Ngôi nhà hơn trăm cột của phú hộ xưa ở miền Tây
Ngoài nét cổ kính, ngôi nhà hơn trăm tuổi của phú hộ xưa ở miền Tây còn độc đáo khi có 120 cột nhà làm bằng gỗ quý.
Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) được xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau 5 năm
Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa. Ông Hoa vốn là một phú hộ, thành viên hội đồng quản hạt vùng Chợ Lớn đồng thời cũng là hương sư làng Long Hựu. Với lòng đam mê nghệ thuật, ông Hoa đã bỏ ra một số tiền khá lớn để hình thành công trình này
Nhà có chiều ngang 21m, dài 42m được xây dựng trên một doi đất cù lao rộng lớn mà ngày xưa được gọi là Long Hựu thôn, tổng Lộc Thành, tỉnh Chợ Lớn
Ngôi nhà có 120 cột, trong đó có 68 cột chính, những cột còn lại nhỏ hình vuông. Trong 5 năm xây dựng ngôi nhà này, ông Hoa phải mất 2 năm làm nền móng và 3 năm tập trung chạm trổ hoa văn nội thất
Ngôi nhà được các nghệ nhân ở Huế thực hiện theo kiểu nhà rường Huế pha lẫn một chút sắc thái của địa phương miền Nam tạo thành một tác phẩm độc đáo
Nhà trăm cột có mặt tiền hướng về phía tây bắc, cột, kèo được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, mun, gõ… Các bộ phận kết cấu chính như trính kèo đều chạy chỉ và uốn cong
Video đang HOT
Những họa tiết, chạm khắc trong ngôi nhà rất tinh xảo
Nhà được chia ra làm 2 phần, nhà chính gồm 3 gian nơi để tiếp khách, thờ phượng và 2 chái dùng trong sinh hoạt ăn ở nấu nướng
Những vật dụng trong nhà có tuổi đời cả trăm năm và đều làm bằng gỗ quý
Mái lợp ngói âm dương
Khu vực nhà dưới làm nơi ngủ của gia đình. Hai dãy nhà hai bên là nhà bếp. Ở giữa hai dãy nhà bếp còn có sân được thiết kế để phơi lúa
Hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ (70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa). Chồng bà ngỏ là cháu nội của ông Hoa nhưng cũng đã mất cách đây nhiều năm. “Ngôi nhà này đã trải qua 6 đời sống ở đây, giờ tôi trông coi chính. Các con cháu cũng cố gắng giữ gìn những gì cha ông để lại. Năm 1997, ngôi nhà được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia”, bà Ngỏ nói
Trải qua thời gian, một số hạng mục trong ngôi nhà cổ cũng xuống cấp, các tường xuất hiện nhiều vết nứt
Theo Danviet
Ngôi nhà cổ kiến trúc Huế có hơn trăm cột ở miền Tây
Ngôi nhà hơn trăm tuổi ở Long An ngoài nét cổ kính theo kiểu nhà rường Huế còn độc đáo khi có 120 cột nhà bằng gỗ quý.
Ở bờ sông Vàm Cỏ Đông (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) có di tích Nhà Trăm Cột, là ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1901.
Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa, là hương sư của làng Long Hựu, tinh Gia Định, sau đó làm hội viên Hội đồng quản hạt Chợ Lớn. Vì thế mà tên gọi thủa ban đầu của nó là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả
Việc xây dựng và trang trí nội thất ngôi nhà do nhóm thợ từ làng Mỹ Xuyên - làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Huế - thực hiện trong 3 năm. Mặt chính nhà quay về hướng Đông Bắc, quanh nhà có sân rộng dùng để phơi lúa, bột.
Ngôi nhà ngang 21 m, dọc 42 m, diện tích 882 m2 tọa lạc trong khu vườn rộng hơn 4.000 m2. Nhà có kiểu chữ "Quốc" với ba gian, hai chái mang phong cách nhà rường Huế ở miền Tây sông nước.
Ngôi nhà có 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ.
Cột và các kết cấu gỗ khác cũng như đồ dùng trong nhà được làm bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, mật, gõ đỏ... hiện còn khá vững chãi. Từng cặp cột cái nối liền với nhau theo chiều ngang nhà và được đóng chặt bằng một thanh gỗ xuyên ngang.
Không gian mặt tiền là nơi trang trọng nhất. Ở đây được trang hoàng lộng lẫy với việc sắp đặt bài trí các nơi thờ phượng, bàn ghế, tranh liễn, đèn trang trí... đều có từ khi nhà mới xây.
Hành lang, hiên và nền nhà được lát gạch Tàu, không gian rộng rãi hướng ra khu vườn rộng nên luôn mát mẻ. Cửa chính và các cửa sổ có song hình con tiện, bản gỗ.
Vật dụng quý giá trong nhà đều có tuổi đời cả trăm năm, hầu hết làm bằng gỗ quý. Trong đó, giá trị nhất là bộ trường kỷ đặt ngay gian chính để trà nước tiếp khách hàng ngày.
Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản... đều được chạm khác tỉ mỉ, công phu mang các đề tài cổ điển như "tứ linh (long -lân - quy - phụng)", "tứ tiết (mai - lan - cúc - trúc)", các mô típ thể hiện Phúc - Lộc - Thọ...
Phần mái được lợp ngói âm dương đặc trưng.
Nhà dưới dùng để bố trí phòng ngủ và vật dụng sinh hoạt của gia đình. Phần sau là hai dãy nhà bếp với một sân trong của ngôi nhà.
Chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là bà Bà Trần Thị Ngỏ (70 tuổi, cháu dâu đời thứ ba của ông Trần Văn Hoa).
"Ngôi nhà này đã trải qua sáu đời sống ở đây, giờ tôi là người trông coi chính. Con cháu vẫn cố gắng gìn giữ từng nét kiến trúc, kỷ vật của ông bà để lại. Năm 1997, nhà được công nhận di tích lịch sử quốc gia nên có chi phí để bảo tồn, không bị xuống cấp nhiều", bà Ngỏ cho biết.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Tài xế vứt gỗ quý ngổn ngang giữa phố rồi lái xe tẩu thoát Khi lực lượng chức năng truy đuổi, áp sát, tài xế liền giật chốt, lật gô quy ngổn ngang xuông đương phố rôi lái xe tâu thoat. Chiều 22.11, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai) cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử...