tường Huy
Những thách thức được chúng tôi đặt ra trước khi thiết kế công trình:
Thứ nhất, đâu là lối sống mới cho loại hình căn hộ cho thuê, đặc biệt tại khu vực này?
Video đang HOT
Thứ hai, kiến trúc phải được thiết kế hiệu quả và sáng tạo đột phá để trở thành yếu tố quan trọng trong kinh doanh của chủ đầu tư.
Để trả lời những thách thức nêu trên, trước tiên chúng tôi nhận thấy các công trình căn hộ dịch vụ cho thuê thường gặp – chúng chỉ đơn thuần là các không gian cư trú khép kín cho những cá thể độc lập. Những người hàng xóm không biết nhau mặc dù sống trong cùng một tòa nhà, hoàn toàn không có sự chia sẻ. Đây là điều đáng tiếc, đặc biệt đối với người nước ngoài sống một mình tại nước sở tại.
Cũng có một dạng nhà ở thứ hai là mọi người chỉ có buồng ngủ riêng nhưng chung nhau phòng khách và bếp, điều này nhiều khi lại ảnh hưởng tới sự riêng tư của từng người. Với Jasmine House, chúng tôi mong muốn tạo ra một môi trường tích cực chung cho cộng đồng những người sống trong ngôi nhà. Mọi người hoàn toàn tự do lựa chọn cơ hội tương tác hay tìm cho mình thế giới riêng.
Với cấu trúc mạch lạc, chúng tôi tổ chức các lớp không gian khác nhau, từ không gian công cộng, không gian bán công cộng và các không gian riêng tư:
1. Phần đế công trình bao gồm tầng một và lửng được thiết kế dành cho không gian cộng đồng. Đây là một chuỗi các không gian mở và liên thông – nơi mọi người sống trong tòa nhà có thể gặp gỡ, chuyện trò, chia sẻ hoặc làm việc:
Không gian sinh hoạt chung tầng một với chiều cao 6.5m, kết nối với khoảng vườn sân trong và liên thông với tầng lửng.Tầng lửng là một không gian linh hoạt đa năng – nơi người trong toà nhà có thể tổ chức triển lãm, mở các lớp học kỹ năng hay những buổi nói chuyện chuyên đề…
2. Phần phía trên, từ tầng 2 đến tầng 7 là các không gian căn hộ khép kín. Các căn hộ cũng được thiết kế phát triển từ dưới lên trên với loại hình và diện tích thay đổi:
Tại tầng 2 và 3 là các Studio loại nhỏ.Tầng 4 là dạng căn hộ Apartment và tại tầng 5,6 và 7 là các căn hộ dạng Duplex (loại căn hộ thông 2 tầng).
Việc thay đổi đa dạng các loại hình căn hộ giúp cho những người khách cư trú có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một không gian phù hợp nhất. Mỗi căn hộ dù lớn hay nhỏ đều được thiết kế đầy đủ tiện nghi, tràn ngập ánh sáng và thông thoáng tự nhiên.
Ngoài những không gian cơ bản như: bếp, phòng ăn khách, phòng ngủ và WC, mỗi căn hộ còn được thiết kế một khoảng ban công. Phần ban công này được chúng tôi tổ hợp giữa không gian trong và ngoài nhà, nơi vừa là không gian nghỉ ngơi thư giãn, cũng là không gian đọc sách, không gian cây xanh…
Đối với các căn hộ phía đằng trước, ban công là các phần không gian mở rộng ra ngoài nhà, thì với các căn hộ đằng sau, ban công được thiết kế “lơ lửng” trong khoảng không gian vườn thông tầng của tòa nhà.
Đây cũng chính là các không gian “bán công cộng” – thiết kế tách biệt cho từng căn hộ nhưng lại khéo léo để người sống tại các căn hộ liền kề có thể liên hệ với nhau qua những tán cây xanh.
Về mặt khí hậu, những chiếc ban công này giống như một lớp không gian đệm, bảo vệ không gian chính trong căn hộ khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng hướng Tây.
