Ngôi nhà lụp xụp ở Châu Đốc lột xác ngoạn mục nhờ KTS Nhật Bản, view rộng bao la bước đến đâu “chill” đến đó
Đây là thiết kế vừa hiện đại vừa mang đậm nét văn hóa của vùng đất Châu Đốc.
Nguồn cảm hứng thiết kế
Đặt tại một địa điểm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7 tiếng di chuyển bằng xe buýt và phà đường dài, thị trấn Châu Đốc thơ mộng đã hiện ra êm đềm bên cạnh dòng sông Mê Kông.
Nhìn theo một cách tổng quan, hầu hết những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng với những cột đá hoặc bê tông làm phần chống, nối tiếp phía trên là những khung gỗ chắc chắn định hình không gian trong nhà và cuối cùng được bao bọc bởi những lớp tôn mỏng nhẹ.
Toàn bộ khung cảnh ngôi nhà nhìn từ phía ngoài
Do đặc thù của môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nơi đây, các ngôi nhà đều được xây với phần cột cao hơn để tránh nước lũ và phù hợp với văn hóa. Với phong cách sống ngồi bệt trên sàn nhà, có thể thấy được phần nào nếp sống cũng như sự gần gũi của người dân vùng miền Tây sông nước.
Kiến trúc mang đậm nét văn hóa địa phương
Một mặt trái ngược ở trong cấu trúc cũ của ngôi nhà, đó là phần lớn người dân khu vực này đều không sử dụng phần không gian tầng 1 do ảnh hưởng từ nước lũ. Chính vì thế, nó đã trở thành nơi chứa rác thải hoặc những đồ vật không còn sử dụng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà và đặc biệt còn gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, hơn nữa khiến cho ngôi nhà mất đi một phần không gian sống. Những ngôi nhà thì lại có trần quá thấp, thiếu hệ thống cách nhiệt và khả năng thông gió kém do cửa sổ quá nhỏ. Tất cả những điều trên đã góp phần khiến cho chất lượng sống của người dân trở nên tồi tệ hơn.
Hình ảnh ngôi nhà trước khi được “F5″ hoàn toàn
Tuy nhiên phần khung kiến trúc cũ của ngôi nhà cũng đã thể hiện được sự thông minh của người dân khi phải “sống chung với lũ” suốt nhiều năm liền. Và đó cũng chính là điều mà kiến trúc sư cần phải gìn giữ khi bắt tay vào phù phép cho ngôi nhà.
Kiến trúc sư người Nhật Bản Shunri Nishizawa đã rất hào hứng khi thấy cấu trúc ban đầu của ngôi nhà: “Chúng tôi cảm thấy nguồn tham vọng rất hấp dẫn khi lần đầu đến thăm kiến trúc ban đầu của họ. Chúng tôi đã cố gắng đáp ứng theo phong cách sống phong phú với nguồn ánh sáng mặt trời vô tận, thật nhiều cây xanh và được thông gió tự nhiên.”
Kiến trúc độc đáo nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống
Với những thử thách được đặt ra cho nhà thiết kế, mục tiêu chính của họ là phải tận dụng tốt những vật liệu, kỹ thuật mộc và phương pháp xây dựng của người dân địa phương.
Video đang HOT
Khoảng không gian mở của ngôi nhà gắn kết trực tiếp môi trường bên trong và bên ngoài
Điểm độc đáo đầu tiên, đó là những bức tường phía trong của ngôi nhà đã được hoán đổi với các vách ngăn bằng kim loại có thể di chuyển dễ dàng, thuận tiện mở ra các không gian mới cho phép gia đình có thể di chuyển tự do trong không gian sống, tạo ra một môi trường sống “gắn kết và rộng rãi”.
Vách ngăn có thể mở ra đóng vào linh hoạt, tạo ra không gian mở cho ngôi nhà
Mái nhà cũng được đảo hướng dốc truyền thống, sẽ tạo thành hình dạng cánh bướm khi các tấm tôn được đẩy ra bên ngoài. Thiết kế này giúp tăng tính kết nối trực quan giữa không gian trong và ngoài ngôi nhà, có thể nhìn thấy được toàn cảnh thiên nhiên và cuộc sống phía xa.
Phần mái nhà “cánh bướm” cực độc đáo
Với mục tiêu tận dụng tốt những vật liệu cũng như kỹ thuật mộc của người dân địa phương, các bức tường bao quanh được đúc từ bê tông được thiết kế với những nét chạm nổi với hoa văn tre đan, mô phỏng hoàn hảo kỹ thuật thủ công của vùng đất Châu Đốc.
Kiến trúc sư Nishizawa cho rằng: “Đó là một điểm nhấn quan trọng với chúng tôi trong việc bảo tồn truyền thống vùng miền và tinh thần văn hóa bên trong ngôi nhà.”
Những bức tường được mô phỏng theo phong cách tre đan truyền thống của địa phương
Những bức tường được mô phỏng theo phong cách tre đan truyền thống của địa phương
Các không gian xung quanh ngôi nhà đều mang một vẻ hoài cổ với rất nhiều cây xanh được đặt khắp nơi, khiến toàn bộ môi trường sống trở nên dễ chịu và hài hòa hơn.
Cây xanh phủ mát cả không gian ngôi nhà
Không gian sống cực rộng rãi nhưng vẫn đem lại cảm giác gần gũi, ấm áp
Cây xanh phủ mát tất cả không gian ngôi nhà, từ bên trong ra bên ngoài
Đối lập với tông màu trầm ấm phía trong, nhìn từ bên ngoài “Nhà ở Châu Đốc” vẫn khoác lên mình vẻ xanh mát, hòa vào với khung cảnh thiên nhiên bát ngát ở vùng đất An Giang thơ mộng. Đây được xem là công trình cải tạo vừa khiến ngôi nhà lột xác hoàn toàn, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống sẵn có của địa phương.
Nhìn từ phía ngoài, ngôi nhà vẫn vô cùng khớp với khung cảnh thiên nhiên miền Tây sông nước
Ảnh: Hiroyuki Oki
Starbucks - Thương hiệu cà phê gắn liền với kiến trúc độc lạ của từng quốc gia
Với châm ngôn "mỗi người, một cốc, một vùng lân cận", nhiều cửa hàng Starbukcs đặc biệt trên thế giới ra đời với lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là phù hợp với văn hóa của từng quốc gia.
Starbucks là thương hiệu cà phê hàng đầu trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng bởi những ly cà phê chuẩn vị.
Cửa hàng Starbucks còn ghi điểm trong mắt khách hàng bởi những thiết kế cửa hàng vô cùng độc đáo, ở mỗi địa phương khác nhau sẽ mang một phong cách kiến trúc khác nhau.
Một lý do giúp Starbucks Coffee nổi tiếng toàn thế giới, có mặt và phát triển tại hơn 65 quốc gia là tính "nhập gia tùy tục". Phong cách thiết kế quán cafe StarbucksConcept ra đời là vì thế. Có thể thấy các Starbucks tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đa số được thiết kế theo phong cách này. Đây là một "môi trường" độc đáo để các nhà thiết kế của Starbucks thỏa sức sáng tạo, khám phá và cải tiến, tạo nên những cửa hàng Starbucks riêng biệt, "độc nhất vô nhị", không nơi nào có được.
Đến với mỗi quốc gia, Starbucks lại có những thiết kế cửa hàng mang màu sắc, bản sắc, tinh thần và văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Từ ngoại thất, nội thất cho đến đồ décor, trang trí,... tất cả đều mang những hình ảnh đặc trưng của địa phương, giúp khách hàng cảm thấy gần gũi, thân thuộc, từ đó mà yêu thích, ghé đến Starbucks nhiều hơn. Tuy vậy, phong cách thiết kế Concept vẫn sẽ giữ được những nét hiện đại, sang trọng trong thiết kế đạc trưng của thương hiệu.
Ví dụ như cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc là sự pha trộn giữa những cái mới của Starbucks và những nét kiến trúc cổ xưa. Hay như những cửa hàng Starbucks ở Nhật Bản được thiết kế nằm trong những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản. Hay như quán café Starbucks tại Al Seef - Dubai gây ấn tượng với thiết kế mái lá, tường nứt, đậm văn hóa Trung Đông,...
Ở mỗi quốc gia khác nhau, Starbucks lại có những thiết kế cửa hàng mang một màu sắc riêng biệt và độc đáo. Đặc biệt, khi đến Al Seef Dubai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cửa hàng Starbucks thiết kế theo phong cách "mái lá" cũ kỹ.
Tọa lạc tại một trong những khu phố cổ nhất Dubai, thiết kế của cửa tiệm Starbucks này cũng mang đậm phong cách truyền thống địa phương để giữ gìn nét văn hóa lâu đời.
Nhìn từ bên ngoài, trừ logo nhãn hiệu mang hơi hướng hiện đại, mọi thứ đều đậm chất Trung Đông như tường màu đặc trưng của cát sa mạc hay mái che bằng lá cây. Cửa tiệm tận dụng hành lang làm khu ngoài trời cho khách ngồi.
Dù trông có phần cổ kính và cũ kỹ nhưng tiệm vẫn cực kỳ ảo diệu cho những ai có sở thích chụp hình "sống ảo". Ngoài ra, một mặt của tiệm Starbucks này có view ra bến du thuyền nhộn nhịp. Với thiết kế độc đáo, đây chắc chắn là điểm đến bạn phải ghé check-in khi đến du lịch Dubai.
Một kiểu thiết kế khác cũng gây ấn tượng không kém cho tín đồ Starbuck tại Đài Loan bởi không gian làm từ container độc đáo. 29 thùng container tái chế đã được sử dụng tạo nên một quán cafe đẹp nhiều tầng có cấu trúc bất đối xứng với tone màu trắng chủ đạo.
Công trình này được thiết kế bởi Kiến trúc sư người Nhật Kengo Kuma - người đã thiết kế Starbucks Dazaifu ở Fukuoka, Nhật Bản, sử dụng 2000 dùi cui gỗ mỏng để tạo ra kiểu nội thất bằng những thanh gỗ bắt chéo nhau.
Bằng cách xếp chồng các container, Kengo Kuma đã tạo nên không gian với kiến trúc nhiều tầng có mặt kính và được sơn trắng. Cách xếp chồng này lấy cảm hứng từ các tán lá cây cà phê và vòm xô truyền thống của Trung Quốc kết hợp với các khung phân lớp đặt giữa cột và xà ngang dưới mái hiên của các cung điện và đền thờ lịch sử. Các tầng lửng được sử dụng để kết nối không gian nội thất.
Phía bên trong tạo được không gian ấm cúng. Nội thất gỗ được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó còn có những mẫu bàn ghế kim loại hay sofa. Mỗi phòng đều có phong cách trang trí khác biệt với tone màu nâu gỗ làm chủ đạo. Chỉ cần đi qua một hành lang tráng men là bạn đã có thể thưởng thức đồ uống trong các gian phòng lót gỗ ấm cúng hoặc ở các bàn thấp và băng ghế trong các thùng container.
Ban ngày quán cafe sử dụng ánh sáng mặt trời thông qua những ô của kính, khả năng khuếch tán ánh sáng của màu trắng. Không gian nhờ đó êm dịu và thoáng mát. Hệ thống đèn để bàn dùng để thắp sáng vào buổi tối./.
(Nguồn ảnh: Tổng hợp từ Internet)
Ngôi nhà quanh năm mát mẻ nhờ thiết kế mái cong lưu thông gió tự nhiên ở Sơn La Mái nhà được thiết kế uốn cong tạo thiết kế kiến trúc độc đáo, tăng gió tự nhiên giúp không gian bên trong quanh năm mát mẻ. Ngôi nhà nằm trên sườn đồi với phía trước nhìn ra sông Mã. Với mặt bằng dốc, kiến trúc sư Trung Trần đã tìm ra các giải pháp phù hợp nhất với địa hình cũng như...