Về phần đồ nội thất trong công trình, chúng tôi đã thiết kế để khai thác sự khéo léo của thợ thủ công Việt Nam từ những vật liệu cơ bản như: granito, sắt, gỗ…
Nội thất từng căn hộ có cá tính riêng, các chi tiết đồ nội thất đa dạng nhưng lại có chi phí đầu tư hợp lý. Các nét cong được nghiên cứu trong nội thất cũng được biểu hiện ngoài mặt tiền, tạo nên một ngôn ngữ đặc trưng cho công trình.
Sự hoài niệm về một làng hoa truyền thống của Hà Nội được chúng tôi đưa vào công trình một cách tinh tế. Những khoảng cây xanh được tạo ra một cách tối đa, xuyên suốt công trình.
Từ hàng hiên lối vào nhà đến khoảng vườn sân trong, từ ban công các căn hộ đến khu vườn trên mái…và ngay cả màu sắc hay tên của từng căn hộ cũng là những sự trân trọng của chúng tôi dành cho mảnh đất lịch sử này!
Xem thêm hình ảnh công trình tại đây:
Nguồn: Xưởng VUUV
BT: Le Trinh
Theo kienviet.net
Tp.HCM: Cao ốc hơn 5.600 tỷ bị "cắt phăng" 8 tầng
UBND Tp. HCM vừa có thông báo chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch và phương án kiến trúc dự án Tháp SJC thuộc khu tứ giác Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành, quận 1).
Cụ thể, giảm chiều cao công trình giảm xuống còn 199,8m với việc "cắt phăng" 8 tầng, từ 54 tầng xuống còn 46 tầng; chuyển chức năng văn phòng - khách sạn - thương mại dịch vụ - căn hộ bán và cho thuê thành chức năng văn phòng - khách sạn - thương mại dịch vụ - căn hộ cho thuê.
UBND Tp. HCM cũng cho biết, với sự điều chỉnh này, toà tháp không còn chức năng căn hộ bán.
Theo quy hoạch trước đó, Tháp SJC gồm 54 tầng cao và 6 tầng hầm với tổng mức đầu tư sau thuế ước tính là 5.633 tỷ đồng. Dự án tọa lạc tại trung tâm Sài Gòn với 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Trung Trực - Lê Lợi. Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Dự án được thành phố giao cho Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn làm chủ đầu tư sau đó được chuyển giao lại cho Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương.
Sài Gòn Kim Cương được thành lập vào năm 2007 để thực hiện đầu tư khu phức hợp SJC Tower. Doanh nghiệp này có 4 cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Tuy nhiên, sau đó cổ đông của công ty có thay đổi. Hiện Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Tp.HCM nắm 40%, sổ cổ phần còn lại do 2 công ty liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nắm giữ là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star (42%) và VIPD Group (18%).
Báo cáo tài chính năm 2016 cho thấy, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương chỉ có doanh thu 253 tỷ đồng trong khi chi phí vận hành doanh nghiệp lớn khiến công ty rơi vào thua lỗ 32 tỷ đồng. Trước đó, năm 2015 công ty đã lỗ 19,2 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết năm 2016, công ty lỗ hơn 200 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2016 tổng cộng tài sản công ty hơn 407 tỷ đồng, giảm gần 70 tỷ đồng so với đầu năm; vốn chủ sở hữu còn hơn 382 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu hơn 586 tỷ đồng.
Theo Vneconomy
Động lực để giữ gìn, đảm bảo địa bàn xanh sạch đẹp Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện Mệnh lệnh 02 của Giám đốc CATP Hà Nội, việc đảm bảo TTGT-ĐT trên địa bàn phường Cống Vị, quận Ba Đình từng bước đã hóa giải được "điểm nóng", nhiều tuyến phố khang trang, sạch đẹp. Lực lượng CAP Cống Vị tuyên truyền nhắc nhở người dân không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường...